Can đảm và tâm lý con người

Địa Kiếp

New member
Xu
0
Một vấn đề ai cũng thắc mắc. Can đảm là phẩm tính tốt đẹp, cần thiết cho sự thành công.

Nhưng trước sự thay đổi đột ngột của hoàn cảnh, ta biết cần can đảm để đối phó nhưng lòng ta rối loạn, cơ bắp ta tê liệt. Cái biết không khiến ta làm đúng, làm cái cần làm, nghĩa là không giúp ta thích ứng và thách đố khó khăn.

Trái lại, cái biết bị nhận chìm trong cơn bão tâm lý và ta trở nên trơ trọi, thảm bại trước hoàn cảnh. Muốn luyện can đảm phải hiểu rõ tâm lý con người và việc rèn luyện nó là quá trình lâu dài và có tính cách toàn diện.



I. CON NGƯỜI TOÀN DIỆN:



Về mặt tâm lý, người ta thường nói đến con người toàn diện. Con người này gồm ba yếu tố tạo nên.

1) Yếu tố tâm lý: Con người là một sinh vật có đời sống tâm lý rất phức tạp. Ở nơi tâm lý ta có tình cảm, dục vọng, khuynh hướng và cao hơn nữa là trí tuệ.

Khi ta dùng phương pháp nội quan nghĩa là ta dùng ý thức ta quan sát tâm hồn ta, ta có thể thấy mình vui, buồn hay đang phán đoán, liên tưởng hoặc hồi ức. Sinh hoạt tâm lý của ta liên tục mà nhà tâm lý W. James đã so sánh với một dòng sông. Tuy nhiên, hiện tượng tâm lý không phải độc lập, đứng riêng rẽ mà chúng gắn liền với thân xác ta.

2) Yếu tố sinh lý: Giữa hiện tượng tâm lý và sinh lý có sự gắn bó hữu cơ không ai phủ nhận được. Một cơ thể khỏe mạnh thường đi đôi với một tâm hồn trong sáng. Những con người bi quan, yếm thế thườn là những người suy nhược về thần kinh. Muốn luyện can đảm mà xao lãng việc luyện thân xác là làm một công việc hão huyền, không kết quả.

3) Yếu tố xã hội: Con người là một con vật xã hội. Khẳng định này muốn nhấn mạnh chính hoàn cảnh xã hội (gia đình, giáo dục...) đã góp phần quan trọng hình thành tâm lý cá nhân. Một lối giáo dục độc đoán khi xưa đã gieo vào vào tâm hồn đứa trẻ mặc cảm tự ti.

Lối giáo dục mới phát huy khả năng làm chủ và tư duy sáng tạo của cá nhân. Điều này cho thấy rõ yếu tố môi trường đối với cá nhân hệ trọng tới mức nào.



Không có con người chung chung mà chỉ có con người cụ thể do các yếu tố tâm, sinh lý và xã hội gắn bó, hữu cơ tạo nên. Do đó nếu có một số nguyên tắc chung giúp ta luyện dũng khí thì cũng phải tùy từng cá nhân chọn lựa cho bản thân một số phương thức thích hợp riêng để đủ can đảm ứng phó với đời.



II. CÁC SINH HOẠT TÂM LÝ:



Sinh hoạt hay đời sống tâm lý con người lại thường được chia làm 3 mặt.



1) Sinh hoạt trí tuệ: Trong đời sống tâm lý của ta, sinh hoạt quan trọng và cao nhất là sinh hoạt trí tuệ. Chính nhờ nó mà con người đã làm chủ được vận mệnh mình và là chủ nhân của vũ trụ. Ta phán đoán một việc đúng sai, một đối tượng đẹp hay xấu, ta hồi ức một kỷ niệm và liên tưởng tới một hình ảnh... Đó là ta đã vận dụng những động tác trí tuệ.

2) Sinh hoạt tình cảm: Bên cạnh sinh hoạt trí tuệ là đời sống tình cảm của con người như các hiện tượng mừng, giận, vui, buồn... Mạnh mẽ hơn nữa là các cảm xúc và đam mê. Chính chúng đã chi phối mãnh liệt hành vi của chúng ta không kém gì các khả năng trí tuệ.

3) Sinh hoạt hoạt động: Phần này bao gồm những bản năng dục vọng... chi phố hành động của con người. Ta quan sát một bé thơ lúc đói nó khóc đòi bú. Một khi no bụng, bé nhoẻn miệng cười. Cơ thể phát triển, nó muốn hoạt động, khi bò, khi trườn... Đời sống hoạt động phát triển sớm nhất nơi con người. Sau đó là đời sống tình cảm (gắn bó với mẹ, đồ chơi...) và cuối cùng đời sống trí tuệ mới mở mang.



Đối với người trưởng thành một sự kiện tâm lý gắn bó nhiều yếu tố như tình cảm, trí tuệ... trong hành vi can đảm có vai trò ý chí nổi bật, nó là kết hợp của cái biết (trí tuệ), cái yêu (tình cảm) và việc làm (hoạt động). Như vậy ta đã hiểu rõ luyện dũng khí phải luyện một cách toàn diện.



III. Ý THỨC VÀ VÔ THỨC:



Để có một khái niệm sơ lược về các từ ý thức, vô thức và tiềm thức chúng ta hãy tưởng tượng ra hình ảnh dưới đây:



Một người chèo thuyền trên mặt hồ. Mắt người này có thể nhìn thấy những gì trên mặt nước. Mặt hồ có thể so sánh với cõi ý thức của con người. Thỉnh thoảng có những bọ trắng từ dưới đáy hồ nổi lên và những dao động lớn hơn có thể phát xuất từ dưới mặt nước. Phần dưới mặt nước có thể so sánh với cõi vô thức.

Chính những hoạt động phức tạp dưới mặt nước mà quan sát viên (người chèo thuyền) không thể thấy được có thể làm tròng trành con thuyền. Những sự kiện tâm lý ở đây ăn sâu vào lòng đất và bị chôn vùi dưới làn nước.

Tuy nhiên, giữa mặt hồ và tầng sâu thẳm lại có một lớp trung gian. Những sự kiện trong lớp trung gian này nếu có cơ hội sẽ xuất hiện ở tầng ý thức. Lớp trung gian này được gọi là tiềm thức. Ở cõi tiềm thức ta gặp toàn thể khuynh hướng chi phối ngầm hoạt động của chúng ta. Vô thức và tiềm thức có tương quan mật thiết, chúng tạo thành nới chứa đựng tiềm ẩn các bản năng, tập quán, kỷ niệm...

Nhưng ở tiềm thức, các sự kiện tâm lý chỉ tạm thời ra khỏi vòng kiềm tỏa của ý thức. Muốn chúng trở lại cõi ý thức thì cần có những cơ hội (chẳng hạn như trong giấc mộng, ở tình trạng bị thôi miên...). Một người dè dặt, e sợ, thắc mắc, lo âu... thường trực có thể do một nguyên nhân trong cõi vô thức.

Nhà phân tâm bằng phương pháp đối thoại với đối tượng mà phát hiện ra lý do tiềm ẩn đó. Một khi nguyên nhân đã được phơi bày trong ánh sáng của ý thức thì sự ám ảnh sợ hãi của đương sự cũng biến mất.



Biết can đảm là cần, nhưng từ cái biết can đảm là thiết yếu đến cái có can đảm trong hành động có một khoảng cách khá xa. Muốn phát huy được truyền thống dũng khí đòi hỏi một quá trình rèn luyện liên tục, thế hệ này chuẩn bị tốt và tạo cơ hội thuận lợi cho thế hệ sau tiếp tục.



Con người từ thuở hồng hoang đã có sẵn phẩm chất can đảm. Những hiểm nguy thực sự lúc nào cũng rình rập họ. Khi mặt trời lặn, bóng tối đồng nghĩa với sự đe dọa sinh tử bao vây lấy họ. Khi mặt trời mọc, thử thách với tính mạng con người cũng không giảm.

Ngoài độc trùng, mãnh thú còn có các thiên tai kinh khủng như núi lửa phun, núi lở, băng tan và động đất... Tinh thần con người ngày ấy lúc nào cũng ở tình trạng cảnh giác và sẵn sàng hành động bảo vệ sự sống còn. Không phút nào họ nghỉ ngơi trong cuộc đấu tranh chống nội thù (tật bệnh) và ngoại địch (hoàn cảnh).



Khi xã hội đã sung túc, con người văn minh thời nay có một phần không nhỏ đã biến chất. Cuộc sống tiện nghi đã làm họ ỷ lại, e dè, sợ hãi trong hành động. Họ khó thích ứng với hoàn cảnh mới. Khả năng thách đố trở lực của họ giảm sút. Cần có dũng khí, cần khôi phục lại truyền thống dũng khí. Đó là mục tiêu của THUẬT CAN ĐẢM.
 
Bài viết của bạn mình rất quan tâm. Vậy yếu tố dũng khí nói trên có thể dùng cho việc đánh nhau ( không sợ hậu quả...) hay cần can đãm để dỡ tài liệu trong học tập ?
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top