Cạnh tranh văn hoá

  • Thread starter Thread starter Butchi
  • Ngày gửi Ngày gửi

Butchi

VPP Sơn Ca
Xu
92
Cạnh tranh văn hoá

Chủ nghĩa Mác coi trọng cao độ địa vị lịch sử của văn hoá trong sự phát triển của xã hội và sự phát triển của con người, khẳng định đầy đủ tác dụng năng động to lớn của văn hoá đối với kinh tế chính trị, trong báo cáo tại Đại hội Đảng lần thứ 16, đồng chí Giang Trạch Dân đã chỉ ra một cách rõ ràng: “ thế giới ngày nay, văn hoá cùng kinh tế và chính trị giao tiếp lẫn nhau, địa vị và tác dụng trong sức mạnh đất nước tổng hợp ngày càng đột xuất. Sức mạnh của văn hoá được hun đúc sâu sắc trong sức sống, sức sáng tạo và sức ngưng tụ của dân tộc.” Liên hệ chặt chẽ văn hoá với sức mạnh đất nước tổng hợp , đánh giá cao địa vị và tác dụng của văn hoá là phán đoán mới và nhận thức mới, là sự khái quát mới và phát triển mới đối với lý luận văn hoá của chủ nghĩa Mác, của những người Cộng sản Trung Quốc.

I) Cạnh tranh văn hoá là trạng thái mới của cạnh tranh quốc tế, thời đại toàn cầu hoá là thời đại sáng tạo văn hoá và cạnh tranh văn hoá

Đặc trưng nổi bật nhất của thời đại hiện nay không gì bằng toàn cầu hoá. Từ thế kỷ 20 đến nay, dù là người ta giơ hai tay hoan nghênh nó hay là nguyền rủa nó một cách sợ hãi, làn sóng toàn cầu hoá vẫn đang cuốn từ phương tây sang phương đông, từ các vùng trung tâm hiện đại hoá sang các vùng giáp ranh, thay đổi bộ mặt thế giới một cách sâu sắc và cũng thay đổi phương thức tư duy và quan niệm giá trị của người ta một cách sâu sắc.Cùng với việc mở rộng và tác động lẫn nhau của chủ thể tham dự, cũng như cùng với sự hình thành và phát triển của kinh tế tri thức, toàn cầu hoá đang từ đặc thù hướng sang nói chung, từ đơn hướng hướng sang song hướng, từ đơn cực hướng sang đa cực, từ mặt kinh tế đi sâu vào mặt chính trị, văn hoá. Cho dù vẫn còn có sự dị nghị về khái niệm toàn cầu hoá văn hóa, nhưng không còn nghi ngờ gì nữa, toàn cầu hóa văn hóa đã là hiện tượng khách quan, sự cùng tồn tại và tác động lẫn nhau của chỉnh hợp văn hoá và cạnh tranh văn hoá đã tạo thành động lực và tuyến chính cho phát triển toàn cầu hoá văn hoá, đồng thời với việc dẫn tới vô số mâu thuẫn văn hoá, xung đột văn hoá, toàn cầu hoá văn hoá cũng thúc đẩy hoà nhập văn minh, thúc đẩy toàn cầu hoá kinh tế phát triển. Có thể nói, không từ độ cao văn hoá nghiên cứu toàn cầu hoá thì không thể nắm chắc về tổng thể, bản chất đặc trưng, tiến trình lịch sử và xu thế phát triển của toàn cầu hoá, và không thể thuyết minh một cách khoa học ý nghĩa thời đại và sứ mệnh lịch sử của văn hoá.

Cạnh tranh văn hoá là trạng thái phát triển mới của cạnh tranh quốc tế. Từ chiến tranh thế giới lần thứ hai đến nay, cạnh tranh quốc tế đang diễn biến, tiến triển trong các lĩnh vực từ quân sự-kinh tế-khoa học kỹ thuật đến văn hoá, các nước phát triển cũng từ chỗ mưu cầu bá quyền quân sự, bá quyền kinh tế đến mưu cầu bá quyền văn hoá, sự thay đổi đó là hiện tượng tất nhiên khi nền kinh tế thế giới từ thời đại công nghiệp chuyển hình sang kinh tế tri thức.

Cạnh tranh văn hoá trước hết là cạnh tranh sản nghiệp văn hoá. Sản nghiệp văn hoá là sản xuất, trao đổi, tiêu dùng văn hoá bước vào hệ thống thị trường, là sản phẩm do thị trường điều tiết bao gồm các sản nghiệp có tính kinh doanh như sản phẩm văn hoá và cung cấp dịch vụ văn hoá, bộ môn quản lý kinh tế định nghĩa sản nghiệp văn hoá là “ một loạt hoạt động sản xuất, tái sản xuất, cất giữ cũng như phân phối và dịch vụ văn hoá theo tiêu chuẩn công nghiệp.” Dựa vào việc toàn cầu hoá mạng kỹ thuật thông tin, làn sóng sản nghiệp văn hoá đã nhanh chóng từ Mỹ, châu Âu đẩy mạnh ra toàn thế giới, dựa vào ưu thế khoa học kỹ thuật cao, hàm lượng tri thức cao và lợi nhuận cao, sản nghiệp văn hoá đã trở thành sản nghiệp trụ cột của các nước phát triển, thương mại văn hoá đã trở thành lĩnh vực quan trọng trong thương mại quốc tế, nhiều nước đã coi phát triển sản nghiệp văn hoá là điểm tăng trưởng mới trong hành động chiến lược ưu hoá cơ cấu sản nghiệp và nâng cao sức cạnh tranh tổng hợp.

Đằng sau lưng cạnh tranh sản nghiệp văn hoá là cạnh tranh giá trị văn hoá. Quan niệm giá trị văn hoá là cốt lõi của văn hoá dân tộc, tinh thần dân tộc, là điểm đỡ cho lực hướng tâm, lực ngưng tụ của dân tộc và do đó là nguồn gốc của sức sống, sức sáng tạo của một dân tộc đồng thời cũng là căn cứ có tính hợp lý của sự cạnh tranh giữa quốc gia, dân tộc, doanh nghiệp. Cạnh tranh kinh tế trong thời đại toàn cầu hoá đã xuyên suốt tiến trình quan niệm giá trị văn hoá, nhà ai thích ứng với hiện đại hoá hơn, có thể kích thích ý chí dân tộc hơn, thì có thể giành được địa vị chủ đạo trong quá trình cạnh tranh hơn. Khác biệt của giá trị văn hoá là một loại tồn tại khách quan, nó vừa có thể thúc đẩy giao lưu và hội nhập lại vừa có khả năng dẫn tới cạnh tranh và xung đột.

Không từ hiện tượng cạnh tranh kinh tế, chính trị, quân sự đi sâu nắm lấy nội dung tỉ mỉ của cạnh tranh văn hoá, không nắm lấy các loại hình thức phức tạp và hướng đi của cạnh tranh văn hoá, chúng ta sẽ khó mà giải thích, thuyết minh một cách hợp lý các loại cảm giác khó khăn và mâu thuẫn trong đời sống kinh tế, chính trị, tinh thần của nhân loại đương đại. Sứ mệnh của khoa học là phải nắm lấy yêu cầu thời đại, xu thế phát triển và qui luật nói chung của cạnh tranh văn hoá để tự giác tham dự toàn cầu hoá, ra sức cung cấp căn cứ lý luận và bảo đảm tri thức cho việc nâng cao sức cạnh tranh tổng hợp của quốc gia, khu vực, doanh nghiệp.

II) Sức cạnh tranh văn hoá là lực lượng bản chất của con người, được hình thành và phát triển trong thực tiễn sản xuất và những giao tiếp xã hội

Thực tiễn của con người là cơ sở của sức cạnh tranh văn hoá. Quan điểm thực tiễn là cơ sở của nhận thức luận và quan niệm duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác, Mác cho rằng, bất đồng căn bản giữa quan niệm lịch sử duy vật và quan niệm lịch sử duy tâm là ở chỗ “ xuất phát từ thực tiễn vật chất giải thích quan niệm” hay là “ xuất phát từ quan niệm giải tích thực tiễn”. Tinh thần ý thức, tư tưởng không thể tự mình thực hiện cái gì, mọi cái đưa dẫn văn hoá tinh thần hướng về cái thần bí của chủ nghĩa thần bí đều có thể tìm được sự giải quyết hợp lý trong thực tiễn của con người cũng như trong sự lý giải thực tiễn đó. Hoạt động văn hoá là hoạt động tự giác, sáng tạo của con người, là quá trình song trùng vừa “ vật hoá” lại “ nhân hoá”. Đặc tính văn hoá của con ngưòi không phải là sản phẩm vận động tinh thần thuần tuý mà được sinh ra và phát triển trong thực tiễn, Hêghen coi nguyên tắc năng động như là cái căn bản nhất của tinh thần, ông cho rằng con người thông qua lao động tự mình sản sinh, trong lao động vứt bỏ được tính nguyên thuỷ, tính trực tiếp của giới tự nhiên khiến bản chất của mình cai quản tất cả đối tượng tự nhiên để từ đó đạt được tính đồng nhất giữa con người với tự nhiên, giữa chủ thể với khách thể. Mác đã khẳng định đầy đủ phép biện chứng lịch sử do Hêghen công bố, nhưng cho rằng Hêghen “ duy nhất biết và công nhận lao động là lao động tinh thần trừu tượng.” Tính năng động và tính sáng tạo của bản chất văn hoá của con người trước hết là hoạt động vật chất khách quan, trong thực tiễn con người đã cải tạo thế giới một cách năng động, “ thông qua thực tiễn sáng tạo thế giới đối tượng, tức cải tạo giới vô cơ, chứng minh người là vật tồn tại có ý thức”, đồng thời lại trong thực tiễn cải tạo một cách năng động thế giới chủ quan làm phong phú và phát triển bản thân. Tính năng động, tính sáng tạo của thực tiễn là sự thống nhất của đối tượng hoá và phi đối tượng hoá, tức là trong phủ định mình sáng tạo nhân hoá tự nhiên, vứt bỏ tính nguyên thuỷ khách thể và tính phiến diện chủ thể, chứng minh chính xác và phát triển lực lượng văn hoá chủ thể, tạo ra văn hoá mới và con người mới, từ đó thực hiện được “ sự nhất trí giữa thay đổi môi trường và hoạt động của con người hoặc tự mình thay đổi.”

Sự giao tiếp của con người là động lực trực tiếp của sức cạnh tranh văn hoá. Về bản chất, con người là sự giao tiếp, thực tiễn giao tiếp là tiền đề của thực tiễn sản xuất và cũng là tiền đề của sự hình thành và phát triển văn hoá. Mác đã chỉ ra : “ ngôn ngữ cũng giống như ý thức, chỉ là do sự cần thiết, do đòi hỏi bức thiết của việc giao tiếp với người khác mới sản sinh ra.” Sự giao tiếp là quá trình trao đổi hoạt động, năng lực và thành quả giữa người với người, nó là đặc trưng căn bản của con người với tư cách là tồn tại xã hội hoặc “loài” tồn tại. Giao tiếp làm cho sức mạnh văn hoá chủ thể trở thành sức mạnh hiện thực. Mác đã nói: sức mạnh của nhiều cá nhân, “ chỉ có trong sự giao tiếp và liên hệ lẫn nhau của những con người đó, đó mới là sức mạnh thực sự”. Giao tiếp làm cho lao động tinh thần của một cá nhân trở thành lao động xã hội làm cho tồn tại tính đặc thù cá nhân trở thành tồn tại có tính xã hội, giao tiếp còn làm cho văn hoá quần thể và dân tộc thu được sức sống mới và động lực phát triển mới. Vì vậy giao tiếp phá bỏ tính khép kín của văn hoá các dân tộc, quần thể, trong so sánh với nhau, cạnh tranh với nhau làm đẳng thức truyền thống sống mãi.Mác đã dự báo thời đại toàn cầu hoá xuất hiện thể hiện văn hoá thế giới có tính phổ biến, nhất thể hoá tiêu dùng, sản xuất, nhưng đó là quá trình kèm theo cạnh tranh và xung đột văn hoá. Cúng như thời đại cách mạng công nghiệp sản sinh ra những xung đột giữa văn minh công nghiệp và văn minh nông nghiệp, giữa văn minh đô thị và văn minh nông thôn, giữa văn minh phương tây và văn minh phương đông, thời đại toàn cầu hoá ngày nay cũng sản sinh ra những xung đột giữa trung tâm hiện đại hoá và vùng giáp ranh, giữa tính hiện đại và hậu hiện đại, giữa tính phổ biến và tính bản thổ v.v.. cái sau là sự tiếp diễn của cái trước, Mác cho rằng chỉ có trong qua giao tiếp, cạnh tranh có tính thế giới, những của cải mà các dân tộc sáng tạo ra bao gồm của cải vật chất và của cải tinh thần mới có thể được bảo tồn và phát triển.“Chỉ khi giao tiếp có tính chất thế giới, đồng thời lấy đại công nghiệp làm cơ sở, chỉ khi mọi dân tộc bị cuốn vào cuộc cạnh tranh thì mới đảm bảo sức sản xuất đã sáng tạo ra được bảo tồn vững chắc.”Cũng có nghĩa là nói, sức cạnh tranh tổng hợp của dân tộc bao gồm mối quan hệ tương quan chặt chẽ giữa sức cạnh tranh văn hoá với những năng lực giao tiếp, trình độ giao tiếp, và chỉ có tham dự những giao tiếp phổ biến có tính thế giới thì văn hoá dân tộc mới có thể sản sinh ảnh hưởng có tính thế giới, mới có thể hoà nhập vào con sông dài phát triển văn minh thế giới và chảy mãi không ngừng.

III) Sức sản xuất văn hoá là cơ sở của sức cạnh tranh văn hoá, tạo dựng “con người văn hoá” phát triển toàn diện là nhiệm vụ căn bản của sức sản xuất văn hoá phát triển

Chủ nghĩa duy vật lịch sử cho rằng, sức sản xuất tạo thành cơ sở của lịch sử toàn bộ loài người, yếu tố căn bản của sức sản xuất là con người có ý thức, có năng lực sáng tạo vì vậy nó bao hàm một cách nội tại sức sản xuất vật chất và sức sản xuất tinh thần. Trong cuốn<< Bản thảo kinh tế học (1857-1858)>>, Mác đã sử dụng một cấch rõ ràng khái niệm “ sức sản xuất vật chất” và “sức sản xuất tinh thần”. “Sức sản xuất vật chất” chủ yếu chỉ lực lượng vật chất mà loài người trong quá trình thích ứng, cải tạo, điều chỉnh và khống chế thiên nhiên thể hiện ra, còn “sức sản xuất tinh thần” là chỉ năng lực thực tế loài người sáng tạo ra sản phẩm tinh thần, giá trị tinh thần. Mác nhấn rất mạnh rằng phải từ sự diễn biến, tiến triển của lịch sử để hiểu sức sản xuất vật chất và sức sản xuất tinh thần, chỉ ra “nếu bản thân sản xuất không được xem xét từ hình thức lịch sử đặc thù của nó thì không thể hiểu được đặc trưng của sản xuất tinh thần tương thích với nó cũng như tác dụng tương hỗ của hai loại sản xuất này.”
Nếu như nói, phát minh và ứng dụng máy hơi nước và điện đã dẫn tới lần nhảy vọt thứ nhất của việc phát triển sức sản xuất vật chất thì sự phát minh và ứng dụng kỹ thuật thông tin và kỹ thuật sinh vật đã dẫn tới lần nhảy vọt thứ hai của sức sản xuất vật chất, mà lần nhảy vọt này không chỉ làm cho sức sản xuất vật chất kết hợp chặt chẽ hơn với sức sản xuất tinh thần mà còn thay đổi một cách sâu sắc công năng và hình thức của sức sản xuất tinh thần. Sự hình thành và phát triển hệ thống sức sản xuất hiện đại có sự liên hệ lẫn nhau, thẩm thấu lẫn nhau, chuyển hoá lẫn nhau của sức sản xuất vật chất và sức sản xuất tinh thần, lấy sức sản xuất vật chất làm cơ sở, lấy sức sản xuất tinh thần làm chủ đạo, sẽ thúc đẩy xã hội loài người từ thời đại công nghiệp tiến vào thời đại “kinh tế tri thức”, “kinh tế văn hoá”.

Cùng với việc nội dung và hình thức của sản xuất tinh thần phát sinh những thay đổi lịch sử có tính căn bản thì về ý nghĩa truyền thống, “sản xuất tinh thần”, “sức sản xuất tinh thần” đã chuyển biến thành “sản xuất văn hoá”, “sức sản xuất văn hoá” thể hiện nội hàm sản nghiệp hoá, xã hội hoá, thị trường hoá, quốc tế hoá rộng lớn hơn. Theo Mác, tôn giáo, luật pháp, đạo đức, khoa học, nghệ thuật v.v.. đều là phương thức đặc thù của sản xuất nhân loại, trước tiên bị chi phối bởi qui luật phổ biến của sản xuất, thế nhưng, văn hoá, sản xuất tinh thần là một loại sản xuất toàn diện. Tinh thần, sản xuất văn hoá với tư cách là sản xuất toàn diện là để khắc phục sản xuất đòi hỏi có tính phiến diện, ngoại tại, dị hoá, là một loại sản xuất có tính chủ thể, thể hiện bản chất tự do tự giác của con người.Vì vậy phát triển sức sản xuất văn hoá phải lấy sự phát triển toàn diện tự do của con người làm phương hướng, trước tiên, nó sản sinh ra là để thoả mãn nhu cầu tinh thần của con người. Sản xuất tinh thần là sự khu biệt bản chất giữa con người và động vật, thời đại càng tiến bộ, nhu cầu tinh thần của con người càng hướng về đa tầng nấc, đa nguyên hoá và cá tính hoá, sự phát triển của sức sản xuất văn hoá càng làm cho con người từ phạm vi nhìn nhận, sinh tồn chật hẹp, từ trạng thái cô lập của địa vực và quần thể tự phong bế được giải phóng nhiều hơn.Thứ hai, phát triển sức sản xuất văn hoá phải lấy việc tăng tiến năng lực của con người làm nhiệm vụ cơ bản. Khái quát và tổng kết kinh nghiệm thực tiễn của loài người, hình thành hệ thống khoa học lý tính, vạch ra qui luật khách quan đồng thời thông qua phổ cập kiến thức và giáo dục làm cho mọi người không ngừng nâng cao ý thức trong việc nhận thức và cải tạo thế giới khách quan và thế giới chủ quan, thúc đẩy xã hội loài người không ngừng từ tất nhiên đi tới tự do. Thứ ba, phát triển sức sản xuất văn hoấ phải thể hiện được giá trị theo đuổi của con người. Hướng “thiện” hướng “mỹ” là ý nghĩa sinh mệnh của con người, nâng tinh thần đạo đức của xã hội lên, tạo ra những cột trụ cho tinh thần của con người, hướng dẫn mọi người khắc phục những lo lắng, mất mát, dị hoá về tinh thần sản sinh trong quá trình toàn cầu hoá, hiện đại hoá, xây dựng lại khu vườn tinh thần, thúc đẩy mọi người phát triển, điều hoà về tâm, trí, đức khi theo đuổi giá trị của hoạt động kinh tế và hoạt động văn hoá. Cuối cùng điểm đặt chân của sức sản xuất văn hoá là sản xuất “con người văn hoá”. Con người là chủ thể cuả sức sản xuất văn hoá, sự cao thấp của tố chất con người có ảnh hưởng có tính quyết định đến sức sản xuất văn hoá. Còn tạo dựng “con người văn hoá” phát triển tự do, toàn diện cũng chính là mục đích căn bản của sức sản xuất văn hoá phát triển.

IV) Sức sáng tạo văn hoá là hạt nhân của sức cạnh tranh văn hoá, sức sáng tạo văn hoá bắt nguồn từ từ tính năng động của thực tiễn và tính năng động của tư duy

Thời đại toàn cầu hoá là một thời đại phân hoá lớn, điều chỉnh lớn, bước ngoặt lớn, phát triển lớn, nó thay đổi một cách sâu sắc điều kiện và phương thức sinh tồn và phát triển của mỗi một dân tộc, nhóm người, doanh nghiệp cho đến mỗi một cá nhân, nó gây ra một loạt vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá, môi trường, luôn luôn liên quan tới những vấn đề có tính căn bản, tổng hợp trong việc lựa chọn mới mô hình sản xuất, qua lại, tư duy của nhân loại trong tương lai mà tài nguyên tư tưởng kinh điển và mô thức văn hoá đã có không thể cung cấp câu trả lời, sự thuyết minh và hướng dẫn có sẵn. Đối mặt với sự chuyển hình của cuộc sống hiện thực sâu sắc như thế, tất phải coi sự cao thấp của sức sáng tạo văn hoá như là một lực lượng có tính quyết định để xem liệu mỗi một quốc gia, dân tộc, doanh nghiệp có thể thích ứng, có thể đưa ra lựa chọn chính xác, có thể sinh tồn phát triển hay không mà đối xử.

Sức sáng tạo văn hoá đã thể hiện đầy đủ đặc trưng bản chất về tự do, năng động của con người. Không giống như sản xuất văn hoá, sức sản xuất văn hoá thường thưòng tuỳ theo qui mô sản xuất mở rộng, là một quá trình có tính lặp đi lặp lại tiêu chuẩn hoá, còn sáng tạo văn hoá là quá trình sản xuất và phát triển chất mới, là việc nói toạc ra sự tự giác bản tính của văn hoá, không giống với tiêu dùng văn hoá, văn hoá tiêu dùng là một quá trình đồng thuận của tính quần thể, sáng tạo văn hoá thường là sự cường hoá văn hoá vốn có, là sự mở rộng thêm không gian văn hoá và sự tiếp diễn thời gian văn hoá còn sáng tạo văn hoá là khâu có tính phủ định văn hoá vốn có, là sự phi liên tục của văn hoá về thời gian. Tuy vậy sáng tạo văn hoá lại không là một quá trình cô lập, nó thẩm thấu vào các mặt sản xuất, tiêu dùng và quảng bá văn hoá, là linh hồn và động lực của sản xuất, tiêu dùng và quảng bá văn hoá. Nếu trong quá trình sản xuất văn hoá, con người coi văn hoá là đối tượng của lao động, qua đó thể hiện con người từ bản năng hướng về tự giác nhiều hơn; nếu quá trình tiêu dùng văn hoá là quá trình thẩm mỹ của con người, là quá trình đánh giá giá trị, là quá trình tái sản xuất của chủ thể văn hoá; thì việc quảng bá văn hoá là quá trình cùng kết hợp có tính đặc thù của á văn hoá có tính phổ biến với văn hoá của địa vực và quần thể khác, là quá trình chỉnh hợp hỗ động.

Sức sáng tạo văn hoá bắt nguồn từ sức sáng tạo thực tiễn. Thực tiễn của con người là động lực và nguồn gốc của văn hoá, kinh nghiệm thực tiễn cung cấp cơ sở cảm tính cho phát triển và cải cách văn hoá tư tưởng, đòi hỏi của thực tiễn kích thích hoạt lực sáng tạo của văn hoá. Enghen đã nói, đòi hỏi, còn thúc đẩy phát triển khoa học hơn so với mười trường đại học, cơ sở bản chất nhất, gần gũi nhất của tư duy của con người là, trí lực của con người phải theo con người thay đổi môi trường của mình như thế nào để phát triển. Hoạt động sáng tạo của thực tiễn xã hội con người không chỉ làm tăng tiến năng lực tư duy của con người mà còn phá bỏ xiềng xích tư tưởng của con người, kích thích dũng khí và sức sống sáng tạo văn hoá, như cách mạng của giai cấp tư sản trong khi đồng thời với việc kêu gọi sức sản xuất to lớn xuất hiện ra cũng đã giải phóng một cách cực đại sức sáng tạo văn hoá tư tưởng của con người. Do sự phát triển nhanh chóng khoa học tự nhiên và sức sản xuất của xã hội tư bản chủ nghĩa, đã “làm cho hàng rào ngàn năm của phương thức tư duy trung thế kỷ truyền thống cùng hàng rào cố hương chật hẹp ngày xưa cùng bị sụp đổ. Trước mắt, tầm nhìn ngoại giới và tầm nhìn nội tâm của con người, đã mở ra thị dã rộng lớn vô hạn.”

Sáng tạo văn hoá thẩm thấu vào mọi mặt hoạt động văn hoá của con người, tập trung thể hiện bằng sáng tạo tri thức và sáng tạo giá trị. Sáng tạo tri thức làm tăng tiến nhận thức của con người đối với qui luật tự nhiên, qui luật xã hội và qui luật tư duy, còn sáng tạo giá trị làm tăng tiến nhận thức đối vớí ý nghĩa của sự tồn tại và phát triển tự thân, sức sáng tạo văn hoá cũng là tổng hoà của các loại năng lực quan sát vấn đề, xử lý vấn đề, giải quyết vấn đề mà con người thể hiện ra trong hoạt động sáng tạo quan niệm mới, tri thức mới, giá trị mới.

V) Sức bền vững văn hoá là nguồn gôc của cạnh tranh văn hoá, trong kế thừa truyền thống và sáng tạo nó giành được tính có riêng và tính liên tục

Sáng tạo văn hoá thúc đẩy nhân loại tiến bộ không ngừng, mỗi thế hệ người đều sáng tạo ra văn hoá mới của mình, sự phát triển mạnh mẽ của sức sáng tạo văn hoá tiêu chí sự thịnh vượng của dân tộc, quần thể, sự suy thoái của sức sáng tạo văn hoá tất nhiên dẫn tới sự thoái hoá của sức cạnh tranh của dân tộc, quần thể. Sức sáng tạo văn hoá không chỉ dựa vào sự kích hoạt của thực tiễn thời đại, mà còn dựa vào sự lắng đọng của lịch sử, điều kiện môi trường lịch sử nhất định là tiền đề không thể thiếu được của sự sáng tạo và phát triển văn hoá. Sự phát triển văn hoá thế giới được thực hiện trong quá trình vận động lúc sinh lúc diệt của văn hoá dân tộc, văn hoá khu vực, văn hoá quần thể, có thể tiếp diễn đến ngày nay đồng thời vẫn có văn hoá sức ảnh hưởng, là đều lấy sức bền vững tương đối mạnh làm chỗ dựa đồng thời theo sự thay đổi của điều kiện hiện thực mà không ngừng làm cho nó đổi mới phong phú, trong xung đột và chỉnh hợp văn hoá dùng sức sống to lớn duy trì được văn hoá “sống” có đặc sắc cá tính bản thân.

Yếu tố cơ bản tạo thành tính có riêng, tính đặc thù của văn hoá để từ đó giành được tính bền vững là truyền thống văn hoá thẩm thấu vào trong hành vi tư tưởng của người ta,“nó là quá khứ của hiện tại, nhưng nó lại giống như bất kỳ sự vật mới nào là một bộ phận của hiện tại”. Truyền thống dùng đồng thuận giá trị rộng rãi cung cấp sợi dây tư tưởng trong lo ngoài lắng cho chiến thắng cộng đồng thể văn hoá, dùng nội dung tỉ mỉ văn hoá sâu dầy cung cấp tài nguyên tri thức cho sự sinh trưởng của văn hoá mới, dùng cá tính tươi mới cung cấp sự chống đỡ tinh thần cho văn hoá cộng đồng thể trong thời đại toàn cầu hoá ngăn chặn việc đồng chất hoá của văn hoá ngoại lai. Đối với một dân tộc mà nói thì ngôn ngữ, quan niệm giá trị, phương thức tư duy, tập quán hành vi cho đến cổ tích, di vật văn hoá, sách cổ, danh nhân v. v..đều thuộc vào phạm trù truyền thống văn hoá, đối với một doanh nghiệp mà nói thì hình tượng doanh nghiệp, quan hệ công, giá trị hạt nhân, phong cách bộ mặt của công nhân viên cúng như đẳng cấp hàng hoá, danh dự, ma lực nhân cách của nhà doanh nghiệp v.v.. đều là tài nguyên truyền thống vô cùng quí báu. Chính là vì truyền thống là cơ sở không thể vứt bỏ của sự sáng tạo phát triển văn hoá, giữa kế thừa và vứt bỏ phê phán và lựa chọn nó đều không thể tách rời mà quấy rầy lẫn nhau, vì thế đánh giá truyền thống nói chung là đầy những mâu thuẫn và bất đồng. Trong tiến trình lịch sử phát triển xã hội, tác dụng của truyền thống và phát huy tác dụng luôn luôn quyết định bởi hướng đi của giá trị chủ thể, quyết định bởi mục đích và phương thức hoạt động sáng tạo chủ thể lịch sử.

Truyền thống chỉ là lực bền vững văn hoá tiềm ẩn hoặc khả năng nó chuyển hoá sang sức bền vững văn hoá hiện thực ở thực tiễn văn hoá và đời sống văn hoá trong hiện thực năng động của con người. Sáng tạo văn hoá thực sự là quá trình đồng nhất của truyền thống kế thừa và truyền thống sáng tạo. Xa rời thực tiễn sáng tạo văn hoá thì bất kỳ truyền thống nào cũng tất nhiên mất đi sự quan tâm hiện thực của con người mà suy thoái, trong một giai đoạn nhất định còn có khả năng trở thành sức cản của lịch sử và phát triển văn hoá. Như “bách gia chư tử tranh minh” trong thời kỳ Xuân thu Chiến quốc đã sáng tạo ra thời đại văn hoá hừng hực sức sống, và cũng đã đẩy văn hoá nhân loại lên một đỉnh cao huy hoàng, từ đời Hán trở đi, độc tôn đạo Nho, đến thời kỳ Tống, Minh, lý học Tống, Minh dựa vào quyền lực hành chính, quyền lực tôn giáo, quyền lực tông pháp thi hành tư tưởng đạo đức hoá, những hoạt động văn hoá này nếu không là “tôi chủ giải sáu kinh” thì là “sáu kinh chú giải tôi”, “người chết” thống trị người sống, tạo ra sự suy thoái của sức sáng tạo văn hoá, dẫn tới sự lạc hậu tổng thể trong phát triển kinh tế, khoa học kỹ thuật, xã hội nước ta. Trong sự phát triển nhanh chóng của toàn cầu hoá, cạnh tranh quốc tế ngày càng hướng tới gay gắt hôm nay, văn hoá dân tộc, văn hoá khu vực, văn hoá doanh nghiệp phải sinh tồn phát triển dưói xung kích song trùng của hai làn sóng toàn cầu hoá văn hoá với bản thổ hoá văn hoá, đa nguyên hoá văn hoá nên càng phải tự giác quí trọng truyền thống văn hoá của mình. Liệu có thể kết hợp chặt chẽ thực tiễn phục hưng truyền thống văn hoá và phát triển kinh tế thị trường, chính trị dân chủ và bồi dưỡng tạo dựng con người hiện đaị phát triển tự do toàn diện, cùng với việc kết hợp thực tiễn giữa việc nâng cao năng lực đối thoại với các loại trào lưu văn hoá ngoại lai, quyết định nó có năng lực hồi ứng không ngừng lại thách thức mới của sự phát triển thay đổi văn hoá thời đại , quyết định nó có năng lực phát triển bền vững không ngừng trở lại cái cũ mở mang cái mới.

Dương Danh Dy(dịch)
Theo “ Tân Hoa văn trích” số 13 năm 2006
Tr. 108-110

Tạp Chí Sông Hương

 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top