Cảm nhận bài: Nam quốc sơn hà của lý thường kiệt

RhythmsOfMadman

New member
Xu
0
namquocsonha.jpg

Nam quốc sơn hà là một trong những áng văn chương kiệt tác của văn học thời Lí- Trần. Nó là tác phẩm kết tinh được hào khí thời đại, cảm xúc của muôn trái tim, vì thế, nó tiêu biểu cho tinh thần độc lập, khí phách anh hùng và khát vọng lớn lao của dân tộc trong buổi đầu xây dựng một quốc gia phong kiến độc lập.​
Sông núi nước Nam là một bài thơ chữ Hán, theo thể thất ngôn tứ tuyệt Đường luật. Nguyên tác như sau:
Nam quốc sơn hàNam quốc sơn hà Nam đế cưTiệt nhiên định phận tại thiên thưNhư hà nghịch lỗ lai xâm phạmNhữ đẳng hành khan thủ bại hư.​
Dịch thành:
Sông núi nước NamSông núi nước Nam vua Nam ở Vằng vặc sách trời chia xứ sởGiặc dữ cớ sao phạm đến đâyChúng bay nhất định phải tan vỡ.​
(Theo Lê Thước - Nam Trân dịch)​
Tương truyền rằng, trong cuộc kháng chiến chống Tống đời nhà Lí, một đêm tối trên phòng tuyến Như Nguyệt, từ trong đền thờ hai thần Trương Hồng và Trương Hát (hai vị tướng giỏi của Triệu Quang Phục, được tôn là thần sông Như Nguyệt), bài thơ đã ngân vang lên (Vì thế người ta gọi bài thơ này là thơ thần). Nhưng dù là do thần linh hay con người đọc lên thì bài thơ vẫn là khát vọng và khí phách Đại Việt.

Ý tưởng bảo vệ độc lập, kiên quyết chống giặc ngoại xâm được diễn đạt trực tiếp qua một mạch lập luận khá chặt chẽ và biện chứng. Mở đầu bài thơ là lời tuyên bố đanh thép về chủ quyền đất nước:
Nam quốc sơn hà Nam đế cư​
Câu thơ 7 tiếng tạo thành hai vế đối xứng nhau nhịp nhàng: Nam quốc sơn hà - Nam đế cư. Đặc biệt, cách dùng chữ của tác giả bài thư thể hiện rất “đắt” ý tưởng và cảm xúc thơ. Hai từ Nam quốc và Nam đế có thể coi là nhãn tự (mắt thần) của câu thơ và của cả bài thơ. Trong tư tưởng của bọn cầm quyền phong kiến Trung Quốc xưa nay-chỉ có Bắc đế, chứ không thế có Nam đế hoàng đế Trung Hoa là vị hoàng đế duy nhất của thiên hạ, thay trời trị vì thiên hạ. Vì thế, khi xâm lược nước Nam, áp đặt được ách thống trị, chúng đã ngang nhiên trắng trợn biến nước ta thành quận, huyện của Trung Quốc. Nền độc lập mà chúng ta giành lại được hôm nay thấm không ít máu của cha ông ta đã đổ suốt hơn một ngàn năm. Và nay nền độc lập ấy vẫn đang bị đe doạ bởi tư tưởng ngông cuồng kia.
Trở lại với nội dung tư tưởng bao hàm qua ngôn từ của câu thơ. Nam quốc không chỉ có nghĩa là nước Nam, mà Nam quốc còn là vị thế của nước Nam ta, đất nước ấy dù nhỏ bé nhưng tồn tại độc lập, sánh vai ngang hàng với một cường quốc lớn ở phương Bắc như Trung Quốc. Hơn nữa, đất nước ấy lại có chủ quyền, có một vị hoàng đế (Nam đế). Vị hoàng đế nước Nam cũng có uy quyền không kém gì các hoàng đế Trung Hoa, cũng là một bậc đế vương, do đấng tối cao phong tước, chia cho quyền cai quản một vùng đất riêng mà lập nên giang sơn xã tắc của mình:
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư​
Sông núi nước Nam là của người Nam. Đó là sự thật hiển nhiên. Không ai có quyền phủ định? Bởi sự phân định núi sông, bờ cõi đâu phải là ý muốn chủ quan của một người hay một số người, mà do “Trời” định đoạt. Bản đồ ranh giới lãnh thổ của các quốc gia đã in dấu ấn trong sách trời: Ai có thể thay đổi được?!
Tác giả bài thơ đã đưa ra những lí lẽ thật xác đáng. Qua cách lập luận, nổi lên một quan niệm, một chân lí thiêng liêng và cao cả: chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc Đại Việt.
Vẫn những lí lẽ đanh thép ấy, tác giả khẳng định tiếp:
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm​
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.​
Thật là một khí phách kiên cường! Thay mặt cả dân tộc, nhà thơ đã lớn tiếng cảnh cáo bọn giặc xâm lược: Chúng bay phạm vào bờ cõi này, tức là chúng bay đã phạm vào sách trời; mà phạm vào sách trời, tức là làm trái với đạo lí trở thành kẻ đại nghịch vô đạo (nghịch lỗ), lẽ nào Trời đất dung tha. Mặt khác chúng bay phạm vào bờ cõi này tức là phạm vào chủ quyền thiêng liêng của một dân tộc, nhất là dân tộc đó lại là một dân tộc có bản lĩnh kiên cường, có ý chí độc lập mạnh mẽ, vậy thì, sự thất bại sẽ là điều không thể tránh khỏi, thậm chí còn bị đánh cho tơi bời thủ bại hư.
Chưa bao giờ trong văn học Việt Nam lại có một khí phách hào hùng như thế! Cảm xúc thơ thật mãnh liệt, tạo nên chất trữ tình chính luận- một đặc điểm của thơ ca thời Lí - Trần, khiến người đọc rưng rưng!
Và ngàn đời sau, bài thơ vẫn là hồn thiêng sông núi vọng về.



 
Một bài viết khác cho các bạn tham khảo nhé.

BÀI LÀM

Rực rỡ như lâu đài của một thời lịch sử vàng son. Vừa mở cánh cửa thần kì, ta đã bắt gặp những áng thơ hung hồn, tráng lệ. Đây rồi, bài thơ thần “Nam Quốc Sơn Hà” bất hủ, cũng là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của đất nước.các bạn có biết tác giả của bài này là ai không ? Đó chính là Lý Thường Kiệt đấy, người con vĩ đại của Thăng Long nghìn năm.
Tự hào, hãnh diện thay khi nhắc đến ông làm lòng em lại nhớ đến chiến thắng Sông Cầu – Như nguyệt trong thế kỉ XI, một chiến thắng giòn giã, oanh liệt vẻ vang. Chắc hẳn trong số các bạn không ít người đã được nghe bài thơ này:

“Nam Quốc Sơn Hà Nam Đế cư​

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư​

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm​

Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư”​

Dòng âm hưởng hung hồn, dõng dạc, đanh thép, rắn rỏi, dứt khoát mà không thiêng liêng như đưa ta vào một thế giới lịch sử vẻ vang của thời kháng chiến chống Tống. Phải chăng đang có tiếng hô xung phong ra trận của quân và dân ta hay là tiếng gươm khua giáo mác rên bãi chiến trường đầy khó khăn nguy hiểm, chông gai và thử thách. Lời thơ như mang theo ngon gió, cuốn theo bao nhiêu điều diễn ra trong thời kì đó để mọi người có thể nghe và thấu hiểu. Bằng thứ ngôn ngữ Hán Việt chọn lọc mang đậm sự trang trọng, uy nghiêm mà đầy chất biểu cảm, tác giả đã gợi lên cho bao người niềm xúc động trào dâng. Tự hào thay chiến công năm ấy, một chiến công lừng lẫy, hiểm hách biết bao ! Điều đó đáng để cho con cháu ngàn đời sau hướng về với một ánh mắt tự hào hãnh diện và đặt niềm tin son sắt vào chiến thắng oanh liệt ấy. Tất cả được nói lên sau lớp ngôn từ kì diệu mà ông đã rất khéo léo, tài tình, điêu luyện sử dụng nó một cách nhuần nhuyễn, hài hòa về cả hai mặt: Nội dung lẫn âm điệu. Nhờ vậy, mỗi khi đọc lại bài thơ, lòng em lại nao nao một thứ cảm xúc khó tả, hình như em đang nghe thấy tiếng chỉ huy của Lí Thường Kiệt, nhìn thấy những ánh mắt rực lửa hờn căm của quân ta đang hướng vào kẻ thù với một vẻ tức giận khôn nguôi. Nhờ lòng quyết âm đánh đuổi giặc, lòng yêu nước nồng nàn, quân ta đã đem về một chiến thắng giòn giã vô cùng. Nhương không thể hiện thiếu bài thơ thần của Lý Thường Kiệt. Tuyệt thật ! Những hình ảnh thơ đẹp đẽ vẽ ra một quốc gia với lãnh thổ rộng lớn, bao la, bát ngát vô vàn.

Vui sướng biết ao nhiêu khi được cảm nhận vẻ đẹp tự nhiên của đất nước Việt Nam mười thế kỉ trước. Các bạn hãy lắng lại dù chỉ là giây lát, nhắm mắt mà tưởng tượng trùng trùng điệp điệp, sững sững dựng đứng như bức tường thành hay những dòng song xanh biếc một màu ngọc bích, những con song gợn đều nhẹ nhàng, âu yếm. Cỏ mươn mướt như hang mi của cô thiếu nữ. Thật tuyệt vời phải không ? Nghĩ về những cảnh song núi là lòng em lại xôn xang một niềm vui khó tả, một niềm vui dường như xuất phát từ tâm hồn ngây thơ, biết rung động trước những danh lam thắng cảnh mênh mông, đẹp đẽ của quê hương mình.

Người Nam xưa, vua Nam là chủ của một quốc gia, một lãnh thổ riêng của một bờ cõi. Phía Bắc có Bắc Đế, phía Nam có Nam Đế, đất ai người nấy giữ. Nếu vua Tống là đế vương của Tống thì vua Nam cũng là đế vương của đất Nam. Lòng em như càng tự hào thêm về đất nước ta ột thời kì lịch sử vẻ vang của dân tộc. Đến bây giờ mà em vẫn còn thấy thán phục vua Nam, người Nam với một lòng quyết tâm đấu tranh chống quân giặc thù bảo vệ đất nước của mình. Bằng cách nào ư ? Bằng chính sức mạnh của mình, bằng sự đoàn kết, lòng yêu nước của người dân nước Nam.

Bài thơ Nam Quốc Sơn Hà là một bài thơ thần đã làm cho bọn giặc sợ hãi bao nhiêu, làm lung lay tinh thần của lũ giặc ngoại xâm bao nhiêu thì càng cụng cổ cho tinh thần, ý chí chiến đấu chống giặc của các con dân nước Nam bấy nhiêu. Sau này, dù có đi đâu nếu được nghe lại bài thơ này thì chắc lòng em cũng tràn đầy một thứ cảm xúc khó tả, đó chính là niềm tự hào và hãnh diện. Đất nước ta từ ngàn xưa tới nay luôn anh hùng như vậy, bất khuất, hiên ngang!

uocmo_kchodoi, vnkienthuc.com
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top