Căn cứ để phân kỳ các giai đoạn của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa như thế nào?

David_Tèo

New member
Xu
0
Căn cứ để phân kỳ các giai đoạn của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa như thế nào?

BÀI LÀM

Hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa là một xã hội có quan hệ sản xuất đặc trưng dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất phù hợp với tính chất xã hội cao và trình độ phát triển tiên tiến, hiện đại của lực lượng sản xuất và một kiến trúc thượng tầng phù hợp với cơ sở hạ tầng của chủ nghĩa cộng sản.

Sự phân kỳ hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa dựa trên cơ sở khách quan, khoa học về sự phát triển và chín muồi của các nhân tố kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của đời sống xã hội.

- Căn cứ để phân kỳ hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa dựa vào những cơ sở khách quan khoa học sau đây:

+ Tiêu chí thứ nhất, dựa trên trình độ phát triển của kinh tế - xã hội.
Biểu hiện trước hết là sự phát triển của lực lượng sản xuất, của khoa học – công nghệ, năng xuất lao động xã hội.

Trình độ phát triển của quan hệ sản xuất

Quan hệ sở hữu

Tổ chức quản lý
Phân phối lao động

+ Tiêu chí thứ hai, căn cứ vào trình độ phát triển, hoàn thiện của kiến trúc thượng tầng.
Trước tiên là sự tiến bộ của nhà nước, pháp luật, sự phát triển của dân chủ, các thiết chế xã hội, các hình thái ý thức xã hội.

- Các giai đoạn của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa.
Dựa trên những căn cứ khoa học, xem xét cả về logic và lịch sử C.Mác đã phân kỳ hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa bao gồm:

+ Thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội.

+ Chủ nghĩa xã hội – giai đoạn thấp của hình thái kinh tế xã hội cộng sản chủ nghĩa.

+ Chủ nghĩa cộng sản – giai đoạn cao của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa.

Về thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội, các nhà kinh điển của chủ nghĩa xã hội khoa học đã luận giải rất sâu sắc. Giưã xã hội tư bản chủ nghĩa và xã hội xã hội chủ nghĩa có một thời kỳ quá độ từ xã hội nọ sang xã hội kia.

Xã hội thời kỳ này là một xã hội mà về mọi phương diện – kinh tế, đạo đức, tinh thần… còn mang những dấu vết của xã hội cũ nó đã lọt lòng. Đó là xã hội chưa phát triển trên cơ sở của chính nó, xã hội trong thời kỳ cải biến cách mạng…
Tính chất của thời kỳ này là thời kỳ “ sinh đẻ” lâu dài và đau đớn để loại bỏ dần cái cũ, xây dựng và cũng cố cái mới, cao hơn chủ nghã tư bản.

Là người kế thừa và vận dụng sáng tạo học thuyết Mác với hình thái kinh tế xã hội, V.I.Lênin đã phân tích và làm sáng tỏ nhiều vấn đề về thời kỳ quá độ.Ông đã nêu lên quan điểm về hai hình thái quá độ lên chủ nghĩa xã hội: quá độ trực tiếp và quá độ gián tiếp.

Nghiên cứu sự ra đời, căn cứ phân kỳ, các giai đoạn phát triển của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa có ý nghĩa to lớn, đổi mới sự định hướng xã hội chủ nghĩa cho công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay.

Theo Hỏi đáp CNXHKH*
 
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đã đề ra đường lối đổi mới kinh tế theo hướng phát triển một nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN. Theo đó, chúng ta khuyến khích sự phát triển mạnh mẽ của tất cả các thành phần kinh tế. Đặc biệt kinh tế Nhà nước mà nòng cốt là các doanh nghiệp Nhà nước (DNNN), phải đủ mạnh để giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế.

Sức mạnh của DNNN không chỉ thể thể hiện ở quyền lực hành chính của Nhà nước mà còn ở sức mạnh kinh doanh thực sự của doanh nghiệp. Thí điểm thành lập các Tổng công ty Nhà nước theo hướng hình thành và phát triển các tập đoàn kinh tế mạnh là một chủ trương đúng đắn của Nhà nước ta nhằm tổ chức lại khu vực kinh tế Nhà nước, tạo nền tảng cho sự ổn định và phát triển kinh tế đất nước. Thực tế hoạt động của các Tổng công ty Nhà nước trong những năm qua đã đạt được những thành tựu rất đáng khích lệ, ngày càng khẳng định được vai trò chủ đạo của DNNN trong nền kinh tế. Tuy nhiên về mô hình tổ chức Tổng công ty Nhà nước vẫn còn nhiều vấn đề phải bàn. Để nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả hoạt động của Tổng công ty, tiến tới xây dựng một số Tổng công ty đạt được các yêu cầu cơ bản của một tập đoàn kinh tế, cần phải tổng kết, đánh giá lại mặt mạnh, mặt yếu của mô hình Tổng công ty, từ đó có biện pháp, chính sách tăng cường, củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động của Tổng công ty, lựa chọn các Tổng công ty Nhà nước quan trọng, hoạt động có hiệu quả, có khả năng và điều kiện để xây dựng thành lập đoàn kinh tế mạnh. Trong bài viết này em xin đề cập đến một số phương hướng, biện pháp nhằm giải quyết vấn đề trên.
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top