Cảm nhận của em về bài thơ "Tĩnh dạ tứ"

Lí bạch là 1 nhà thơ nổi tiếng đời đường của Trung Quốc. Những tác phẩm của ông cho đến nay và mai sau vẫn sống mãi trong lòng người đọc. Và một trong những tác phẩm để đời là bài Tĩnh dạ tứ (cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh)

Thơ xưa thường hay nói đến thiên nhiên, thiên nhiên như 1 người bạn để thi nhân có thể chia sẻ tâm sự của mình hoặc cũng có bài thơ viết lên chỉ để ca ngợi thiên nhiên. Thơ Lí Bạch cũng nhắc đến thiên nhiên, đặc biệt là trăng, trăng tràn ngập trong thơ Lí Bạch. Có những bài, trăng như người bạn cung vui chơi với Lí Bạch còn có những bài ánh trăngnhư là cái cớ để ông bày tỏ tâm sự, nỗi lòng của mình và bài thơ Tĩnh dạ tứ là 1 bài như thế.

Điều đó được thể hiện ngay ở nhan đề bài thơ. Bài thơ có tựa đề là Tĩnh dạ tứ tức là những suy nghĩ trong 1 đêm rất đẹp, trên trời ánh trăng toả sáng khắp nơi, một thứ ánh sang lung linh huyền ảo vag chính trong khung cảnh thiên nhiên ấy trong lòng Lí Bạch bỗng trào dâng lên nỗi nhó quê hương. Toàn bộ bài thơ là cảm xúc chân thành thiêt tha của tác giả. Ở hai câu thơ đầu:

Đầu giường ánh trăng rọi
Ngỡ mặt đất phư sương


Đọc hai câu thơ này, cảm giac đầu tiên đến với ta đó là sự yên tĩnh, vắng lặng vag thời gian luc này như đã khuya lắm rồi, tất cả như đang chìm sâu vào giấc ngủ, chỉ có ánh trăng âm thầm thực hiện nhiệm vụ của mình. Ánh trăng tràn vào nhà, soi rọi khắp nơi. Ánh trăng bàng bạc ấy khiến ông ngỡnhư là sương đang la đà trên mặt đất. Hình ảnh ấy gợi cho người đọc 1 cảm giác cô đơn và trống vắng. Phải chăng trong lòng thi nhân đang chất chứa 1 nỗi niềm tâm sự, bởi vậy nên ánh trăng đẹp như vậy mà ông cứ ngỡ như mặt đất phủ sương. Đồng thời với sự “nhầm lẫn” ấy ta còn thấy tâm trạng ngỡ ngàng, bất ngờ của thi nhân trước khung cảnh thiên nhiên. Câu thơ thứ ba:

Ngẩng đầu nhìn trăng sáng

Câu thơ này vẫn nói đến trăng, nói đến thiên nhiên nhưng từ “ngẩng” dường như ko gợi cho ta cảm giác nhẹ nhàng thanh thản của người ngắm trăng mà đó là cái nhìn chất chứa tâm sự. Trong 3 câu thơ đầu, ta thấy tác giả nhắc nhiều đến thiên nhiên, đến trăng. Khung cảnh thiên nhiên ấy dẫu buồn nhưng vẫn gợi cho ta cảm giác đẹp, 1 vẻ đẹp huyền ảo, lung linh.
Nếu như ở 3 câu thơ đầu thi nhân nhắc nhiều đến trăng, điều đó khiến cho ko ít người ngỡ rằng bài thơ chủ yếu nói về trăng nhưng đến câu thơ cuối tất cả bộc lộ ra rất rõ:

Cúi đầu nhớ cố hương

Chúng ta thấy câu thơ thứ 3 và câu thứ 4 đối nhau ở 2 tư thế “cúi” và “ngẩng”. Cái tình trong bài thơ đã bộc lộ rõ hơn. Rõ ràng đây là 1 bài thơ tả cảnh ngụ tình. Tâm trạng của nhà thơ đã thực sự bộc lộ đó là nỗi nhớ cồn cào quê hương. Như ta đã biết, thuở nhỏ Lí bạch thường lên núi Nga Mi múa kiếm cà ngắm trăng, khi lớn lên trở thành nhà thơ ông lại thường xa quê nay đây mai đó. Thế nhưng dù cho năm tháng trôi qua thì tình cảm của ông đối với quê hương vẫn sâu đậm và tha thiết, chỉ cần nhìn ánh trăng thôi cũng đủ để gợi cho ông những cảm xúc dạt dào, tha thiếtvề chốn cũ. Và ánh trăng “đêm nay” đã khiến cho tâm hồn ông trĩu nặng nỗi nhớ quê, nhớ về nơi ông sinh ra, ở đó có những người thân của ông, nơi đó có biết bao kỉ niệm về những ngày thơ ấu, những năm tháng thăng trầm cua 1 đời người.

Như vậy, có thể thấy toàn bộ bài thơ cảnh và tình luôn song hành và gắn bó với nhau. Đối với Lí Bach thiên nhien luôn là người bạn đồng hành vừa có thể cùng ông vui chơi nhưng cũng có khi lai là nơi để ông trút nỗi tâm sự của mình. Tâm hồn ông luôn tha thiết với thiên nhiên và chính tấm lòng ấy đã gợi cho LÍ Bạch những cái nhing khá độc đáo về thiên nhiên, tứ thiên nhiên nhà thơ lại nhớ về quê hương thân yêu.

Có thể nói, những bài thơ của Lý Bạch đều thể hiện 1 tình yêu quê hương, đất nước câhn thành, thiết tha. Trong đó bài thơ Tĩnh dạ tứ có thể được coi là 1 bài thơ viết về tình yêi quê hương hay nhất, bởi tác giả rất tinh tế lấy ngoại cảnh, thiên nhiên để biểu hiện nỗi nhớ quê cua mình. Bài thơ rất ngắn gọn nhưng mang ý nghĩa sâu sắc, nhớ quê là tâm trạng chung của tất cả những người phải sống xa quê.
 
Cảm nhận của em khi đọc bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh của Lí Bạch.

BÀI LÀM

Lí Bạch là một nhà thơ nặng tình với quê hương, nhất là trong những lúc đi xa quê hương, vào những đêm thanh tĩnh, tình yêu quê hương dấy lên trong lòng ông. Tình cảm ấy đã làm cho Lí Bạch dâng lên một niềm tâm sự, đó là nỗi nhớ quê hương qua bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh:

Đầu giường ánh trăng rọi
Ngỡ mặt đất phủ sương
Ngẩng đầu nhìn trăng sáng
Cúi đầu nhớ cố hương.


Mở đầu bài thơ là cảnh trăng trong đêm khuya. Trăng ở khắp mọi nơi, trăng như dòng suối miên man chảy trong đêm thâu vắng lặng tứ bề. Ánh trăng gợi cảm giác êm đềm của đêm thanh tĩnh, ánh trăng giúp tác giả quên đi cái náo nhiệt, xô bồ ở ban ngày. Ánh trăng đánh thức những kỉ niệm của quá khứ, đánh thức lại tình bạn năm xưa. Ánh trăng kì diệu đã từng bầu bạn với nhà thơ ở quê nhà, nay gặp lại vầng trăng làm tác giả nhớ về cố hương mãnh liệt. Ở quê người, tác giả nhớ tới gia đình, người thân, bạn bè và thờ thơ ấu đẹp đẽ của mình. Ánh trăng dịu dàng và mờ ảo làm nhà thơ liên tưởng mông lung:

Đầu giường nhìn trăng rọi
Ngỡ mặt đất phủ sương.


Ánh trăng rọi từ nơi đầu giường đã làm cho tác giả cảm hứng mãnh liệt, trăng lảng bảng làm tác giả ngỡ mặt đất phủ một làn sương mờ ảo. Bằng sự tưởng tượng phong phú, tác giả đã nâng ánh trăng đến mức kì diệu. Vầng trăng trở nên mơ màng, hư hư thực thực. Liên tưởng của tác giả chỉ trong khoảnh khắc rồi cũng trở về với ánh trăng thực tại. Có lẽ vì trăng đẹp quá nên đã được nhà thơ đón chào nồng hậu. Tư thế nhìn trăng của thi nhân rất tự nhiên nhưng cũng đầy ngưỡng mộ, tâm hồn hòa quyện với ánh trăng. Nhưng tiếc thay, ánh trăng huyền diệu ấy đang soi sáng ở quê người, soi sáng trong quán trọ trên bước đường phiêu bạt. Phải chăng thi nhân muốn phủ nhận thực tại để trở về với quá khứ. HIện tại và quá khứ ở quê nhà đan xen lẫn nhau trong tâm hồn nhà thơ. Cảnh trăng đẹp và sự nhớ ung sóng đôi và biểu hiện trên một con người:

Ngẩng đầu nhìn trăng sáng
Cúi đầu nhớ cố hương.


Cố hương ở đây là gia đình, người thân, là hàng trên, xóm dưới mà tác giả đã một thời gắn bó. Nỗi nhớ quê hương da diết đã làm nhà thơ dấy lên một nỗi buồn man mác. Dù thực tại có muôn ngàn cảnh đẹp nhưng không làm vơi đi nỗi nhớ quê nhà. Dù quê hương của tác giả là mảnh đất cộc cằn, nghèo khó nhưng nó luôn làm cho nhà thơ thấy nhớ thấy thương. Vĩ nhân đã cúi đầu trước cái đẹp để nghĩ về quê hương yêu dấu, hồi tưởng lại những kì niệm nơi cố hương mà thi nhân đã cất giữ nơi tận đáy lòng. Đây chính là tình cảm mà nhà thơ đã biểu hiện trong cảnh thơ mộng của đêm trăng yên tĩnh. Tình yêu quê hương như dồn nén rất lâu trong tâm hồn tác giả.

Bài thơ thật sống động với những nét tả cảnh, tả tình đan xen, hòa quyện, nó như một bản tình ca sâu lắng, là khúc nhạc chan chứa tình quê. Bài thơ là tiếng lòng của "thi tiên Lí Bạch", nó đánh thức độc giả tình yêu quê hương, đất nước, hướng về cội nguồn dân tộc. Và tất nhân những ai không yêu quê hương thì sẽ không lớn nổi thành người.

Theo Những bài văn hay 7*
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top