Giao Su Vọc
New member
- Xu
- 0
Khi nghe chuyện cáp quang trên biển bị lấy trộm nhiều người thường than thở.
- Thật không sao hiểu nổi tại sao dân mình lại có việc làm kỳ cục đến vậy.
Có người bổ sung:
- Mà việc làm đó được chính quyền địa phương cho phép cơ chứ!
Tự lý giải để hiểu tại sao lại xảy ra những trường hợp như thế này không quá khó.
Với con người hiện đại, việc gì cũng có thể. Trong khao khát kiếm sống mà lại không được chuẩn bị, sự liều lĩnh của mỗi cá nhân ngày một được đẩy xa mãi so với giới hạn cho phép. Chỉ cần nhìn nhiều ngã tư Hà Nội như ngã tư Bà Triệu – Nguyễn Du thì biết. Người ta bán hoa quả ngay trên lòng đường nhựa bất chấp xe pháo xếp hàng chờ đèn hiệu và sự ùn tắc có thể gây ra tai nạn bất cứ lúc nào. Trước khi có vụ PMU 18 tôi cũng không thể tin là có những người có trách nhiệm trong ngành giao thông lại dám thay lõi sắt bằng lõi tre trong những cọc tiêu chắn bên các đường quốc lộ. Có việc gì dân mình ngán đâu?
Mấy ông chính quyền đó không tự trên trời rơi xuống. Họ cũng từ dân mà ra. Bao nhiêu năm nay đã vậy! Còn nhớ là khoảng mấy năm sau 1975, có những tỉnh cho dân phá rừng để trồng sắn. Nay thiếu gì người cùng làng cùng xóm hoặc anh em họ hàng họ là ngư dân, đang không biết làm ăn trên biển ra sao, những người này hàng ngày thúc bách các ông ấy cho phép làm mọi việc miễn sao có tiền. Biết đâu trong số đứng ra lo cái giấy phép này chẳng có người mấy năm trước cũng là ngư dân và đã từng đi cắt cáp quang mang bán?
Để hiểu và đỡ bất ngờ về những chuyện còn xảy ra nữa, hãy thử xem lại quan niệm về những người dân thường.
Trong số các truyện ngắn của nhà văn Nga Anton Tchekhov (1860-1904), tôi nhớ có một truyện (hình như tên là Cái đinh đóng móng ngựa). Truyện viết về một nông dân Nga (mà người ta hay gọi là một mugich) ra tháo một bù loong trên đường sắt để về làm đinh đóng móng ngựa. Đến khi đưa ra tòa anh ta còn cãi. Lý sự của người mugich đó khá đơn giản. Thiếu một cái bù loong, xe lửa vẫn chạy. Còn thiếu đinh đóng móng ngựa, tôi biết làm sao cày ruộng lấy lúa mì nuôi vợ con tôi.
Tôi đã một đôi lần nhắc tới thiên truyện này, nhưng vẫn cứ thích trở về với nó, bởi thấy nó gần với xã hội mình, con người mình hôm nay quá. Gần tới mức giá có nói dân mình bây giờ chẳng khác dân Nga thế kỷ XIX cũng không phải quá. Cả hai, do khổ quá lâu, đều thiếu ý thức đầy đủ về cuộc sống hiện đại nói chung. Và cụ thể hơn, thiếu ý thức pháp luật. Tức là cái ý thức rằng mình buộc phải tuân theo những quy định nào đó mà xã hội đã đề ra, bất chấp cái đó có lợi cho mình hay không.
Có một triết lý lờ mờ nằm sau việc làm của họ. Triết lý đó là “Chỉ có những việc không làm được, chứ không có việc gì không được làm”. Buộc họ phải chịu trách nhiệm về mọi hậu quả xảy ra ư, vô ích. Họ không thể nghĩ quá sâu xa như vậy.
Do chỗ lâu nay, những việc như thế này kéo dài mà không hề bị lên án – hoặc nói như nghề y, để bệnh thành ra mãn tính – nên vào những ngày này, tình hình đã có những diễn biến mới.
Hãy nhớ lại chuyện ở nhiều vùng đánh cá, dân vay tiền về không lo đóng thuyền mua lưới làm ăn, mà trước tiên ăn uống lu bù, rồi sắm sanh quần áo xe cộ, rồi đổ đi xây nhà, sau ngân hàng có đến kiểm tra thì cười trừ. Chỉ cần nghe nói vùng đất mình ở sắp vào quy hoạch là người ta bôi ra đủ thứ diện tích xây dựng nham nhở để: bắt nhà nước đền bù – chuyện ấy xảy ra ở đủ các nơi, từ vùng xa vùng sâu, tới ngay đất thánh Hà Nội.
Sau cái thời “đói ăn vụng túng làm càn”, nay đã sang cái thời “không đói cũng ăn vụng, không túng cũng làm càn, khiến cho cái câu “bạc như dân bất nhân như lính” của người xưa cứ len trở lại trong đầu mà không sao tìm ra cách gạt hẳn nó đi được.
Nhưng sự hư hỏng của một bộ phận nhân dân là cái có thực làm sao chối cãi được nữa? Là một căn bệnh, với nhiều người nó đã vào sâu lục phủ ngũ tạng.
Nhận thức có liên quan đến cách giải quyết.
Sau sự kiện này ai cũng bảo phải xem xét về ý thức. Phải chăm lo giáo dục. Và giáo dục đại khái là tập hợp lại lên lớp người ta, buộc người ta phải hứa nay mai không tiếp tục. Dù có đưa ra các hình phạt ra răn đe nhưng chỗ trong nhà với nhau, ai cũng hiểu là giơ cao đánh khẽ, rồi hòa cả làng.
Còn một cám làm nữa là tìm hiểu tâm lý người ta, trình độ hiểu biết của người ta để chữa chạy bằng những biện pháp cần thiết, kể cả các loại thuốc đắng.
Chỉ bước sang thời hiện đại nhân loại mới tìm ra kháng sinh. Kháng sinh là thuốc hủy diệt mầm bệnh. Kháng sinh dùng quá liều thì nguy hiểm. Nhưng để chữa chạy các bệnh mà người xưa bó tay/ nó là đặc trị.
Cần những liều kháng sinh như thế trên phương diện chính sách xã hội.
Nguồn: Những chấn thương tâm lý hiện đại – Nxb Trẻ
- Thật không sao hiểu nổi tại sao dân mình lại có việc làm kỳ cục đến vậy.
Có người bổ sung:
- Mà việc làm đó được chính quyền địa phương cho phép cơ chứ!
Tự lý giải để hiểu tại sao lại xảy ra những trường hợp như thế này không quá khó.
Với con người hiện đại, việc gì cũng có thể. Trong khao khát kiếm sống mà lại không được chuẩn bị, sự liều lĩnh của mỗi cá nhân ngày một được đẩy xa mãi so với giới hạn cho phép. Chỉ cần nhìn nhiều ngã tư Hà Nội như ngã tư Bà Triệu – Nguyễn Du thì biết. Người ta bán hoa quả ngay trên lòng đường nhựa bất chấp xe pháo xếp hàng chờ đèn hiệu và sự ùn tắc có thể gây ra tai nạn bất cứ lúc nào. Trước khi có vụ PMU 18 tôi cũng không thể tin là có những người có trách nhiệm trong ngành giao thông lại dám thay lõi sắt bằng lõi tre trong những cọc tiêu chắn bên các đường quốc lộ. Có việc gì dân mình ngán đâu?
Mấy ông chính quyền đó không tự trên trời rơi xuống. Họ cũng từ dân mà ra. Bao nhiêu năm nay đã vậy! Còn nhớ là khoảng mấy năm sau 1975, có những tỉnh cho dân phá rừng để trồng sắn. Nay thiếu gì người cùng làng cùng xóm hoặc anh em họ hàng họ là ngư dân, đang không biết làm ăn trên biển ra sao, những người này hàng ngày thúc bách các ông ấy cho phép làm mọi việc miễn sao có tiền. Biết đâu trong số đứng ra lo cái giấy phép này chẳng có người mấy năm trước cũng là ngư dân và đã từng đi cắt cáp quang mang bán?
Để hiểu và đỡ bất ngờ về những chuyện còn xảy ra nữa, hãy thử xem lại quan niệm về những người dân thường.
Trong số các truyện ngắn của nhà văn Nga Anton Tchekhov (1860-1904), tôi nhớ có một truyện (hình như tên là Cái đinh đóng móng ngựa). Truyện viết về một nông dân Nga (mà người ta hay gọi là một mugich) ra tháo một bù loong trên đường sắt để về làm đinh đóng móng ngựa. Đến khi đưa ra tòa anh ta còn cãi. Lý sự của người mugich đó khá đơn giản. Thiếu một cái bù loong, xe lửa vẫn chạy. Còn thiếu đinh đóng móng ngựa, tôi biết làm sao cày ruộng lấy lúa mì nuôi vợ con tôi.
Tôi đã một đôi lần nhắc tới thiên truyện này, nhưng vẫn cứ thích trở về với nó, bởi thấy nó gần với xã hội mình, con người mình hôm nay quá. Gần tới mức giá có nói dân mình bây giờ chẳng khác dân Nga thế kỷ XIX cũng không phải quá. Cả hai, do khổ quá lâu, đều thiếu ý thức đầy đủ về cuộc sống hiện đại nói chung. Và cụ thể hơn, thiếu ý thức pháp luật. Tức là cái ý thức rằng mình buộc phải tuân theo những quy định nào đó mà xã hội đã đề ra, bất chấp cái đó có lợi cho mình hay không.
Có một triết lý lờ mờ nằm sau việc làm của họ. Triết lý đó là “Chỉ có những việc không làm được, chứ không có việc gì không được làm”. Buộc họ phải chịu trách nhiệm về mọi hậu quả xảy ra ư, vô ích. Họ không thể nghĩ quá sâu xa như vậy.
Do chỗ lâu nay, những việc như thế này kéo dài mà không hề bị lên án – hoặc nói như nghề y, để bệnh thành ra mãn tính – nên vào những ngày này, tình hình đã có những diễn biến mới.
Hãy nhớ lại chuyện ở nhiều vùng đánh cá, dân vay tiền về không lo đóng thuyền mua lưới làm ăn, mà trước tiên ăn uống lu bù, rồi sắm sanh quần áo xe cộ, rồi đổ đi xây nhà, sau ngân hàng có đến kiểm tra thì cười trừ. Chỉ cần nghe nói vùng đất mình ở sắp vào quy hoạch là người ta bôi ra đủ thứ diện tích xây dựng nham nhở để: bắt nhà nước đền bù – chuyện ấy xảy ra ở đủ các nơi, từ vùng xa vùng sâu, tới ngay đất thánh Hà Nội.
Sau cái thời “đói ăn vụng túng làm càn”, nay đã sang cái thời “không đói cũng ăn vụng, không túng cũng làm càn, khiến cho cái câu “bạc như dân bất nhân như lính” của người xưa cứ len trở lại trong đầu mà không sao tìm ra cách gạt hẳn nó đi được.
Nhưng sự hư hỏng của một bộ phận nhân dân là cái có thực làm sao chối cãi được nữa? Là một căn bệnh, với nhiều người nó đã vào sâu lục phủ ngũ tạng.
Nhận thức có liên quan đến cách giải quyết.
Sau sự kiện này ai cũng bảo phải xem xét về ý thức. Phải chăm lo giáo dục. Và giáo dục đại khái là tập hợp lại lên lớp người ta, buộc người ta phải hứa nay mai không tiếp tục. Dù có đưa ra các hình phạt ra răn đe nhưng chỗ trong nhà với nhau, ai cũng hiểu là giơ cao đánh khẽ, rồi hòa cả làng.
Còn một cám làm nữa là tìm hiểu tâm lý người ta, trình độ hiểu biết của người ta để chữa chạy bằng những biện pháp cần thiết, kể cả các loại thuốc đắng.
Chỉ bước sang thời hiện đại nhân loại mới tìm ra kháng sinh. Kháng sinh là thuốc hủy diệt mầm bệnh. Kháng sinh dùng quá liều thì nguy hiểm. Nhưng để chữa chạy các bệnh mà người xưa bó tay/ nó là đặc trị.
Cần những liều kháng sinh như thế trên phương diện chính sách xã hội.
Nguồn: Những chấn thương tâm lý hiện đại – Nxb Trẻ