Đó là ý kiến chung của lãnh đạo Sở GD-ĐT các tỉnh phía Nam trong Hội nghị khoa học với chủ đề “Đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo” do Trường Cán bộ Quản lý giáo dục TPHCM tổ chức tại tỉnh Đồng Tháp ngày 10/4.
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thị Nghĩa phát biểu chỉ đạo tại hội nghị.
Theo ông Nguyễn Hoàng Nhi - giám đốc Sở GD Đồng Tháp, trong 3 năm qua (2007-2009), Sở GD Đồng Tháp thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính trong các trường THPT công lập đã tiết kiệm chi tăng thu nhập từ 65.000 đồng/người/tháng lên hơn 200.000 đồng/tháng. Tuy nhiên, khi thực hiện chế độ này thì kinh phí hoạt động chi thanh toán tiền thêm giờ cho GV chiếm tỷ lệ rất lớn và tiền chấm bài tính theo lương tối thiểu hiện hành nên kinh phí hàng năm đều thiếu. Như năm 2007 thiếu 2,062 tỷ đồng, năm 2008 khối THPT thiếu 1,8 tỷ đồng, năm 2009 thiếu 3,4 tỷ đồng.
Ông Trương Anh - Phó GĐ Sở GD tỉnh Đắc Nông đánh giá, trong những năm qua ngành GD Đắc Nông thực hiện phân cấp quản lý theo ngành và theo lãnh thổ đã dẫn đến tình trạng mỗi nơi quản lý mỗi kiểu, không thống nhất làm cho Sở GD khó quản lý, không nắm được tình hình GD-ĐT ở các huyện một cách toàn diện.
Lý giải khó khăn này, ông Anh cho biết do Thông tư 35 ngày 14/7/2008 của liên Bộ không quy định các đơn vị sự nghiệp cấp huyện trực thuộc Phòng GD hay UBND huyện. Do đó, sẽ có một số cách hiểu các đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND huyện, từ đó UBND huyện làm cả chức năng tuyển dụng viên chức cho ngành GD, quản lý về cả tổ chức bộ máy, biên chế, tài chính tài sản của ngành GD.
Còn ông Trần Việt Hùng - GĐ Sở GD Sóc Trăng cho rằng, nói đến quản lý thì phải tính toán ngay từ Bộ trở xuống. Có những việc như thi tốt nghiệp THPT chẳng hạn, nhiều khâu đúng ra nên giao cho Sở làm và Sở sẽ chịu trách nhiệm. “Nếu không tin Sở thì đừng để Sở tồn tại” - ông Hùng thẳng thắn. Với Thông tư 50, Thông tư 35 liên bộ vẫn còn nhiều bất cập khiến các Sở gặp khó khăn. Như về quản lý tài chính, đây là vấn đề khó khăn và phức tạp, nên cần phải bồi dưỡng cho hiệu trưởng và kế toán những chuyên môn cần thiết.
Ông Lê Minh Hoàng - GĐ Sở GD Đồng Nai cho rằng vấn đề rèn luyện kỹ năng cho HS còn nhiều bất cập. Cần phải có chương trình, nội dung cụ thể để huấn luyện HS những kỹ năng sống cần thiết.
Theo PGS.TS Hoàng Tâm Sơn - nguyên hiệu trưởng Trường Cán bộ Quản lý giáo dục TPHCM (CBQLGD TPHCM), thì đổi mới hoạt động quản lý của hiệu trưởng trường học là yếu tố quan trọng nâng cao chất lượng GD-ĐT. Hiệu trưởng phải đổi mới nguyên tắc tổ chức hoạt động trường học như cần xã hội hóa, dân chủ hóa, nhân văn hóa nhà trường; hình thành hệ thống đào tạo bằng công thức “đào tạo liên tục cho cả cuộc đời”…
Ý kiến của TS.Trần Thanh Đức - GĐ Sở GD Tiền Giang cho rằng các Cục, Vụ, Viện của Bộ GD nên cụ thể hóa các chuẩn mà Bộ đưa ra. Theo TS. Đức, khâu yếu nhất trong GD Việt Nam là khâu đo lường, đánh giá chất lượng GD bởi do thước đo chuẩn của chúng ta chưa có.
Ths. Nguyễn Văn Vui - Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ (Bộ GD-ĐT) ghi nhận những ý kiến của các Sở GD. Ths.Vui cho biết sẽ tập hợp và kiến nghị thay thế điều chỉnh những Thông tư mà các Sở đang gặp khó.
Kết luận hội nghị, TS. Nguyễn Thị Nghĩa - Thứ trưởng Bộ GD- ĐT hoan nghênh sáng kiến của Giám đốc Sở GD-ĐT các tỉnh phía Nam và Trường CBQLGD TPHCM tổ chức hội thảo khoa học này. Thứ trưởng đề nghị Trường CBQLGD TPHCM cần phối hợp chặt chẽ hơn nữa với các Sở GD để tiếp tục triển khai các khóa, các lớp đào tạo, bồi dưỡng về QLGD góp phần đổi mới yêu cầu QLGD toàn ngành.
Theo Dân trí.
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thị Nghĩa phát biểu chỉ đạo tại hội nghị.
Ông Trương Anh - Phó GĐ Sở GD tỉnh Đắc Nông đánh giá, trong những năm qua ngành GD Đắc Nông thực hiện phân cấp quản lý theo ngành và theo lãnh thổ đã dẫn đến tình trạng mỗi nơi quản lý mỗi kiểu, không thống nhất làm cho Sở GD khó quản lý, không nắm được tình hình GD-ĐT ở các huyện một cách toàn diện.
Lý giải khó khăn này, ông Anh cho biết do Thông tư 35 ngày 14/7/2008 của liên Bộ không quy định các đơn vị sự nghiệp cấp huyện trực thuộc Phòng GD hay UBND huyện. Do đó, sẽ có một số cách hiểu các đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND huyện, từ đó UBND huyện làm cả chức năng tuyển dụng viên chức cho ngành GD, quản lý về cả tổ chức bộ máy, biên chế, tài chính tài sản của ngành GD.
Còn ông Trần Việt Hùng - GĐ Sở GD Sóc Trăng cho rằng, nói đến quản lý thì phải tính toán ngay từ Bộ trở xuống. Có những việc như thi tốt nghiệp THPT chẳng hạn, nhiều khâu đúng ra nên giao cho Sở làm và Sở sẽ chịu trách nhiệm. “Nếu không tin Sở thì đừng để Sở tồn tại” - ông Hùng thẳng thắn. Với Thông tư 50, Thông tư 35 liên bộ vẫn còn nhiều bất cập khiến các Sở gặp khó khăn. Như về quản lý tài chính, đây là vấn đề khó khăn và phức tạp, nên cần phải bồi dưỡng cho hiệu trưởng và kế toán những chuyên môn cần thiết.
Ông Lê Minh Hoàng - GĐ Sở GD Đồng Nai cho rằng vấn đề rèn luyện kỹ năng cho HS còn nhiều bất cập. Cần phải có chương trình, nội dung cụ thể để huấn luyện HS những kỹ năng sống cần thiết.
Theo PGS.TS Hoàng Tâm Sơn - nguyên hiệu trưởng Trường Cán bộ Quản lý giáo dục TPHCM (CBQLGD TPHCM), thì đổi mới hoạt động quản lý của hiệu trưởng trường học là yếu tố quan trọng nâng cao chất lượng GD-ĐT. Hiệu trưởng phải đổi mới nguyên tắc tổ chức hoạt động trường học như cần xã hội hóa, dân chủ hóa, nhân văn hóa nhà trường; hình thành hệ thống đào tạo bằng công thức “đào tạo liên tục cho cả cuộc đời”…
Ý kiến của TS.Trần Thanh Đức - GĐ Sở GD Tiền Giang cho rằng các Cục, Vụ, Viện của Bộ GD nên cụ thể hóa các chuẩn mà Bộ đưa ra. Theo TS. Đức, khâu yếu nhất trong GD Việt Nam là khâu đo lường, đánh giá chất lượng GD bởi do thước đo chuẩn của chúng ta chưa có.
Ths. Nguyễn Văn Vui - Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ (Bộ GD-ĐT) ghi nhận những ý kiến của các Sở GD. Ths.Vui cho biết sẽ tập hợp và kiến nghị thay thế điều chỉnh những Thông tư mà các Sở đang gặp khó.
Kết luận hội nghị, TS. Nguyễn Thị Nghĩa - Thứ trưởng Bộ GD- ĐT hoan nghênh sáng kiến của Giám đốc Sở GD-ĐT các tỉnh phía Nam và Trường CBQLGD TPHCM tổ chức hội thảo khoa học này. Thứ trưởng đề nghị Trường CBQLGD TPHCM cần phối hợp chặt chẽ hơn nữa với các Sở GD để tiếp tục triển khai các khóa, các lớp đào tạo, bồi dưỡng về QLGD góp phần đổi mới yêu cầu QLGD toàn ngành.
Theo Dân trí.