Cần giúp giải đáp các câu hỏi của Chủ nghĩa Mác . Mong ad và mọi người giúp giùm ...

Huỳnh Trúc

New member
Xu
0
  1. Điều kiện tiền đề ra đời của Chủ nghĩa Mác - Lê nin .
  2. Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức .
  3. Nguyên lí liên hệ phổ biến .
  4. Nguyên lí về sự phát triển .
  5. Mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả .
  6. Quy luật chuyển hoá từ sự thay đổi về lượng thành sự thay đổi về chất và ngược lại .
  7. Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập .
  8. Quy luật phủ định của phủ định .
  9. Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức , con đường biện chứng của nhận thức chân lí .
  10. Quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất đối với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất .
  11. Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội và tính độc lập tương đối của ý thức xã hội .
  12. Quá trình lịch sử tự nhiên của sự phát triển hình thái kinh tế xã hội .
  13. Quan điểm của phép biện chứng duy vật về con người và bản chất con người .
 
Câu 1.

Triết học Mác - Lênin ra đời từ nửa cuối thế kỷ XIX và phát triển cho đến ngày nay. Từ khi ra đời, triết học Mác - Lênin đã tạo ra một cuộc cách mạng trong lịch sử triết học và trở thành thế giới quan, phương pháp luận của hoạt động nhận thức cũng như hoạt động thực tiễn của con người. Triết học Mác không phải là một sản phẩm có tính chất chủ quan, là sản phẩm tất yếu của lịch sử.
Những điều kiện và tiền đề của triết học Mác:

- Điều kiện về nền kinh tế xã hội.

Vào những năm 40 ở thế kỷ 19, CNTB đã phát triển thành một hệ thống kinh tế đặc biệt là ở các nước Tây Âu như Anh và Pháp. Sự phát triển của lực lượng sản xuất làm cho quan hệ sản xuất tư bản được củng cố tạo ra cơ sở kinh tế để cho xã hội tư bản phát triển kèm theo đó mâu thuẫn xã hội càng thêm gay gắt và bộc lộ ngày càng rõ rệt; sự phân hóa giàu nghèo tăng lên, bất công xã hội tăng. Những xung đột giữa giai cấp vô sản với tư sản đã phát triển thành những cuộc đấu tranh giai cấp. Mâu thuẫn lực lượng sản xuất >< Quan hệ sản xuất.

Mâu thuẫn này được biểu hiện về mặt xã hội thành đối lập giữa giai cấp vô sản với giai cấp tư sản. Do đó vào những năm 40 thế kỷ 19 phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân ngày càng phát triển mạnh mẽ, họ ý thức được lợi ích căn bản của giai cấp mình.
Trong hoàn cảnh lịch sử đó, giai cấp tư sản không còn đóng vai trò là giai cấp cách mạng. Vì vậy, giai cấp vô sản xuất hiện trên vũ đài lịch sử với sứ mệnh xoá bỏ xã hội tư bản và trở thành lực lượng tiên phong trong cuộc đấu tranh cho nền dân chủ và tiến bộ xã hội.

Như vậy, thực tiễn xã hội, nhất là thực tiễn của phong trào đấu tranh của giai cấp vô sản đòi hỏi phải được soi sáng bởi một hệ thống lý luận, một học thuyết triết học mới. Học thuyết đó phải xuất hiện để định hướng phong trào đấu tranh nhanh chóng đạt được thắng lợi. Vào thời này sự xuất hiện của triết học Mác đã làm cho phong trào công nhân chuyển sang một giai đoạn mới.

- Những tiền đề lý luận:

Để xây dựng học thuyết của mình ngang tầm với trí tuệ nhân loại, Các Mác và Ph.Ăngghen đã kế thừa những thành tựu trong lịch sử tư tưởng nhân loại. Triết học Đức với hai nhà triết học tiêu biểu Hêghen và Phoiơbắc là nguồn gốc trực tiếp của triết học Mác.
+ Triết học cổ điển Đức tiêu biểu là: Kant, Heghen, PhơBach.
+ Kế thừa kinh tế chính trị học của Anh: Xmit, Ricacđô...
+ Kế thừa chủ nghĩa xã hội không tưởng của Pháp Xanhxmông, Phunê.
+ Đối với Hêghen, Mác và Ănghen đã tước bỏ đi các hình thức thần bí và phát hiện ra hai nhận hợp lý cho pháp biện chứng của Hecghen.
+ PhơBach các ông kế thừa những quan điểm duy vật để xây dựng nên quan điểm duy vật về lịch sử.

- Những tiền đề về mặt KHTN.

Vào những năm 30 đến những năm 50 của thế kỷ 19 KHTN đã có phát minh vĩ đại.
+ Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng nó đã chứng minh rằng các hình thức vận động của vật chất không tách rời nhau.
+ Thuyết tế bào đã chứng minh sự thống nhất bên trong của các cơ thể sống.
+ Thuyết tiến hóa của ĐácUyn.
Ba phát minh góp phần chứng minh cho tính thống nhất của Thế giới
Giữa triết học với khoa học nói chung và khoa học tự nhiên nói riêng có mối quan hệ khăng khít. Sự phát triển của tư duy triết học phải dựa trên cơ sở tri thức do các khoa học cụ thể đem lại. Vì thế, mỗi khi trong khoa học có những phát minh mang tính chất vạch thời đại thì tạo ra sự thay đổi của triết học. Những phát minh khoa học đó đã vạch ra mối liên hệ thống nhất giữa những sự vật, giữa các hình thức vận động khác nhau trong tính thống nhất vật chất của thế giới, vạch ra tính biện chứng của sự vận động và phát triển. Đồng thời đã làm bộc lộ rõ tính hạn chế và sự bất lực của phương pháp tư duy siêu hình và của tư tưởng biện chứng cổ đại cũng như phép biện chứng của Hêghen. Từ đó đặt ra một yêu cầu trong tư duy nhân loại cần phải xây dựng một phương pháp tư duy mới thật sự khoa học. Với những phát minh của mình, khoa học đã cung cấp những tri thức để Các Mác và Ph.Ăng ghen khái quát xây dựng phép biện chứng duy vật.

Kết luận: Như vậy, Chủ nghĩa Mác - Lê nin nói chung và Triếc học Mác Lê Nin nói riêng ra đời là một tất yếu lịch sử không những vì đời sống thực tiễn mà còn vì những tiền đề lý luận, xã hội và khoa học mà nhân loại đã tạo ra.không chỉ phản ánh thực tế xã hội đương thời mà còn là sự phát triển hợp lôgic của lịch sử tư tưởng nhân loại.
 
  1. Điều kiện tiền đề ra đời của Chủ nghĩa Mác - Lê nin .
  2. Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức .
  3. Nguyên lí liên hệ phổ biến .
  4. Nguyên lí về sự phát triển .
  5. Mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả .
  6. Quy luật chuyển hoá từ sự thay đổi về lượng thành sự thay đổi về chất và ngược lại .
  7. Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập .
  8. Quy luật phủ định của phủ định .
  9. Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức , con đường biện chứng của nhận thức chân lí .
  10. Quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất đối với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất .
  11. Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội và tính độc lập tương đối của ý thức xã hội .
  12. Quá trình lịch sử tự nhiên của sự phát triển hình thái kinh tế xã hội .
  13. Quan điểm của phép biện chứng duy vật về con người và bản chất con người .

Nguyên lí liên hệ phổ biến

- Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến: Mọi sự vật hiện tượng tồn tại trong nhiều mối liên hệ ràng buộc lại với nhau. Mối liên hệ này phải là mối liên hệ phổ biến khách quan để sự vật và hiện tượng luôn phát triển, không cô lập. Mối liên hệ phổ biến khách quan chi phối tổng quát mọi sự vận động của sự vật, hịên tượng.

Ý nghĩa thực tiễn: Chúng ta phải chú trọng tất cả các mối liên hệ, đánh giá đúng vai trò mối liên hệ đang chi phối đối tượng. Qua hoạt động thực tiễn, chúng ta sử dụng nhiều biện pháp, phương tiện thích hợp để thúc đẩy mối quan hệ đó phát triển một cách tích cực.

Mối liên hệ phổ biến là sự tác động tương hỗ, ràng buộc lẫn nhau giữa các yếu tố, các mặt, các bộ phận bên trong của một sự vật, của một hiện tượng hay của các sự vật, các hiện tượng trong thế giới

Ví dụ: Về không gian, trước đây anh ta là con nhà giàu, nhưng hiện nay anh ta là người nghèo. Vì vậy trước đây anh ta là người tốt nhưng hiện nay anh ta trở thành kẻ trộm cắp.

P/S Còn lại bạn tham khảo file đính kèmView attachment 14920
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top