Bạn tham khảo nha
[h=2]Lũ lụt đến từ đâu?[/h]Rất nhiều người Thái tự hỏi vì sao đất nước họ phải đối mặt với trận lũ lịch sử suốt 3 tháng qua. Có rất nhiều nguyên nhân, nhưng đầu tiên phải kể tới lượng mưa lớn đột biến trút xuống dồn dập trong một thời gian dài ở miền bắc và miền trung Thái Lan. Các thống kê cho thấy tổng lượng mưa trong 9 tháng đầu năm 2011 tại nhiều địa phương của Thái Lan cao hơn lượng mưa trung bình cũng trong khoảng thời gian này của 3 thập kỷ qua. Tại Chiang Mai, tổng lượng mưa 3 quý đầu năm cao hơn 140%, ở Lamphun là 196%, ở Lampang là 177%, ở Uttaradit là 153% và ở Phitsanulok là 146%. Những con số này cho thấy năm 2010 là một năm mà lượng mưa đổ xuống Thái Lan đạt đỉnh điểm.
Ngoài nguyên nhân khách quan nói trên, cơn
"đại hồng thủy" ở Thái Lan còn bắt nguồn từ những nguyên nhân chủ quan. Do thiếu các trang thiết bị cần thiết cho việc dự đoán lượng mưa lớn và dồn dập trong thời gian dài, Cục Khí tượng Quốc gia Thái Lan đã không thể dự báo chính xác lượng mưa và dẫn tới những điều chỉnh không hợp lý.
Các đập nước của Thái Lan, trong đó có đập lớn nhất mang tên Bhumibol hay đập Sirikit (cùng kiểm soát 22% lượng nước của sông Chao Phraya), đã tích rất nhiều nước thay vì phải xả dần dần, với mục đích dự trữ đủ lượng nước cho nông nghiệp vào mùa khô sắp tới. Vì vậy, khi mưa lớn xảy ra trên diện rộng khiến mực nước các sông dâng cao, nhiều đập nước đã không thể lấy thêm nước vào để điều chỉnh dòng lũ. Sau một thời gian, khi chính mực nước trong các đập lên cao, các đập này buộc phải xả nước và tình hình lũ lụt càng trở nên nghiêm trọng.
Bên cạnh việc dự báo không chính xác về diễn biến thời tiết, việc đất nền bị lún sụt do khai thác nước ngầm quá mức cùng với triều cường dâng cao là những nguyên nhân tiếp theo khiến Thái Lan gặp phải trận lũ lụt lịch sử. Ví dụ điển hình để thấy rõ hai nguyên nhân này là thành phố Bangkok, nơi có đất nền thấp dần so với mực bước biển hàng năm. Thủy triều dâng cao cộng với lượng mưa tại chỗ cũng rất lớn khiến Bangkok vốn dĩ đã phải đối mặt với khả năng ngập lụt ngay cả khi trận lũ lịch sử không xảy ra.
Khi đất nền ở Bangkok và một số vùng duyên hải của Thái Lan bị hạ thấp dần, nơi này chẳng khác nào một chỗ trũng và dòng nước lũ cứ thế đổ về. Triều cường khiến lũ thoát ra biển chậm hơn, từ đó dẫn tới tình trạng ngập lụt.
[h=2]Hậu quả[/h]
Sau 3 tháng chìm trong cơn lũ lịch sử, Thái Lan đã phải chịu hậu quả nặng nề và mọi con số thống kê đều mới chỉ là ước tính ban đầu. Thủ tướng Yingluck hôm 17/10 cho biết quá trình tái thiết sau lũ lụt có thể tiêu tốn của Thái Lan khoảng 3,3 tỷ USD, trong khi ước tính thiệt hại kinh tế bước đầu vào khoảng 4,9 tỷ USD, tương đương với khoảng 1,3 tới 1,5% tổng sản phẩm quốc nội hàng năm. Bộ trưởng Tài chính Thái Lan Thirachai Phuvanatnaranubala cho hay các trận lụt còn có thể khiến tăng trưởng kinh tế của nước này giảm xuống còn 1,7% trong năm nay.
Ít nhất 381 người đã thiệt mạng trong cơn
"đại hồng thủy", trong khi đời sống của khoảng 2,3 triệu người bị ảnh hưởng vì lũ lụt. Khoảng 113.000 người dân hiện phải sống trong 1.700 khu sơ tán được lập nên khắp Thái Lan. Trận lũ lịch sử gây ảnh hưởng trực tiếp tới một phần ba số tỉnh và ba phần tư diện tích Thái Lan, trong đó có 300.000 ha đất nông nghiệp.
Nước lũ rồi sẽ rút, có thể trong vài ngày tới hoặc lâu hơn, nhưng hậu quả mà nó để lại chắc chắn sẽ còn dai dẳng. Ngành công nghiệp sản xuất của Thái Lan bị giáng một đòn mạnh, khi 930 nhà máy tại 28 tỉnh bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Hoạt động sản xuất bị đình đốn dẫn tới nhiều người dân không có hoặc mất việc làm, một yếu tố sẽ làm nảy sinh những vấn đề xã hội khó giải quyết. Những cánh đồng ngập trắng cũng sẽ tác động lớn tới sản lượng nông nghiệp của Thái Lan trong năm nay.
Với tất cả những hậu quả về mọi mặt đối với Thái Lan, trận lũ lụt lịch sử năm 2011 được coi là cơn
"đại hồng thủy" tồi tệ nhất từ trước đến nay xét theo lượng nước khổng lồ và số người chịu ảnh hưởng.