Chiếc xe khách nặng nề bỏ tôi xuống bên ven đường rồi chậm chậm lăn bánh khuất dần trong một chiều mưa lặng lẽ. Mưa khẽ hôn lên đất, lên cỏ cây hoa lá, khẽ đùa nghịch lên tóc, lên áo tôi và cười xòa trong vạn vật. Mưa khúc khích, mưa vô tư như trẻ thơ ngất ngây say đời. Đưa tay hứng những giọt nước mưa của quê hương, ruộng đồng sứ sở mát lạnh và ngọn dịu, tôi cảm giác như được tung cánh bay cao giữa đất trời bao la và được thỏa mình lặn ngụp giữa đại dương rộng lớn, sâu thẳm với bao điều kỳ thú cần khám phá. Thật quê có cái gì đó vô cùng thân thuộc, vô cùng gắn bó với chúng ta tưởng chừng như chẳng còn có gì để tìm hiểu nữa
Nhưng không, bên trong ấy, những cái tưởng chừng như đơn giản kia lại ẩn chứa biết bao điều ý nghĩa nhân sinh. Vì sao ư ? Chỉ một điều đơn giản:
Qủa như vậy, chẳng sai chút nào. Những cái mà khi chúng ta đã có được trong tầm tay thì ta lại chẳng nâng niu nó, đến khi mất đi thì lại hối tiếc. Tôi sống giữa một vùng đồng quê thanh bình, yên ả, ngày nối ngày trôi giữa không gian và thời gian “nhất nhật thanh nhàn; nhất nhật tiên”, nhưng khi rời xa nơi ấy thì những ngày xa cách trở nên khắc khoải, trông ngóng một điều gì đó khó diễn tả.
Hình 1: Vô tư
Bước chân tôi cứ nhẹ nhàng vượt qua con đường cong cong, ngoằn ngoèo trải dài tắp tít. Hương vị đồng nội mơn man, e ấp. Tôi cảm mình như đang trở về với suối nguồn tuổi thơ. Và giờ đây, tôi mới biết mình thiếu vắng điều gì khi xa quê. Xin thưa rằng chẳng có điều gì là cao xa và quyền quý đâu các bạn ạ ! Cái thiếu ấy chỉ là tiếng mẹ ru hời “quê hương là chùm khế ngọt, cho con trèo hái mỗi ngày, quê hương là đường đi học…”; là tiếng gà gáy gọi ngày mỗi buổi; là bát canh rau nấu với cua đồng ngọt lịm; là mùi đất, mùi rơm ngai ngái; là hai mùa mưa nắng của quê hương; là nghĩa xóm, tình làng chan chứa, thiết tha tắt đèn tối lửa có nhau. Vậy đấy ! Chỉ có thế thôi mà mỗi người chúng ta – trong ấy có cả tôi nữa khi xa quê đều hướng về với tất cả nỗi niềm.
Con đường quê thân thuộc thuở nào tôi vẫn một ngày hai bữa đến trường, vẫn đùa nghịch, chạy nhảy vui chơi dường như ngắn hơn và nhỏ bé hơn khi đưa tôi về ngôi nhà thân thương, mộc mạc ấm áp tình nghĩa. Mưa đã thôi rơi, ánh tà dương đang le lói chút hơi tàn như đang cố vớt vát lấy một cái gì gọi là luyến tiếc. Sương đan như một tấm màn mỏng manh bao trùm lên cảnh vật. Trước mắt tôi giờ đây, một khung cảnh vừa đượm buồn những cũng vô cùng đẹp, giống như cảnh non xanh nước biếc, như cảnh tang bồng tưởng chừng như không tồn tại nơi trần gian thế tục này. Dòng nước hiền hòa chảy quanh co giữa đồng ruộng xanh mướt một màu chạy dài mất hút vào hư vô, từng cánh cò khẽ tung bay, khẽ chao nghiêng, khẽ lả lơi nửa phân vân muốn bay đi, nửa như muốn đậu lại. Những trẻ chăn trâu vô tư ngồi vắt vẻo trên lưng trâu nặng nề nối đuôi nhau về nhà sau một buổi chè chén no nê. Và cái phông nền to lớn nổi bật phía sau ấy mang đặc thù của phong cảnh làng quê Việt Nam – thấp thoáng xa xa sau những lũy tre làng kia, những ngôi nhà đã lên lửa cho bữa cơm chiều mộc mạc, khói bay nghi ngút quyện với sương tạo nên một không gian ẩn hiện, thực ảo nhưng lại làm nhói lòng bao kẻ tha phương.
Hình 2: Tiên bồng là đây
Trong cái huyễn hoặc mờ ảo sương bay, một con đường nhỏ, một ngôi nhà đơn sơ và thấp thoáng đâu đó dáng hình tôi ngày bé. Mưa vẫn rơi rơi, vẫn bay bay…
_______________
Bài được viết bởi Nhật Bình Nguyễn Như Bình.
Nhưng không, bên trong ấy, những cái tưởng chừng như đơn giản kia lại ẩn chứa biết bao điều ý nghĩa nhân sinh. Vì sao ư ? Chỉ một điều đơn giản:
“Khi ta ở chỉ là mơi đất ở,
Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn”.
(Chế Lan Viên)
Hình 1: Vô tư
Bước chân tôi cứ nhẹ nhàng vượt qua con đường cong cong, ngoằn ngoèo trải dài tắp tít. Hương vị đồng nội mơn man, e ấp. Tôi cảm mình như đang trở về với suối nguồn tuổi thơ. Và giờ đây, tôi mới biết mình thiếu vắng điều gì khi xa quê. Xin thưa rằng chẳng có điều gì là cao xa và quyền quý đâu các bạn ạ ! Cái thiếu ấy chỉ là tiếng mẹ ru hời “quê hương là chùm khế ngọt, cho con trèo hái mỗi ngày, quê hương là đường đi học…”; là tiếng gà gáy gọi ngày mỗi buổi; là bát canh rau nấu với cua đồng ngọt lịm; là mùi đất, mùi rơm ngai ngái; là hai mùa mưa nắng của quê hương; là nghĩa xóm, tình làng chan chứa, thiết tha tắt đèn tối lửa có nhau. Vậy đấy ! Chỉ có thế thôi mà mỗi người chúng ta – trong ấy có cả tôi nữa khi xa quê đều hướng về với tất cả nỗi niềm.
Con đường quê thân thuộc thuở nào tôi vẫn một ngày hai bữa đến trường, vẫn đùa nghịch, chạy nhảy vui chơi dường như ngắn hơn và nhỏ bé hơn khi đưa tôi về ngôi nhà thân thương, mộc mạc ấm áp tình nghĩa. Mưa đã thôi rơi, ánh tà dương đang le lói chút hơi tàn như đang cố vớt vát lấy một cái gì gọi là luyến tiếc. Sương đan như một tấm màn mỏng manh bao trùm lên cảnh vật. Trước mắt tôi giờ đây, một khung cảnh vừa đượm buồn những cũng vô cùng đẹp, giống như cảnh non xanh nước biếc, như cảnh tang bồng tưởng chừng như không tồn tại nơi trần gian thế tục này. Dòng nước hiền hòa chảy quanh co giữa đồng ruộng xanh mướt một màu chạy dài mất hút vào hư vô, từng cánh cò khẽ tung bay, khẽ chao nghiêng, khẽ lả lơi nửa phân vân muốn bay đi, nửa như muốn đậu lại. Những trẻ chăn trâu vô tư ngồi vắt vẻo trên lưng trâu nặng nề nối đuôi nhau về nhà sau một buổi chè chén no nê. Và cái phông nền to lớn nổi bật phía sau ấy mang đặc thù của phong cảnh làng quê Việt Nam – thấp thoáng xa xa sau những lũy tre làng kia, những ngôi nhà đã lên lửa cho bữa cơm chiều mộc mạc, khói bay nghi ngút quyện với sương tạo nên một không gian ẩn hiện, thực ảo nhưng lại làm nhói lòng bao kẻ tha phương.
Hình 2: Tiên bồng là đây
Trong cái huyễn hoặc mờ ảo sương bay, một con đường nhỏ, một ngôi nhà đơn sơ và thấp thoáng đâu đó dáng hình tôi ngày bé. Mưa vẫn rơi rơi, vẫn bay bay…
_______________
Bài được viết bởi Nhật Bình Nguyễn Như Bình.
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: