Cần mọi người giúp đỡ về: Vai trò của Mặt trận Việt Minh trong Cách mạng tháng 8/1945

VAI TRÒ CỦA MẶT TRẬN VIỆT MINH


Mặt trận Việt Minh trên cơ sở khối liên minh công nông dưới sự lãnh đạo của đảng đã tập hợp đông đảo quần chúng nhân dân ở nông thôn và thành thị , các tầng lớp học sinh sinh viên … đã hình thành 1 lực lượng chính trị trong cả nước động viên sức mạnh cả dân tộc thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tập phân háo kẻ thù.

Trên cơ sở phát triển các đoàn thể cứu quốc trong mặt trận Việt Minh thì lực lượng vũ trang cách mạng được hình thành và phát triển cùng với lực lượng quần chúng đông đảo đã tạo lên sức mạnh tổng mạnh tổng hợp để nội dậy giành chính quyền.

Thông qua các hình thức hoạt động qua báo trí Việt Minh đã góp phần tuyên truyền chủ trương đường lối của Đảng,lên án tội ác của kẻ thù, khích lệ lòng yêu nước của quần chúng, lôi kéo quần chúng tin theo cách mạng. Việt Minh là sợi nối giữa cách mạng và quần chúng .

Trong thời kì tiền khởi nghĩa Việt Minh đã lãnh đạo cao trào kháng nhật cứu nước tập dược cho quần chúng đấu tranh làm lên thời kì tiền khởi nghĩa chuận bị cho tổng khởi nghĩa.

Trong tổng khởi nghĩa tháng 8 Việt Minh triệu Tập đại hội quốc dân toàn quốc và trực tiếp lãnh đạo quần chúng nổi dậy giành chính quyền.

Tóm lại Việt Minh có vai trò quan trọng trong việc chuẩn bị và lãnh đạo cách mạng tháng 8. Thắng lợi của cách mạng tháng 8 gắn liền với hoạt động của mặt trận Việt Minh, là sự sang tạo độc đáo của đảng và Hồ Chí Minh trong công tác mặt Trận.

NGUỒN : DIENDANKIENTHUC.NET*
 
Vai trò của Mặt trận Việt Minh đối với cách mạng tháng 8 năm 1945

1. Khái quát sự ra đời của mặt trận Việt Minh

Từ ngày 10 đến 19-5-1941, Hội nghị lần thứ 8 của Ban Chấp hành Trung ương đã họp tại lán Khuổi Nậm (Pắc Bó, Cao Bằng) do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc chủ trì. Hội nghị đã phân tích tình hình và đề ra chủ trương mới về cách mạng Đông Dương, trong đó có vấn đề thành lập tổ chức mới của Mặt trận Dân tộc thống nhất

Sống dưới hai tầng áp bức của Pháp và Nhật, dân cày, thợ thuyền, phú nông, địa chủ, tiểu tư sản, viên chức, tiểu chủ, tiểu nông, một phần tư bản bản xứ đều mong muốn được giải phóng. Trong tình hình mới, Đảng đã chủ trương vận dụng phương pháp hiệu triệu hết sức thống thiết đánh thức được tinh thần dân tộc của nhân dân ta, nên phải tìm một tên khác cho MTDTTN sao cho có tính chất dân tộc hơn, có sức hiệu triệu dân tộc mãnh liệt hơn, nhất là có thể thực hiện được ngay khi nhân dân đang bức xúc muốn được giải phóng.

Mặt trận Việt Minh ra đời nhằm tập hợp các lực lượng yêu nước, không phân biệt tôn giáo, xu hướng chính trị...hễ thừa nhận mục đích, tôn chỉ và chương trình của Việt Minh và được Tổng bộ Việt Minh thông qua thì được gia nhập.

Việc thành lập Mặt trận Việt Minh là sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược về MTDTTN, mở ra thời kỳ mới, đoàn kết rộng rãi toàn dân, phát huy sức mạnh của mọi lực lượng yêu nước, tạo tiền đề dấy lên phong trào cách mạng sôi sục trong cả nước, tiến tới cao trào cách mạng mà đỉnh cao là cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 lịch sử, giành độc lập cho Tổ quốc sau 80 năm nô lệ.

2. Vai trò của mặt trận Việt Minh đối với cách mạng tháng 8 năm 1945

2.1 Vai trò của mặt trận Việt Minh đối với việc chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền (Từ sau HNTW 8 đến trước Cao trào kháng Nhật cứu nước)

Dưới ngọn cờ Việt Minh, công cuộc chuẩn bị mọi mặt cho cuộc khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền được tiến hành gấp rút:

- Xây dựng lực lượng vũ trang

+ Bên cạnh việc đẩy mạnh xây dựng lực lượng chính trị, Đảng ta cũng rất chú trọng xây dựng lực lượng vũ trang:

+ Sau khởi nghĩa Bắc Sơn Đảng ta quyết định thành lập Đội du kích Bắc Sơn, hoạt động ở căn cứ Bắc Sơn – Võ Nhai.

+Thành lập Trung đội Cứu quốc quân I (14/2/1941)

+Thành lập Trung đội Cứu quốc quân II (15/9/1941)

+NAQ Thành lập Đội tự vệ vũ trang để chuẩn bị cho xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân và thúc đẩy cơ sở chính trị phát triển. Nười còn tổ chức các lớp huẩn luyện, phổ biến kinh nghiệm du kích Nga, kinh nghiệm du kích Tàu…

+Thành lập Trung Đội Cqq III (25/2/1944)

+ Ngày 22/12/1944, Theo chỉ thị của Hồ Chí Minh, Đội VNTTGPQ thành lập theo chỉ thị của HCM tại Cao Bằng. Sauk hi ra đời Đội nhanh chóng giành được thắng lợi ở Phay Khắt và Nà Ngần.

- Xây dựng lực lượng chính trị:

Một trong những nhiệm vụ cấp bách của Đảng là vận động quần chúng tham gia mặt trận Việt Minh. Cao Bằng là nơi thi điểm cuộc vận động xây dựng Hội Cứu quốc trong mặt trận Việt Minh.

Đến năm 1942, khắp các châu ở Cao Bằng đều có Hội Cứu quốc, trong đó có ba châu “hoàn toàn”. Tiếp đó Ủy ban Việt Minh tỉnh Cao Bằng và Ủy ban Việt Minh lâm thởi liên tỉnh Cao – Bắc – Lạng được thành lập.

+Ở nhiều tỉnh miền Bắc và một số tỉnh miền Trung, ở Hà Nội, Hải Phòng, hầu hết các hội Phản đế chuyển thành Hội Cứu quốc đồng thời các hội Cứu quốc mới được thành lập.

+ Đảng tranh thủ tập hợp rộng rãi các tầng lớp khác như học sinh, sinh viên, trí thức, tư sản…vào mặt trận cứu nước. Năm 1943, Đảng đề ra bản Đề cương văn hóa Việt Nam. Năm 1944, Đảng Dân chủ VN và Hội Văn hóa Cứu quốc VN ra đời, đứng trong Mặt trận Việt Minh. Đảng tăng cường hoạt động trong quân đội Pháp, ngoại kiều ở Đông Dương chống phát xít.

+ Báo chí của Đảng và của Mặt trận VM (giải phóng, cờ giải phóng chặt xiềng…) đã góp phần tích cực vào việc tuyên truyền đường, chính sách, chủ trương của Đảng, đấu tranh chống các thủ đoạn chính trị và văn hóa của địch.

Vai trò: lực lượng quan trọng nhất làm nên thắng lợi vĩ đại, nhanh chóng của TKN, biểu trưng cho sức mạnh của khói đoàn kết Dân tộc.

- Xây dựng căn cứ địa cách mạng

+ Vùng Bắc Sơn – Võ Nhai được xây dựng làm căn cứ địa cách mạng sau khởi nghĩa BS.

+ Năm 1941, sau khi về nước NAQ được chọn Cao Bằng để xây dựng căn cứ địa trên cơ sở lực lượng chính trị được tổ
chức và phát triển.

+ Tại các căn cứ địa hàng ngày diễn ra hoạt động sản xuất, xây dựng chiến đấu, hoạt động của các đoàn thể cứu quốc, lực lượng vũ trang.

+ Năm 1943, Ban Việt Minh liên tỉnh Cao Bắc Lạng lập ra 19 ban xung phong “ Nam tiến” để liên lạc với căn cứ địa Bắc Sơn – Võ Nhai và phát triển lực lượng xuống các tỉnh miền xuôi.

Vai trò: là nơi đứng chân của các lực lượng chính trị và vũ trag cùng cơ quan đầu não của Đảng ta, nơi xuất phát của những quyết định chủ trương chỉ đạo CM quan trọng.

2. Vai trò của mặt trận Việt Minh trong cao trào kháng Nhật cứu nước (Từ sau 9.3.1945 đến trước Tổng khởi nghĩa)

Trong thời kỳ Kháng Nhật cứu nước, Mặt trận Việt Minh tiếp tục đẩy mạnh công tác chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang trên mọi mặt, đồng thời lãnh đạo quần chúng tiến hành tổng diễn tập cho thắng lợi cách mạng tháng 8 năm 1945.

+ Tháng 3 năm 1945: Nhật tiến hành đảo chính lật đổ Pháp, ngay lập tức Mặt trận Việt Minh ra bản hịch kêu gọi nhân dân đứng lên kháng Nhật cứu nước cứu nhà.

+ Ở đồng bằng Bắc bộ, một phong trào kháng Nhật cứu nước cứu nhà diễn ra sôi nổi: ở căn cứ địa, nhân dân tiến hành đánh đồn bốt, diệt ác ôn, phá kho thóc Nhật cứu đói. Kết quả là nhân dân đã phá được hàng trăm kho thóc của Nhật, Pháp, hàng chục vạn tấn thóc của giặc đã được đem chia cho dân nghèo. Ở Trung kí đã có đội du kích Ba Tơ, tại Nam kì mặt trận Việt Minh tiến hành hoạt động mạnh mẽ ở Mĩ Tho và Hậu Giang

+ Tháng 4 năm 1945: Diễn ra hội nghị quân sự cách mạng Bắc kì ở Hiệp Hòa – Bắc Giang, hội nghị đã có một số những quyết định quan trọng như:

•Sát nhập các lực lượng vũ trang thành Việt Nam giải phóng quân.

•Phát triển hơn nữa các lực lượng vũ trang và nữa vũ trang.

•Phát triển chiến tranh du kích và xây dựng căn cứ địa cách mạng.

•Thành lập ủy ban quân sự cách mạng Bắc kì để giúp đỡ toàn quốc về mặt quân sự.

+ Ngày 15/5/1945, Đội VNTTGPQ kết hợp với CQQ thành VN giải phóng quân.

+ Tháng 6 năm 1945: khu giải phóng Việt Bắc được thành lập tại 6 tỉnh: Cao – Bắc – Lạng, Hà – Tuyên – Thái và một số vùng lân cận thuộc Phú Thọ, Yên Bái, Vĩnh Yên.

+ Thành lập Ủy ban lâm thời khu giải phóng Việt Bắc và thi hành 10 chính sách của Mặt trận Việt Minh, Tân Trào (Tuyên Quang ) được chọn là thủ đô khu giải phóng Việt Bắc.

+ Ở các thành phố lớn, Việt Minh đã tiến hành rải truyền đơn, tuyên truyền, diễn thuyết, giải thích đường lối của Việt Minh để giác ngộ nhân dân, các đội danh dự của Việt Minh tiến hành diệt trừ các sĩ quan Nhật và tay sai bán nước, gấp rút chuẩn bị khởi nghĩa giành chính quyền khi thời cơ đến.

+ Ở các vùng nông thôn: nông dân tiến hành đấu tranh không nộp thóc, không đi lính cho Nhật, nhổ đay, nhổ thầu dầu và trồng ngô lúa.

-> Đến giữa tháng 8 năm 1945, mặt trận Việt Minh đã có những công lớn trong việc chuẩn bị về mọi mặt và lãnh đạo nhân dân ta đứng lên đấu tranh tiến hành Tổng khởi nghĩa tháng Tám giành chính quyền khi thời cơ đến.

3. Vai trò của mặt trận Việt Minh đối với Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước

Khi thời cơ đến, Mặt trận Việt Minh lãnh đạo nhân dân cả nước tiến hành Tổng khởi nghĩa giành thắng lợi nhanh chóng và ít đổ máu, dẫn tới sự thành lập của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ngày 2 tháng 9 năm 1945.

Kết luận: Mặt trận Việt Minh ra đời đóng vai trò to lớn đến quá trình chuẩn bị và giành thắng lợi đối với cách mạng tháng 8 năm 1945.

(sưu tầm và biên soạn)
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top