Cảm nhận về Mod - Smod - Admin !

Tongthieugia

New member
Xu
0
Mod ,SMod và Admin - Họ thật sự là ai ?

Ai cũng nghĩ rằng, làm được mod thì phải là một người nào đó phải có chức vụ to tát ở ngoài đời thật. Trong xã hội,cũng có những mod thật sự có những chức vụ lớn và thậm chí có những mod là những người rất bình thường.

Mod, SMod và Admin có thể là 1 kỹ sư, 1 học sinh tuổi teen, 1 người thất nghiệp ở nhà. Nhưng họ có chung một nổi đam mê "nghiện net", cố gắng đóng góp cho diễn đàn,cho sân chơi chung mặc dù họ còn biết bao chuyện phải lo trong cuộc sống như mọi người. Và họ được thành viên tín nhiệm, tin cậy bởi uy tín tích cóp dần của họ qua từng bài post, qua từng sự việc. Và thế là.. họ là Mod, SMod, Admin !

Mod, SMod, Admin - Được gì và mất gì ?

Trong cuộc sống,được - mất luôn song hành với nhau. Dĩ nhiên là khi lên chức vụ Mod, SMod, Admin họ cũng phải "mất" nhiều và có quyền đòi hỏi việc "được" nhiều. Nhưng không phải được ở đây đề cập đến vấn đề chỉ riêng về tiền bạc. Có nhiều cái trong cuộc sống, chúng ta có được do một quá trình nhất định nào đó mà tiền không bao giờ mua được.

Đó chính là sự nể trọng, kính nhường từ thành viên cũng như là uy tín đối với mọi người. Nếu như 1 Mod SMod, Admin làm việc tốt, hoàn thành đúng công việc của mình thì những thứ ấy chắc chắn họ sẽ có được,vì nó xứng đáng với công sức của họ.

Khi được làm việc chung với các Mod SMod, Admin khác, họ còn được rèn luyện thêm cách làm việc theo nhóm dù chỉ là trong thế giới ảo, các kĩ năng cơ bản về tính tổ chức, quản lý. Mod SMod, Admin còn được rèn luyện được tính nhẫn nại và sự kiên trì. Họ còn được học những bài học hay từ những người đi trước, cọ xát với cuộc sống ảo và tích lũy thêm vốn sống cho xã hội thật.
Song song đó, họ cũng phải đánh mất nhiều cái.

Đó là những khi việc quản lý khiến họ mất nhiều thời gian trong khi thành viên cứ vô tư post bài sai nội quy. Đó là những khi có những việc mà các thành viên không tự xử lý được mà phải réo gọi Mod, SMod, Admin. Nhiều vấn đề cứ xảy ra cũng khiến họ đau đầu.

Thậm chí, nhiều thành viên khi tham gia diễn đàn, đã không có ý thức làm chủ bản thân mà còn tỏ ra không tôn trọng người khác. Nào là khóc ầm ĩ khi mọi việc tự bản thân mình cũng có thể giải quyết, nhưng cứ nhất nhất bắt Mod SMod, Admin phải can thiệp vào.

Nào là những khi quay sang "hờn mát" khi bị Mod SMod, Admin xử lý quá nghiêm minh, rồi giận dỗi bảo là sẽ không thèm vào diễn đàn thế này thế nọ nữa. Nhiều lúc giải quyết chuyện xong cho các thành viên, một câu cám ơn gởi đến Mod, SMod, Admin cũng không có, trong khi chính bản thân tuổi không nhỏ mà cư xử còn thua một đứa trẻ được dạy dỗ phải biết trước biết sau.

Mod, SMod, Admin cũng là 1 người bình thường,thậm chí đơn giản có thể hiểu, ai cũng có thể làm Mod, SMod, Admin. Nhưng, không phải ai cũng có thể không tính toán đến được và mất ngay cả trong thế giới ảo.

Đối với BQT diễn đàn đã cố hết sức mình giải quyết những vấn đề của Forum, họ xứng đáng được tôn vinh hơn là bị trách móc. Nhiều lúc, Mod, SMod, Admin có thể xử lý cảm tính hay giải quyết không công bằng vì không hiểu rõ vấn đề, nóng nảy này nọ, đừng vội nói Mod, SMod, Admin thế này thế kia.

Người xưa có câu : "Tiên trách kỉ, hậu trách nhân", đã gầy dựng lên 1 sân chơi chung, ai cũng có quyền và trách nhiệm xây dựng nó, chứ không phải chỉ vin dựa vào những người đi trước đã sáng lập ra nó.

Liên tưởng đơn giản như diển đàn như 1 công viên, thành viên như khách tham quan, Mod, SMod, Admin như người xây dựng công viên ấy thì dễ dàng hiểu mọi việc.Người xây dựng công viên đã rất nhiệt tình trong việc bảo vệ và phát triển nó để khách không phải tốn bất kì khoản chi phí nào khi vào tham quan, vui chơi.

Khách tham quan vào chơi ở công viên, khách tham quan phải có trách nhiệm không phá hoại cây cối và tự giữ lấy tài sản cá nhân của mình.

Cuộc sống ở mọi khía cạnh đều có 2 mặt, cũng có những con sâu làm rầu nồi canh. Tính khí của Mod, SMod, Admin mỗi người 1 khác nhau, cách xử lý cũng khác. Thành viên có thể không vừa ý với cách nói chuyện quá nghiêm khắc hay cách họ xử lý vi phạm quá khắt khe đều có thể lên tiếng góp ý vì bởi "Nhân vô thập toàn".

Tôi không ca ngợi ai cũng như nịnh hót ai, nếu như cảm thấy đọc đến những dòng này, bạn vẫn có chút thành kiến gì với các Mod, SMod, Admin cứ trút ra hết để cùng lắng nghe,cùng chia sẻ.

Mod,SMod và Admin, những nỗi niềm ai hiểu ?

Làm Mod, SMod, Admin còn khó hơn làm dâu trăm họ. Nếu thành viên là người biết suy nghĩ trước sau thì không nói,đằng này vẫn nhan nhản những người "ăn không được thì phá cho hôi", thậm chí là "ăn cháo đá bát".

Close topic vì phạm luật, không tìm hiểu kĩ đã pm tới tấp cho Mod, SMod, Admin nói Mod, SMod, Admin thế này,thế kia. Block nick để học lại luật thì tạo ra 1 nick khác, khóc nhảm um sùm mà không màng tới lý do đã được cảnh báo từ trước.

Nhiều lúc,Mod SMod, Admin phạm sai lầm thì đã vội nhảy dựng lên thay vì nhỏ nhẹ, hòa nhã góp ý để cùng phát triển. Thậm chí,còn nhiều người nói nặng nói nhẹ với Mod, SMod, Admin - thử hỏi
xem, những nỗi niềm này,ai hiểu được ?

Đêm tối đang ngủ ngon thì bị nhá máy hay spam những tin nhắn sms cực kì tục tĩu. Nội dung thường là thô tục, chửi lén sau lưng người khác. Mod, SMod, Admin và BQT cũng có gia đình,cũng có cuộc sống riêng của họ, họ đã bỏ công sức ra xây dựng và quản lý để rồi nhận lại những tình cảm không mấy tốt đẹp này, liệu nếu là bạn, bạn có xót xa ?

Khi nhờ vả thì tung hô như vạn tuế, chưa kể nhiều thành phần còn ton hót, nịnh bợ. Một khi trắng đen rõ ràng thì quay phắt mặt đi, để lại sau lưng vài ba lời nói không mấy có giáo dục. Đã không được trả công mà còn bị mổ xẻ quay cuồng, tọc mạch thậm chí là phá hoại. Không phá kiểu này cũng phá kiểu khác, cứ như Mod, SMod, Admin và BQT nhất nhất phải giải quyết cho mình là đúng, không cần màng đến "nội quy" làm gì.

Chẳng phải mọi thứ đã vô nghĩa hay sao ? nếu chúng ta cứ mỗi việc lại lên khóc, nếu như Mod,SMod, Admin và BQT xử lý chậm trễ vì còn bận rộn chuyện cá nhân thì nói là Mod,SMod, Admin và BQT vô trách nhiệm. Vậy xin hỏi lại, trách nhiệm của bản thân của bạn là gì ? Hay cứ dựa vào trách nhiệm của người khác để rồi đến khi bản thân mình bị thiệt thì chỉ biết khóc lóc như 1 đứa con nít ?

Những nỗi niềm này, ai hiểu cho Mod, SMod và Admin hội đồng BQT ? Thành viên trong diễn đàn này hay chính Mod, SMod, Admin và BQT phải tự hiểu lấy ? Thông cảm luôn là đức tính được đề cao. Tuy trong diễn đàn này là thế giới ảo, nhưng tình anh chị em luôn là thật.Vì thế, cách cư xử như thế nào trong diễn đàn không chỉ là ảo nữa, mà đã dần dần đi ra cuộc sống thật..

ST.
 
Smod là gì?

1.1 Smod là gì?

Smod Là người quản lý nội dung diễn đàn chỉ sau Administrator

Super Moderator, dịch ra tiếng việt nghĩa là Siêu Quản Lý. Nói về cấp bậc trong một công ty, Super Moderator có vai trò như một Phó Giám Đốc Điều Hành. Thế nhưng tùy thuộc vào từng môi trường làm việc, chúng ta định nghĩa vai trò của Super Moderator khác nhau. Ở diễn đàn này, ta gọi tắt Super Moderator là Smod. Sau đây, là những gì bạn cần phải biết trước khi quyết định làm một Smod.

Với một diễn đàn phi lợi nhuận như Diễn đàn kiến thức.net điều đầu tiên mà tất cả mọi người cần tâm niệm, đó là " Đam Mê ". Bạn chỉ có thể làm việc tốt nếu bạn có Đam Mê. Không có lợi nhuận, không có chi phí dư dả, không có những khoản tiền hỗ trợ cho bạn chỉ vì bạn là Smod của một diễn đàn. Thế nhưng, dù bạn không kiếm được tiền từ công việc này, nó cũng mang lại cho bạn rất nhiều điều bổ ích khác.

1.2 Đầu tiên, Smod phải là người sở hữu những kĩ năng thiết yếu:

Kĩ năng trình bày bài viết
Kĩ năng quản lý nội dung
Kĩ năng thiết kế sự kiện
Kỹ năng tổng hợp nội dung
Kỹ năng quản lý thành viên

Từng kĩ năng yêu cầu và đòi hỏi khác nhau. Ví dụ như "Kỹ Năng Trình Bày Bài Viết", nghĩa là khi viết một bài, comment một ý kiến bạn cũng cần phải có sự khác biệt. Đơn giản nhất, là chuyện ghi tiêu đề. Một thành viên bình thường khi gửi bài sẽ ghi " ước gì - my~ tâm ", nhưng Smod thì không thể ghi như vậy.

Đối với tên bài hát, các chữ cái đầu thường được viết hoa " Ước Gì - Mỹ Tâm ". Hoặc khi gửi một đề tài bình thường, các thành viên chỉ cần ghi " nhật ký tình iu ", còn Smod phải là " Nhật ký tình yêu ". Đó không phải là sự cầu kỳ trong việc hình thức, mà thể hiện các bạn đang đứng trong vai trò của một người lãnh đạo, một hình tượng để người khác theo dõi và học tập. Khi viết bài, việc trình bày cũng đòi hỏi nhiều yêu cầu như dùng dấu chấm, phẩy hợp lý.

Viết đúng chính tả, trình bày rõ ràng, xuống hàng gạch đầu dòng rành mạch. Với Kỹ Năng Trình Bày Bài Viết hoàn thiện, bạn đã chứng tỏ Smod không phải ai cũng có thể làm được. Ngoài ra, bạn còn cần truyền lại kỹ năng này cho các Moderator.

Kỹ Năng Quản Lý Nội Dung yêu cầu bạn phải nắm rõ diễn đàn hôm nay có bao nhiêu bài viết mới. Những bài viết đó là gì, nằm ở các mục nào, từ đó đánh giá hoạt động của các chuyên mục, chuyên mục nào thiếu thì bổ sung, chuyên mục nào dư thừa thì yêu cầu xóa bớt bài trùng. Việc này ở diễn đàn có các công cụ hỗ trợ để bạn theo dõi, bạn phải sử dụng nó hằng ngày. Ngoài ra bạn còn phải xử lý các chủ đề xấu, tài khoản vi phạm nội quy, những gì vi phạm mà các Mod không đủ quyền xử lý, bạn là người xử lý. Tuy nhiên xử lý như thế nào, làm sao cho hợp lý để thành viên không chê trách, phản kháng cũng là một yếu tố cần trau dồi. Từ lời nói đến cách comment, bạn phải đủ bản lĩnh để khi nói ra, mọi người cảm thấy dễ chịu và làm theo.

Kỹ Năng Thiết Kế Sự Kiện rất cần thiết với một Smod. Công việc của bạn không chỉ dừng lại ở các bài viết diễn đàn, mà còn xa hơn là tạo ra sự hứng thú cho thành viên khi tham gia diễn đàn. Bạn cần phải có những sự kiện Online / Offline nhằm thu hút thành viên mới và tăng cường sự đoàn kết cho thành viên cũ. Ví dụ như Smod cần dành thời gian suy nghĩ để tạo ra một cuộc thi Online như thế nào là hợp lý. Khi có ý tưởng rồi bạn còn phải có các công cụ như Microsoft Word, Power Point để hình thành cấu trúc sự kiện ấy.

Làm như thế nào ? Cần bao nhiêu người ? Quà tặng ra sao ? Chiến lược quảng bá như thế nào ? Thời gian tiến hành là bao lâu ? Mấy ngày ? Ngày nào làm gì ? Phân công cụ thể như thế nào ? Rất nhiều thứ phải chuẩn bị nếu bạn muốn có một sự kiện thành công. Để làm được việc này, cần có thời gian nghiên cứu và học hỏi, việc này thường do Administrator chỉ dẫn cho bạn và hai bộ phận kết hợp cùng nhau.

Kỹ Năng Tổng Hợp Nội Dung khác với Kỹ Năng Quản Lý Nội Dung. Khác ở chỗ quản lý là bạn theo dõi và đề ra hình thức xử lý, còn tổng hợp là biến cái chung thành cái riêng, tạo ra sự khác biệt cho diễn đàn. Smod là người cần phải có những topic chất lượng, để khai hướng cho tất cả thành viên tham gia.

Bạn phải là người hiểu rõ những tiêu chí của diễn đàn đặt ra. Ví dụ ở thptcaothang.net ,chúng ta nhấn mạnh về quê hương và về cuộc sống. Các bạn cần chọn một chủ đề, thu thập nội dung - hình ảnh và cho ra đời những chủ đề hấp dẫn, là nguồn đọc cho các thành viên. Từ công việc này, bạn đã lấn sân sang một mảng rất hay - viết báo.

Nếu kỹ năng này tốt, bạn hoàn toàn có thể có nhuận bút bằng việc gửi bài cho các báo trẻ - họ đăng trước rồi gửi vào diễn đàn. Hoặc nếu bạn không màng đến lợi nhuận, thì chính kiến thức của bạn là điều quí giá cho các thành viên tham gia diễn đàn, khiến họ cảm thấy diễn đàn có ích, có ý nghĩa.

Và cuối cùng, là Kỹ Năng Quản Lý Thành Viên, đây là một kỹ năng tự học trong cuộc sống, qua các bài học đạo đức được học từ cấp một đến cấp đời ( gọi là cấp đời vì khi đã hết học, bạn vẫn có thể học từ cuộc sống ). Bạn là người gắn kết các thành viên lại với nhau, gắn kết đội ngũ Moderator, bạn phải có một nick Yahoo riêng để quản lý - chăm chút cho họ.

Nếu như các Administrator chăm chút cho bạn, thì bạn có nhiệm vụ phải chăm chút cho các Moderator. Ngoài ra, ở diễn đàn này, thành viên thân thiết coi nhau như anh em, là Smod cần có kỹ năng nói sao cho mọi người quên đi khoảng cách, quên đi những trở ngại khiến tình cảm lâu dần thân thiết hơn.

Nói một cách khác, ngoài việc đảm bảo nội dung cho diễn đàn luôn phong phú, đúng luật, trong sạch thì Smod còn phải lắng nghe - thấu hiểu - chia sẻ với các thành viên, gắn kết mọi người, là chất keo dính cho tất cả !

Khi viết bài viết này, tôi đã có Kỹ Năng Trình Bày Bài Viết ở một mức nhất định. Tôi cố gắng trình bày rõ ràng cho các bạn hiểu, bài viết chia làm các phần và dùng chữ tô đậm ở các mục quan trọng. Sự cố gắng trình bày của tôi giúp các bạn trân trọng và đọc bài kĩ hơn.

Và các Smod phải là người có kỹ năng này tốt nhất. Nói ở đây chưa đủ về các yêu cầu khi trình bày bài viết, nhưng các bạn đều là những người có khả năng tiếp thu, hãy đọc các topic trình bày đẹp và tự rút ra những quy tắc khi trình bày bài. Hãy tự nỗ lực với bản thân hơn là trông chờ vào sự giúp đỡ của người khác.

1.3 Những gì các Smod thu nhận được:

Kinh nghiệm trong việc Quản lý nhân sự
Kinh nghiệm trong việc Tổ chứ sự kiện
Kinh nghiệm trong việc Viết
Kinh nghiệm trong cuộc sống và sự va chạm nhiều thành phần

Là một Smod, vô tình các bạn đã thử qua rất nhiều lĩnh vực Kinh Doanh - Event - Nhân Văn Xã Hội và hơn hết, khi các bạn làm sai, các bạn sẽ thấy được hậu quả, từ đó rút ra kinh nghiệm cho cuộc sống của chính bản thân các bạn.

Các bạn - hay tôi chỉ là những người tập tễnh trong cuộc sống, vì thế càng làm nhiều, càng gặp nhiều trở ngại - thất bại, các bạn sẽ càng có nhiều kinh nghiệm cho bản thân. Tuy nhiên không phải vì thế mà các bạn có quyền làm sai, khi đã là Smod, quyết định của bạn đưa ra luôn phải tỉnh táo, chính xác và thấu đáo. Vì thế, trở thành một Smod đúng nghĩa - Không Khó Nhưng Chưa Bao Giờ Dễ.



ST
 
Bí quyết thành công của một Smod

Bí quyết một: xác định mục tiêu

Bí quyết đầu tiên này là nền tảng cho mọi thứ khác. Nếu mục tiêu không rõ ràng, thì không thể đánh giá được thành quả công việc của thành viên. Trong hầu hết các diễn đàn, thành viên và BQT có hai mục tiêu khác biệt nhau. Nếu như ban BQT và thành viên không thông tin cho nhau để tìm ra một số mục tiêu chung mà hai bên đều nhất trí, thì sẽ chẳng có bên nào thỏa mãn, thậm chí lại gây phiền toái cho nhau.

Nếu như bạn hỏi các thành viên là họ có làm việc tốt hay không, thì câu trả lời thông thường nhất sẽ là: “Gần đây, tôi chưa hề bị sếp khiến trách” hoặc “không ai nói động gì tới tôi là tốt rồi”. Để tránh cho thành viên có thái độ tiêu cực này, bạn phải xác định được mục tiêu rõ ràng. Các nhà quản trị nhân sự khôn khéo nên cho nhân viên biết ngay từ đầu là họ phải làm cái gì.

Để hoàn tất quá trình này, hãy viết các mục tiêu trên một mảnh giấy nhỏ, không quá 250 từ. Tại sao phải viết ra giấy? Để nhân viên và ban lãnh đạo có thể đọc được hàng ngày, xem hành vi của mình có phù hợp với mục tiêu hay không.

Bí quyết hai: khen ngợi

Nhà quản trị nhân sự khôn khéo áp dụng kỹ thuật khen ngợi gồm ba phần cơ bản:

1. Khen ngay lập tức - luôn luôn khen nhân viên đúng lúc họ làm tốt. Đừng để dành lời khen đó.

2. Khen cụ thể - ai cũng muốn được đối xử tốt nhưng người ta cảm thấy thích nhất khi được nói chính xác là đã làm tốt cái gì.

3. Chia sẻ tình cảm - hãy phát biểu cảm nhận của mình - không phải là những gì bạn nghĩ mà là những gì bạn cảm thấy. Tình cảm là yếu tố thân mật hơn những ý nghĩ trong mối quan hệ con người.

Quan trọng là hãy nhớ khen ngợi nhân viên ngay lúc đầu, khi mà họ bắt đầu hiểu và thực hiện được gần đúng công việc. Đừng chờ đến khi nhân viên làm thật đúng rồi mới khen. Những việc làm gần đúng sẽ tạo nên một việc làm thật đúng. Ngoài ra, đừng bao giờ khiển trách hoặc phạt nhân viên khi họ đang tìm tòi, học hỏi cách làm tốt công việc. Khiển trách họ vào lúc đó sẽ làm cho họ chán nản muốn trả đũa và thậm chí làm họ muốn thoát lui.

Bí quyết ba: Khiển trách

Bí quyết thứ ba của nhà quản trị nhân sự giỏi là sửa chữa những điều sai trái của nhân viên để tạo nên những kết quả tích cực. Có bốn quy tắc để khiển trách hiệu quả:

1. Khiển trách ngay: khiển trách ngay khi nhân viên làm sai. Đừng gom các lời khiển trách đó lại rồi “làm một lượt”. Nếu không thì khi khiển trách nhân viên chính bạn có thể sẽ nổi khùng.

2. Khiển trách cụ thể: đừng nói chung chung “Anh làm tôi muốn khùng lên…” và khi người bị khiển trách hỏi tại sao thì nhà quản trị nhân sự giỏi luôn nói rõ nguyên nhân để họ có thể sửa đổi.

3. Chia sẻ tình cảm: một khi bạn đã giải thích người ta làm sai cái gì thì hãy giải thích bạn cảm thấy thế nào về điều đó - giận, khó chịu, thất vọng hay một cảm giác khác.

4. Nói cho người ta biết họ tốt thế nào: giai đoạn cuối có lẽ quan trọng nhất. Hãy chấm dứt lời khiển trách bằng cách nói với nhân viên rằng thái độ mà bạn đang phê phán không phải là thái độ mà bạn thường thấy ở họ và lại càng không phải thái độ mà bạn mong muốn trong tương lai.

Hành vi sai trái đó chỉ là hiện tượng nhất thời. Về bản chất, họ là những nhân viên tốt. Có như thế, bạn mới có thể hướng sự chú ý của người bị khiển trách vào những điều họ đã làm sai, chứ không chú ý vào cách bạn đã đối xử với người đó như thế nào.

Trong quá trình công tác, chắc hẳn không có một cấp quản trị nào lại thuận buồm xuôi gió chèo lái nhân viên của mình trong sóng biển yên lặng. Mâu thuẫn giữa các nhân viên với nhau, mâu thuẫn giữa các nhân viên với cấp quản trị, mâu thuẫn giữa nhân viên với chính sách của công ty...

Có thể thường xuyên xuất hiện. Nhà quản trị phải khôn ngoan, khéo léo giải quyết các vấn đề một cách khoa học nhưng nên uyển chuyển, tránh để xảy ra các cuộc xô xát, đình công hay bãi công. Và tốt nhất vẫn là nhà quản trị biết giao tế nhân sự giỏi, biết thu phục và biết động viên nhân viên để họ làm việc một cách hăng hái, đưa công ty đến đỉnh thành công.

ST
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top