CẶP ĐÔI NAM/ NỮ VÀ QUYỀN DIỄN GIẢI LỊCH SỬ TRONG TRUYỆN NGẮN LỊCH SỬ CỦA NGUYỄN HUY THIỆP
Một trong những mục đích viết của nhà văn là khẳng định sự độc lập về văn hóa. Nhưng bản sắc văn hóa
Việt Nam là một vấn đề khá phức tạp, chủ yếu được định nghĩa bằng một chuỗi những phủ định, tùy theo
thời kỳ. Khi khẳng định sự độc lập văn hóa với Trung Hoa, văn học cải biến những chuẩn mực của văn học
Trung Hoa để thích nghi với đời sống văn hóa Việt Nam. Và khi tiếp nhận văn hóa phương Tây – cụ thể là
văn học Pháp – đồng thời khẳng định sự độc đáo của mình, văn học tiếp tục cải biến những chuẩn mực của
văn học phương Tây. Nói cách khác, bối cảnh văn hóa Việt Nam, được thiết lập qua nhiều thế kỷ bằng sự
tiếp xúc và chống đỡ giữa người bị đô hộ với kẻ đô hộ, người bảo vệ đất nước với kẻ xâm lược, đã tạo nên
một nền văn hóa “động” – “động” theo cái nghĩa là phải không ngừng nỗ lực “viết lại” và “nhận thức lại”
những quy chuẩn góp phần tạo nên chính bản sắc của mình. Trích dẫn quen thuộc của Nguyễn Huy Thiệp,
“Cộng đồng Việt là một cộng đồng mặc cảm”, từ một góc độ nào đó, có thể được hiểu theo nghĩa này.
Tải xem TẠI ĐÂY
Nguồn thư viện số
Một trong những mục đích viết của nhà văn là khẳng định sự độc lập về văn hóa. Nhưng bản sắc văn hóa
Việt Nam là một vấn đề khá phức tạp, chủ yếu được định nghĩa bằng một chuỗi những phủ định, tùy theo
thời kỳ. Khi khẳng định sự độc lập văn hóa với Trung Hoa, văn học cải biến những chuẩn mực của văn học
Trung Hoa để thích nghi với đời sống văn hóa Việt Nam. Và khi tiếp nhận văn hóa phương Tây – cụ thể là
văn học Pháp – đồng thời khẳng định sự độc đáo của mình, văn học tiếp tục cải biến những chuẩn mực của
văn học phương Tây. Nói cách khác, bối cảnh văn hóa Việt Nam, được thiết lập qua nhiều thế kỷ bằng sự
tiếp xúc và chống đỡ giữa người bị đô hộ với kẻ đô hộ, người bảo vệ đất nước với kẻ xâm lược, đã tạo nên
một nền văn hóa “động” – “động” theo cái nghĩa là phải không ngừng nỗ lực “viết lại” và “nhận thức lại”
những quy chuẩn góp phần tạo nên chính bản sắc của mình. Trích dẫn quen thuộc của Nguyễn Huy Thiệp,
“Cộng đồng Việt là một cộng đồng mặc cảm”, từ một góc độ nào đó, có thể được hiểu theo nghĩa này.
Tải xem TẠI ĐÂY
Nguồn thư viện số