Thanh Hóa:
Cận cảnh nỗi khổ GV mầm non ngoài biên chế
(Dân trí) - “Nhà báo muốn nghe gì chứ cái khổ của những GV mầm non như chúng tôi thì nghe cả ngày cũng không hết đâu. Chúng tôi cũng vì mến trường, yêu trẻ và hi vọng đến ngày được vào biên chế nên cố bám trường, bám lớp…”.
Đó là lời tâm sự của cô giáo Phạm Thị Sơn, giáo viên (GV) Trường mầm non Mậu Lâm, xã Mậu Lâm, huyện Như Thanh (Thanh Hóa) đã có 22 năm công tác trong nghề.
Ứa nước mắt nhìn gia cảnh GV mầm non
Sau khi sự việc hàng loạt GV Trường mầm non Mậu Lâm, xã Mậu Lâm, huyện Như Thanh không đến lớp vào ngày 5/9, chúng tôi trở lại trường. Những GV nghỉ dạy trong ngày khai trường đã trở lại lớp, nhưng những dư âm vẫn còn đó…
Giáo viên Trường mầm non Mậu Lâm bám trụ bằng tình yêu nghề, yêu trẻ.Dạo một vòng quanh các lớp học tại khu Trung tâm, chúng tôi gặp gỡ các GV ngoài biên chế để ghi nhận những nỗi niềm của họ. Cô giáo Đào Thị Lý, thôn Bãi Gạo 2, xã Mậu Lâm có hai con sinh đôi đang học tại trường. Cô Lý là GV hợp đồng theo quyết định 2480/2007 của UBND tỉnh Thanh Hóa. Mỗi tháng lương của cô được 985.000đ, nhưng trừ tất cả các chi phí đi còn lại chưa đầy 500.000đ. Chia đều cho các ngày trong tháng, thì bình quân mỗi ngày lương của cô khoảng 15.000đ. Trong khi đó, chỉ riêng bữa ăn trưa bán trú của hai con cô đã hết 16.000đ. Coi như cả tháng trằn lưng ra làm cũng chưa đủ tiền cho con ăn một bữa trưa ở trường chứ chưa nói gì đến chuyện lo cho bản thân và gia đình...
Dù nhận chừng đó tiền lương không đủ tiền xăng xe đi lại, nhưng cô Lý cũng còn may mắn hơn một số GV như cô Lê Thị Tình, Đới Thị Thanh và Quách Thị Hoài, mỗi tháng các cô này được xã hỗ trợ 250.000đ, ngoài ra không có thêm bất kỳ một khoản nào khác.
Trời đã quá trưa, chúng tôi rời Trường mầm non Mậu Lâm theo chân cô hiệu phó Trần Thị Thư ghé thăm gia đình một số GV trong trường. Gia đình đầu tiên chúng tôi ghé thăm là cô giáo Cao Thị Hiền. Dường như cuộc sống vất vả nên trông cô Hiền già hơn so với cái tuổi 35 của mình. Căn nhà cô trống rỗng, trên chiếc giường là người chồng đang nằm vì mang bệnh thần kinh.
Trông vào gia cảnh của cô Hiền, ai cũng phải rơi nước mắt.Cô Hiền trút bầu tâm sự chất chứa bấy lâu: “Năm 1995, tôi đang công tác tại trường mầm non xã Vượng Nghi, nhưng sau khi tôi lấy chồng, cô hiệu trưởng bảo không được dạy nữa. Thế là tôi phải nghỉ dạy ở nhà, hai vợ chồng hàng ngày vào rừng chặt củi, bẻ măng về bán kiếm tiền sinh sống. May sao sau đó tôi được hợp đồng vào dạy Trường mầm non Mậu Lâm”.
Sáng đến trường, chiều về cô Hiền chạy mua hàng, mùa nhãn thì cô đi bẻ nhãn, đi hái quả nụ quàng, lấy dây nấu nước…để bán kiếm lời. Hàng ngày thức dậy từ 3 giờ rưỡi sáng, cô tất tưởi đạp xe hàng chục cây số xuống chợ Chuối (huyện Nông Cống) hay chợ huyện để bán. Hôm nào may mắn thì bán được sớm về còn có thời gian lo cho con đi học. Nhiều hôm về đến nhà đã hơn 6 giờ sáng chỉ kịp bỏ đồ ra rồi lên lớp dạy luôn. Mỗi ngày như vậy, cô cũng kiếm được khoảng 50.000đ. Đã hơn 10 năm trong nghề, chưa một ngày cô Hiền biết nghỉ ngơi là gì.
Rời gia đình cô giáo Hiền mà lòng chúng tôi trĩu nặng. Men theo con đường đất, chúng tôi tiếp tục tìm đến gia đình cô Phạm Thị Sơn. Gặp chúng tôi, cô Sơn chia sẻ: “Nhà báo muốn nghe gì chứ cái khổ của những GV mầm non như chúng tôi thì nghe cả ngày cũng không hết đâu. Chúng tôi cũng vì mến trường, yêu trẻ và hi vọng đến ngày được vào biên chế nên cố bám trường, bám lớp”.
Đã 26 năm đi dạy, chưa một lần cô Sơn mang lương về nhà.Đã 26 năm trong nghề, chưa một ngày cô giáo Sơn được cầm đồng lương về lo cho cuộc sống gia đình. Khi tôi hỏi, tại sao đi dạy ngần ấy năm trời, lương không đủ sống nhưng cô vẫn đi dạy mà không chuyển làm nghề khác để có thể nâng cao mức sống gia đình, cũng như bao GV nơi đây, cô Sơn chia sẻ: “Ngày trước thiếu GV, sau khi được vận động, tôi đã ra đứng lớp, rồi dần dà tình yêu trẻ, yêu lớp đã ăn sâu vào tiềm thức của tôi từ lức nào không biết. Chúng tôi đi làm cũng không thể ăn không khí mà sống được, chị em chúng tôi chỉ hi vọng một ngày nào đó được cấp trên quan tâm hỗ trợ chế độ để làm sao trang trải cuộc sống gia đình. Nhà trường cũng quan tâm, các cô cũng thường giúp đỡ nhau nhưng ở đây ai cũng như thế cả”.
Nhắc đến chồng, đôi mắt cô bắt đầu rớm lệ: “Ông ấy mắc bệnh thần kinh, không làm được gì. Con gái lớn của tôi mới học hết lớp 9, nó biết mẹ đi làm lương không đủ ăn nên đã bỏ học xuống thành phố làm ôsin. Làm vợ, làm mẹ, thấy chồng con như thế tôi đau lắm nhưng biết làm sao bây giờ. Nhưng tôi quyết định theo ngành đến cùng, rời học sinh tôi buồn lắm”.
Không chỉ có cô Hiền, cô Sơn mà còn đó những GV như cô Vũ Thị Toàn, cô Bùi Thị Luyến, cô Lê Thị Lịch, cô Bùi Thị Liễu… đã có hơn 20 năm công tác trong nghề, nhưng cũng chừng ấy năm họ gắng gượng để lo cho công việc và cân bằng cuộc sống gia đình…Đã không ít lần xảy ra xung đột trong gia đình chỉ vì công việc phải đi suốt ngày, trong khi không có một đồng lương mang về, nhưng rồi các cô cũng phải cắn răng chịu đựng để cuộc sống gia đình yên ấm.
Đồng lương ít ỏi, đã vậy, hàng tháng, các cô còn phải bỏ tiền ra mua tài liệu, giấy, bút về làm đồ dùng trực quan cho việc dạy học. Nếu không làm thì không thể hoàn thành nhiệm vụ. Có nhiều GV để nâng cao nghiệp vụ đã phải cắm cả bìa đỏ đi học thêm để đáp ứng yêu cầu công việc ngày càng cao. Khó khăn là vậy, nhưng dường như trong tất thảy những GV mà chúng tôi tiếp xúc chưa hề nghe đến chuyện các cô có ý định bỏ nghề mà vẫn muốn được gắn bó với trường lớp và chăm lo cho các cháu.
Cô Vũ Thị Toàn không nghĩ mình bỏ nghề, chỉ hi vọng cấp trên quan tâm đến đời sống GV hơn nữa.Những nỗi khổ của các GV mầm non ngoài biên chế nơi miền quê nghèo này có lẽ không giấy mực nào có thể diễn tả hết. Và không chỉ các cô ở Trường mầm non Mậu Lâm mà còn hàng nghìn GV mầm non khác cũng đang phải gồng mình để chống chọi với cuộc sống vì tình yêu nghề, mến trẻ và nơi họ còn có niềm tin một ngày nào đó những công sức mà họ bỏ ra sẽ được đền đáp xứng đáng.
Khó khăn nhất vẫn là kinh phí
Bà Hoàng Thị Chung, hiệu trưởng Trường mầm non Mậu Lâm, cho biết: “Ngay trong hội nghị chiều 7/9 do huyện tổ chức, các GV cũng đã đề đạt với nhà trường 3 điều kiện: Kiến nghị Ban giám hiệu nhà trường gặp các cấp để đề xuất nâng cao mức sống phù hợp với công sức chị em bỏ ra; Nhà nước hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội như công chức nhà nước; đề nghị cấp trên chỉ dạy một buổi/ngày để GV ngoài biên chế có thời gian làm thêm nâng cao mức sống”.
Theo đánh giá của Ban giám hiệu trường mầm non Mậu Lâm, hầu hết GV ngoài biên chế đều có thành tích công tác tốt, có những cô nhiều năm liền là GV dạy giỏi cấp huyện. Các cô luôn hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Bà Hoàng Thị Chung, hiệu trưởng Trường mầm non Mậu Lâm, cho biết giáo viên nghỉ dạy vì đời sống quá khó khăn.Từ năm 2004 đến nay, tỉnh Thanh Hóa có chủ trương không tuyển biên chế bậc học mầm non. Hiện số GV nằm trong định biên hưởng lương mỗi tháng là 985.000đ theo quyết định 2480. Trong khi đó, các khoản đóng góp đã chiếm hết hơn 30% tiền lương. Số tiền mà các GV nhận về mỗi tháng chưa đến 500 ngàn đồng, chia cho 30 ngày thì mỗi ngày một GV thu nhập chỉ khoảng 15.000đ.
Hiện Thanh Hóa có 13.469 cán bộ quản lý, GV và nhân viên mầm non. Trong đó chỉ có 3.134 biên chế; số ngoài biên chế hiện còn 10.335 người. Số hợp đồng theo định biên tại quyết định 2480 là 8.138 người; hợp đồng với huyện là 861 người và hợp đồng với xã, phường là 1.336 người.
Đối với số hợp đồng xã, phường có những nơi GV đứng lớp mà không có lương, có nơi chỉ nhận được khoảng 250 ngàn đồng/tháng tiền hỗ trợ của xã. Số GV này họ đứng lớp chỉ với một hi vọng là một ngày nào đó họ sẽ được tuyển vào biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
Tháng 5/2011, Sở GD-ĐT Thanh Hóa đã lập Đề án chuyển đối mô hình trường mầm non bán công sang công lập, tư thục và dân lập. Theo đó, nếu chuyển đổi sang công lập hoàn toàn mà nằm trong vùng 135, 30a, xã bãi ngang ven biển và vùng đặc biệt khó khăn thì GV sẽ được hưởng lương theo ngân sách nhà nước. Nếu chuyển đổi sang công lập tự chủ một phần ở vùng nông thôn, trung du thì theo tỷ lệ 75 - 25% (tức là nhà nước hỗ trợ 75% lương còn lại là nhà trường tự lo 25%); còn ở khu vực thành phố, thị xã thì theo tỷ lệ 50 - 50.
Bà Cao Thị Thái - Trưởng phòng Giáo dục mầm non, Sở GD-ĐT Thanh Hóa cho biết khó khăn nhất vẫn là kinh phí.Trong khi thực trạng số GV ngoài biên chế đang gặp không ít khó khăn thì ngành giáo dục Thanh Hóa cũng đang đau đầu khi còn thiếu khoảng trên 2.000 GV mầm non.
Bà Cao Thị Thái, Trưởng phòng Giáo dục mầm non, Sở GD-ĐT Thanh Hóa cho biết: “Dự kiến khi Đề án được thông qua thì có khoảng 2.112 GV ngoài hợp đồng sẽ được hưởng lương theo ngạch bậc. Để thực hiện Đề án cần trên 200 tỷ đồng, tuy nhiện hiện tại kinh phí mới xin được 2/3.
Để giảm tải cho những giáo viên nằm ngoài biên chế ở các điểm trường lẻ ở các huyện miền núi, từ tháng 9/2011, ngành giáo dục Thanh Hóa sẽ thực hiện giảm tải cho số giáo viên này từ dạy 2 buổi/ngày xuống dạy một buổi/ngày đối với nhà trẻ, mẫu giáo 3, 4 tuổi; riêng mẫu giáo 5 tuổi vẫn thực hiện 2 buổi/ngày để đảm bảo chương trình phổ cập giáo dục cho trẻ em 5 tuổi”.
Rời xã Mậu Lâm, chia tay các cô chúng tôi ra về khi trời đã sang chiều mà vẫn còn văng vẳng những câu nói bên tai của những GV mầm non ngoài biên chế về hoàn cảnh cuộc sống và những nỗi trăn trở của họ...
Cận cảnh nỗi khổ GV mầm non ngoài biên chế
(Dân trí) - “Nhà báo muốn nghe gì chứ cái khổ của những GV mầm non như chúng tôi thì nghe cả ngày cũng không hết đâu. Chúng tôi cũng vì mến trường, yêu trẻ và hi vọng đến ngày được vào biên chế nên cố bám trường, bám lớp…”.
Đó là lời tâm sự của cô giáo Phạm Thị Sơn, giáo viên (GV) Trường mầm non Mậu Lâm, xã Mậu Lâm, huyện Như Thanh (Thanh Hóa) đã có 22 năm công tác trong nghề.
Ứa nước mắt nhìn gia cảnh GV mầm non
Sau khi sự việc hàng loạt GV Trường mầm non Mậu Lâm, xã Mậu Lâm, huyện Như Thanh không đến lớp vào ngày 5/9, chúng tôi trở lại trường. Những GV nghỉ dạy trong ngày khai trường đã trở lại lớp, nhưng những dư âm vẫn còn đó…
Giáo viên Trường mầm non Mậu Lâm bám trụ bằng tình yêu nghề, yêu trẻ.
Dù nhận chừng đó tiền lương không đủ tiền xăng xe đi lại, nhưng cô Lý cũng còn may mắn hơn một số GV như cô Lê Thị Tình, Đới Thị Thanh và Quách Thị Hoài, mỗi tháng các cô này được xã hỗ trợ 250.000đ, ngoài ra không có thêm bất kỳ một khoản nào khác.
Trời đã quá trưa, chúng tôi rời Trường mầm non Mậu Lâm theo chân cô hiệu phó Trần Thị Thư ghé thăm gia đình một số GV trong trường. Gia đình đầu tiên chúng tôi ghé thăm là cô giáo Cao Thị Hiền. Dường như cuộc sống vất vả nên trông cô Hiền già hơn so với cái tuổi 35 của mình. Căn nhà cô trống rỗng, trên chiếc giường là người chồng đang nằm vì mang bệnh thần kinh.
Trông vào gia cảnh của cô Hiền, ai cũng phải rơi nước mắt.
Sáng đến trường, chiều về cô Hiền chạy mua hàng, mùa nhãn thì cô đi bẻ nhãn, đi hái quả nụ quàng, lấy dây nấu nước…để bán kiếm lời. Hàng ngày thức dậy từ 3 giờ rưỡi sáng, cô tất tưởi đạp xe hàng chục cây số xuống chợ Chuối (huyện Nông Cống) hay chợ huyện để bán. Hôm nào may mắn thì bán được sớm về còn có thời gian lo cho con đi học. Nhiều hôm về đến nhà đã hơn 6 giờ sáng chỉ kịp bỏ đồ ra rồi lên lớp dạy luôn. Mỗi ngày như vậy, cô cũng kiếm được khoảng 50.000đ. Đã hơn 10 năm trong nghề, chưa một ngày cô Hiền biết nghỉ ngơi là gì.
Rời gia đình cô giáo Hiền mà lòng chúng tôi trĩu nặng. Men theo con đường đất, chúng tôi tiếp tục tìm đến gia đình cô Phạm Thị Sơn. Gặp chúng tôi, cô Sơn chia sẻ: “Nhà báo muốn nghe gì chứ cái khổ của những GV mầm non như chúng tôi thì nghe cả ngày cũng không hết đâu. Chúng tôi cũng vì mến trường, yêu trẻ và hi vọng đến ngày được vào biên chế nên cố bám trường, bám lớp”.
Đã 26 năm đi dạy, chưa một lần cô Sơn mang lương về nhà.
Nhắc đến chồng, đôi mắt cô bắt đầu rớm lệ: “Ông ấy mắc bệnh thần kinh, không làm được gì. Con gái lớn của tôi mới học hết lớp 9, nó biết mẹ đi làm lương không đủ ăn nên đã bỏ học xuống thành phố làm ôsin. Làm vợ, làm mẹ, thấy chồng con như thế tôi đau lắm nhưng biết làm sao bây giờ. Nhưng tôi quyết định theo ngành đến cùng, rời học sinh tôi buồn lắm”.
Không chỉ có cô Hiền, cô Sơn mà còn đó những GV như cô Vũ Thị Toàn, cô Bùi Thị Luyến, cô Lê Thị Lịch, cô Bùi Thị Liễu… đã có hơn 20 năm công tác trong nghề, nhưng cũng chừng ấy năm họ gắng gượng để lo cho công việc và cân bằng cuộc sống gia đình…Đã không ít lần xảy ra xung đột trong gia đình chỉ vì công việc phải đi suốt ngày, trong khi không có một đồng lương mang về, nhưng rồi các cô cũng phải cắn răng chịu đựng để cuộc sống gia đình yên ấm.
Đồng lương ít ỏi, đã vậy, hàng tháng, các cô còn phải bỏ tiền ra mua tài liệu, giấy, bút về làm đồ dùng trực quan cho việc dạy học. Nếu không làm thì không thể hoàn thành nhiệm vụ. Có nhiều GV để nâng cao nghiệp vụ đã phải cắm cả bìa đỏ đi học thêm để đáp ứng yêu cầu công việc ngày càng cao. Khó khăn là vậy, nhưng dường như trong tất thảy những GV mà chúng tôi tiếp xúc chưa hề nghe đến chuyện các cô có ý định bỏ nghề mà vẫn muốn được gắn bó với trường lớp và chăm lo cho các cháu.
Cô Vũ Thị Toàn không nghĩ mình bỏ nghề, chỉ hi vọng cấp trên quan tâm đến đời sống GV hơn nữa.
Khó khăn nhất vẫn là kinh phí
Bà Hoàng Thị Chung, hiệu trưởng Trường mầm non Mậu Lâm, cho biết: “Ngay trong hội nghị chiều 7/9 do huyện tổ chức, các GV cũng đã đề đạt với nhà trường 3 điều kiện: Kiến nghị Ban giám hiệu nhà trường gặp các cấp để đề xuất nâng cao mức sống phù hợp với công sức chị em bỏ ra; Nhà nước hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội như công chức nhà nước; đề nghị cấp trên chỉ dạy một buổi/ngày để GV ngoài biên chế có thời gian làm thêm nâng cao mức sống”.
Theo đánh giá của Ban giám hiệu trường mầm non Mậu Lâm, hầu hết GV ngoài biên chế đều có thành tích công tác tốt, có những cô nhiều năm liền là GV dạy giỏi cấp huyện. Các cô luôn hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Bà Hoàng Thị Chung, hiệu trưởng Trường mầm non Mậu Lâm, cho biết giáo viên nghỉ dạy vì đời sống quá khó khăn.
Hiện Thanh Hóa có 13.469 cán bộ quản lý, GV và nhân viên mầm non. Trong đó chỉ có 3.134 biên chế; số ngoài biên chế hiện còn 10.335 người. Số hợp đồng theo định biên tại quyết định 2480 là 8.138 người; hợp đồng với huyện là 861 người và hợp đồng với xã, phường là 1.336 người.
Đối với số hợp đồng xã, phường có những nơi GV đứng lớp mà không có lương, có nơi chỉ nhận được khoảng 250 ngàn đồng/tháng tiền hỗ trợ của xã. Số GV này họ đứng lớp chỉ với một hi vọng là một ngày nào đó họ sẽ được tuyển vào biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
Tháng 5/2011, Sở GD-ĐT Thanh Hóa đã lập Đề án chuyển đối mô hình trường mầm non bán công sang công lập, tư thục và dân lập. Theo đó, nếu chuyển đổi sang công lập hoàn toàn mà nằm trong vùng 135, 30a, xã bãi ngang ven biển và vùng đặc biệt khó khăn thì GV sẽ được hưởng lương theo ngân sách nhà nước. Nếu chuyển đổi sang công lập tự chủ một phần ở vùng nông thôn, trung du thì theo tỷ lệ 75 - 25% (tức là nhà nước hỗ trợ 75% lương còn lại là nhà trường tự lo 25%); còn ở khu vực thành phố, thị xã thì theo tỷ lệ 50 - 50.
Bà Cao Thị Thái - Trưởng phòng Giáo dục mầm non, Sở GD-ĐT Thanh Hóa cho biết khó khăn nhất vẫn là kinh phí.
Bà Cao Thị Thái, Trưởng phòng Giáo dục mầm non, Sở GD-ĐT Thanh Hóa cho biết: “Dự kiến khi Đề án được thông qua thì có khoảng 2.112 GV ngoài hợp đồng sẽ được hưởng lương theo ngạch bậc. Để thực hiện Đề án cần trên 200 tỷ đồng, tuy nhiện hiện tại kinh phí mới xin được 2/3.
Để giảm tải cho những giáo viên nằm ngoài biên chế ở các điểm trường lẻ ở các huyện miền núi, từ tháng 9/2011, ngành giáo dục Thanh Hóa sẽ thực hiện giảm tải cho số giáo viên này từ dạy 2 buổi/ngày xuống dạy một buổi/ngày đối với nhà trẻ, mẫu giáo 3, 4 tuổi; riêng mẫu giáo 5 tuổi vẫn thực hiện 2 buổi/ngày để đảm bảo chương trình phổ cập giáo dục cho trẻ em 5 tuổi”.
Rời xã Mậu Lâm, chia tay các cô chúng tôi ra về khi trời đã sang chiều mà vẫn còn văng vẳng những câu nói bên tai của những GV mầm non ngoài biên chế về hoàn cảnh cuộc sống và những nỗi trăn trở của họ...
Duy Tuyên - Lan Anh
ST
ST