[FONT=Times New Roman,Times, serif]Cũng giống như Bóng của Hoàng Nguyên – Đoan Trang, tôi đọc Cáo già, gái già và tiểu thuyết diễm tình của Dương Thụy một cách tình cờ, thật tình cờ – dẫu trước đó, tôi đã được giới thiệu nhiều về cuốn sách này nhưng chưa có dịp khám phá. Cáo già, gái già và tiểu thuyết diễm tình là món quà sinh nhật tôi vừa tròn cái tuổi rực rỡ nhất của đời người, ấy vậy mà bạn lại tặng quyển sách này. Có lẽ theo như bạn, trong cái hương xuân mơn mởn của đời người ấy, tôi thật sự đã già và thành cáo rồi chăng ? Khó hiểu, không biết được…[/FONT]
[FONT=Times New Roman,Times, serif]Tôi thật sự ấn tượng về nhan đề cuốn sách, có cái gì đó vừa rõ ràng, huỵch tẹt nhưng cũng có một điều gì đấy gây tò mò, bí ẩn và khiêu khích. Tôi đọc, đọc thật chậm, đọc để biết và khám phá. Và thật sự là tôi đã chìm đắm vào một thế giới riêng của sách với biết bao cung tầng của xúc cảm. Đi hết chiều dài cuốn sách, một thế giới trầm buồn, lắng đọng của tâm trạng, của cuộc sống mở ra với biết bao điều cần phải ngẫm và nghĩ. Nhiều lúc thấy đau đớn, tuyệt vọng nhưng đôi khi cũng rạng ngời hạnh phúc. Song trong niềm hạnh phúc vừa lóe lên ấy ta lại thấy chúng bị bao vây và bị nuốt chửng bởi nỗi buồn và sự bất an xâm chiếm. Một vòng tròn cứ quay quay.[/FONT]
[FONT=Times New Roman,Times, serif]Không gian và thời gian chung cho những câu chuyện của Dương Thụy là khung cảnh ngoại quốc, thường là ở trời Tây và luôn bắt đầu bằng mùa Đông – mùa của sự lạnh lẽo, tàn phai và cô đơn. Nói nhân vật trong truyện của Dương Thụy giống như mùa Đông thật chẳng sai chút nào, bởi nhận vật của cô hoàn toàn sống trong một thế giới thiếu vắng hoặc đã mất đi cái “thần tình”. Đó có thể là Hạ trong Mùa hè Barcelona, là Sao trong Nỗi nhớ Bayon, là Kim và Lân trong Liege của những người yêu nhau, là Lê và Julien trong Nụ hôn ngược chiều thời gian, là Lan và Vũ trong Màu đông kiêu hãnh, là Hân và Hải trong Danube một dòng còn quyến luyến… Tất cả ở họ đã không còn hoặc cố để–mà–không–còn cảm nhận và cố gắng giành lấy cái “thần tình” ấy nữa – cái mà thiếu nó, con người trở nên thấy khó hiểu, bơ vơ và lạc lõng.
[/FONT]
[FONT=Times New Roman,Times, serif]Ngoài ra, trong Cáo già, gái già và tiểu thuyết diễm tình cũng có khi là một cuộc vùng vẫy, cố gắng thoát ra khỏi sự gò ép của khung xã hội để tìm lại cho mình những khoảnh khắc – tôi nói ở đây là khoảnh khắc bởi sau đó mọi điều lại trở về với trạng thái tuần hoàn cũ của nó, hoặc giả, nếu có thay đổi thì cũng chỉ là những điều cỏn con, vụn vặt. Họ không vượt nổi áp lực của xã hội và những chuẩn mực đã được những con người không nắm giữ cuộc đời họ lập ra. Ở đây, có thể là Thư khi muốn được trở lại là một cô gái trẻ trung, ham học hỏi và chưa hề bị bó buộc bởi bất cứ mối dây liên hệ nào trong Những giấc mơ của người đeo nhẫn…[/FONT]
[FONT=Times New Roman,Times, serif]Tuy nhiên, cũng còn những điều để cho chúng ta có chút gì đó gọi là an ủi trong những câu chuyện đượm buồn, đó là niềm hân hoan của Lệ và Jean trong Cạo gió mùa xuân khi biết rằng từ đây không một hiểu lầm văn hóa nào có thể chia cách hai người. Và những giọt nước mắt hạnh phúc, vui sướng vô biên của Thomas, Melanie, Titi trong Những đứa con của dòng Mekong khi chúng cảm nhận và sống lại những khoảnh khắc, những phút giây thật sự của lòng mình mà bao nhiêu năm qua vì lý lo này hay lý lo khác, chúng cố tình quên lãng. Hay như Giang trong Người phụ nữ ở nông trại Jacques Thomas – đã tìm được một nửa hạnh phúc của đời mình khi đã trải qua nhiều gian truân, trắc trở (nhưng niềm vui ấy cũng chẳng tồn tại được bao lâu), là Đông trong Chim trời day dứt khi vinh quy bái tổ với khát vọng dựng xây cho đời, cho người trong vòng tay thân yêu của người thân, bè bạn.[/FONT]
[FONT=Times New Roman,Times, serif]Điều cuối cùng chúng ta có thể cảm nhận rằng bước đi trong thế giới nhân vật do Dương Thụy tạo ra trong Cáo già, gái già và tiểu thuyết diễm tình, người đọc thường xuyên phải đặt ra câu hỏi cho chính mình: Phải chăng, trong thế giới người trẻ, sự khác biệt văn hóa ngày càng được thu hẹp ? Người ta đang trở nên giống nhau trong ứng xử, giống nhau khi lựa chọn hướng đi trong cuộc sống, và nhất là sự tương đồng trong các cung bậc cảm xúc ? Thấu hiểu và sẵn lòng chia sẻ nên người ta đến với nhau dễ dàng hơn ? Tình yêu tâm hồn và cả thể xác không còn là thứ xa vời và cấm kỵ ? Có lẽ chính vì thế mà mỗi cá nhân lại bớt phần bí mật, ít đi sự quyến luyến nên khi chia tay nhau cũng thấy chóng vánh và nhẹ nhàng hơn. Cảm giác mênh mang nuối tiếc hay buồn rầu vương vít mà Dương Thụy để lại trong lòng độc giả sau mỗi câu chuyện ngỡ như tươi vui nhưng hóa ra chẳng phải vậy là do thế ?
____________________________
Bài được viết bởi Nhật Bình Nguyễn Như Bình.
[/FONT]
[FONT=Times New Roman,Times, serif]Tôi thật sự ấn tượng về nhan đề cuốn sách, có cái gì đó vừa rõ ràng, huỵch tẹt nhưng cũng có một điều gì đấy gây tò mò, bí ẩn và khiêu khích. Tôi đọc, đọc thật chậm, đọc để biết và khám phá. Và thật sự là tôi đã chìm đắm vào một thế giới riêng của sách với biết bao cung tầng của xúc cảm. Đi hết chiều dài cuốn sách, một thế giới trầm buồn, lắng đọng của tâm trạng, của cuộc sống mở ra với biết bao điều cần phải ngẫm và nghĩ. Nhiều lúc thấy đau đớn, tuyệt vọng nhưng đôi khi cũng rạng ngời hạnh phúc. Song trong niềm hạnh phúc vừa lóe lên ấy ta lại thấy chúng bị bao vây và bị nuốt chửng bởi nỗi buồn và sự bất an xâm chiếm. Một vòng tròn cứ quay quay.[/FONT]
[FONT=Times New Roman,Times, serif]Không gian và thời gian chung cho những câu chuyện của Dương Thụy là khung cảnh ngoại quốc, thường là ở trời Tây và luôn bắt đầu bằng mùa Đông – mùa của sự lạnh lẽo, tàn phai và cô đơn. Nói nhân vật trong truyện của Dương Thụy giống như mùa Đông thật chẳng sai chút nào, bởi nhận vật của cô hoàn toàn sống trong một thế giới thiếu vắng hoặc đã mất đi cái “thần tình”. Đó có thể là Hạ trong Mùa hè Barcelona, là Sao trong Nỗi nhớ Bayon, là Kim và Lân trong Liege của những người yêu nhau, là Lê và Julien trong Nụ hôn ngược chiều thời gian, là Lan và Vũ trong Màu đông kiêu hãnh, là Hân và Hải trong Danube một dòng còn quyến luyến… Tất cả ở họ đã không còn hoặc cố để–mà–không–còn cảm nhận và cố gắng giành lấy cái “thần tình” ấy nữa – cái mà thiếu nó, con người trở nên thấy khó hiểu, bơ vơ và lạc lõng.
[/FONT]
[FONT=Times New Roman,Times, serif]Ngoài ra, trong Cáo già, gái già và tiểu thuyết diễm tình cũng có khi là một cuộc vùng vẫy, cố gắng thoát ra khỏi sự gò ép của khung xã hội để tìm lại cho mình những khoảnh khắc – tôi nói ở đây là khoảnh khắc bởi sau đó mọi điều lại trở về với trạng thái tuần hoàn cũ của nó, hoặc giả, nếu có thay đổi thì cũng chỉ là những điều cỏn con, vụn vặt. Họ không vượt nổi áp lực của xã hội và những chuẩn mực đã được những con người không nắm giữ cuộc đời họ lập ra. Ở đây, có thể là Thư khi muốn được trở lại là một cô gái trẻ trung, ham học hỏi và chưa hề bị bó buộc bởi bất cứ mối dây liên hệ nào trong Những giấc mơ của người đeo nhẫn…[/FONT]
[FONT=Times New Roman,Times, serif]Tuy nhiên, cũng còn những điều để cho chúng ta có chút gì đó gọi là an ủi trong những câu chuyện đượm buồn, đó là niềm hân hoan của Lệ và Jean trong Cạo gió mùa xuân khi biết rằng từ đây không một hiểu lầm văn hóa nào có thể chia cách hai người. Và những giọt nước mắt hạnh phúc, vui sướng vô biên của Thomas, Melanie, Titi trong Những đứa con của dòng Mekong khi chúng cảm nhận và sống lại những khoảnh khắc, những phút giây thật sự của lòng mình mà bao nhiêu năm qua vì lý lo này hay lý lo khác, chúng cố tình quên lãng. Hay như Giang trong Người phụ nữ ở nông trại Jacques Thomas – đã tìm được một nửa hạnh phúc của đời mình khi đã trải qua nhiều gian truân, trắc trở (nhưng niềm vui ấy cũng chẳng tồn tại được bao lâu), là Đông trong Chim trời day dứt khi vinh quy bái tổ với khát vọng dựng xây cho đời, cho người trong vòng tay thân yêu của người thân, bè bạn.[/FONT]
[FONT=Times New Roman,Times, serif]Điều cuối cùng chúng ta có thể cảm nhận rằng bước đi trong thế giới nhân vật do Dương Thụy tạo ra trong Cáo già, gái già và tiểu thuyết diễm tình, người đọc thường xuyên phải đặt ra câu hỏi cho chính mình: Phải chăng, trong thế giới người trẻ, sự khác biệt văn hóa ngày càng được thu hẹp ? Người ta đang trở nên giống nhau trong ứng xử, giống nhau khi lựa chọn hướng đi trong cuộc sống, và nhất là sự tương đồng trong các cung bậc cảm xúc ? Thấu hiểu và sẵn lòng chia sẻ nên người ta đến với nhau dễ dàng hơn ? Tình yêu tâm hồn và cả thể xác không còn là thứ xa vời và cấm kỵ ? Có lẽ chính vì thế mà mỗi cá nhân lại bớt phần bí mật, ít đi sự quyến luyến nên khi chia tay nhau cũng thấy chóng vánh và nhẹ nhàng hơn. Cảm giác mênh mang nuối tiếc hay buồn rầu vương vít mà Dương Thụy để lại trong lòng độc giả sau mỗi câu chuyện ngỡ như tươi vui nhưng hóa ra chẳng phải vậy là do thế ?
____________________________
Bài được viết bởi Nhật Bình Nguyễn Như Bình.
[/FONT]
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: