Ban ngày ở đại ngàn Trường Sơn, cái nắng nóng với những ngọn gió Lào làm da khô rát, đêm lại giá lạnh như kim châm vào thịt. Bên dòng suối A La, cạnh ngọn đèn dầu, những giáo viên “cắm bản” vẫn miệt mài xem lại giáo án cho giờ lên lớp ngày mai. Họ lặng lẽ cống hiến tuổi thanh xuân của mình để phần nào vơi bớt “cái đói” chữ trên mảnh đất này...
Dưới lớp học đơn sơ, thầy Hùng gieo chữ cho học sinh bản Cóc
Cái “đói” trên Pa Nang
Từ trung tâm huyện Đakrông đến xã Pa Nang phải mất hơn nửa ngày đường. Người dân Pa Nang chủ yếu là đồng bào dân tộc Vân Kiều, Pa Cô. Trước đây, Pa Nang vô cùng khó khăn, đời sống lạc hậu, mặt bằng dân trí của xã Pa Nang rất thấp. Những năm gần đây, cái ăn, cái mặc, cái thuốc đã lo được, nhưng cái chữ thì không phải “ngày một ngày hai”.
Sau nửa ngày đường lặn lội dốc núi, chúng tôi đến bản Cóc, xã Pa Nang (Đakrông, Quảng Trị), từ xa đã nghe văng vẳng giọng đọc còn ấp a ấp úng của học sinh bản Cóc. Lên đến đây mới thấu hiểu những nỗi gian lao, vất vả mà các thầy cô giáo “cắm bản” ở Pa Nang gặp phải trên hành trình xoá đi cái “thiếu thốn” con chữ. Nhưng ở đây, tình cảm của bà con bản làng cùng với tình yêu nghề, thương trò đã làm động lực cho các giáo viên hành trình mang con chữ đến với vùng cao xa xôi này.
Trong lớp học mái lá tranh tre, gọi là nhà chứ thực tế chẳng được thế, trời mưa nước dột khắp nơi, mùa hè thì ở đâu cũng thấy mặt trời, bốn phía chẳng có gì che chắn, gió cứ mặc sức thổi…Thương các em, mấy thầy cô cố gắng tìm mọi thứ có thể che chắn cho các em ngồi. Không thể che kín hết được vì như thế thì học sinh không có ánh sáng ngồi học. Nghĩ cùng thương cho cac em”, Thầy Phan Thanh Hùng tâm sự.
Hơn 8 năm “cắm bản”, dấu chân của thầy đã đi qua không biết bao nhiêu khu vực trên mảnh đất nghèo này. Tranh thủ những đợt về nhà, thầy Hùng đi khắp nơi xin sách vở cũ, áo quần lên cho các em. Mong cho phần nào các em bớt “đói”.
Tận tụy uốn nắn cho các em những con chữ, phép toán
Nhiều người chưa hiểu hết đời sống của các giáo viên cắm bản, lại hay nói đùa “làm ở đây lương bổng thì nhiều, tiêu pha thì ít mà dành dụm thì nhiều và thích dạy thì dạy mà không thì thôi. Chẳng sao cả”.
Cô Thanh Hương, tâm sự “ở trên này chúng tôi vẫn thực hiện đầy đủ các quy định về dạy học. Ở đây, các em học sinh đi học rất vất vả, phải trèo đèo lội suối một quãng đường xa mới tới được lớp, trời nắng thì mồ hôi rã rượi, mùa mưa thì ướt. nhìn mà thương các em lắm.” Nhiều hôm không có ai đi học lớp vắng tanh, nên cảnh thầy cô giáo đến từng nhà vận động các em đi học trở thành một hình ảnh quen trên mảnh đất này.
Lặng lẽ những tuổi xuân
Câu chuyện thầy Phan Thanh Hùng đi vận động em Hồ Thị Dinh đến lớp được các thầy cô kể cho nhau nghe mãi. Nhà Dinh có đến 10 anh chị em, nhà nghèo, mấy anh chị Dinh đều bỏ học lên nương rẫy giúp đỡ ba mẹ. Ba của Dinh lại cho rằng em học thêm cũng chẳng làm gì, con chữ không thể làm no cái bụng, cái đói được. Mẹ Dinh lại không muốn em học tiếp vì sợ lên cấp 2 đi học xa nhà, phải trèo đèo lội suối (Nhà Dinh cách trường Pa Nang 11km), mà nhà cũng chẳng có tiền cho em học tiếp.
Đến khi thuyết phục được gia đình thì gặp trở ngại khác, Dinh lúc này lại không muốn đi học, không muốn làm vất vả cho gia đình nữa. Dinh đã chạy trốn vào rừng, nhưng thầy Hùng đã chạy theo khuyên em, Dinh chỉ biết khóc và cùng thầy trở về chuẩn bị sách vỡ ngày mai đến trường.
Cách lớp học một tấm phiên tre nứa là căn phòng nhỏ của bốn giáo viên đang sinh sống. Bên cái radio các thầy cô cố gắng chắt chiu những mảnh thông tin để cho họ không mù thông tin. Loay hoay trong nếp nhà chật chội, Thầy Tuấn nói, “Biết làm sao được, có được chổ ngủ là tốt rồi, nhiều thầy cô giáo khác còn khó hơn, cứ dạy xong là chạy đi chạy về giữa núi rừng hàng chục cây số, vất vả lắm.”
Cuộc sống của các giáo viên cắm bản có lúc như chuyện thời xưa. Thầy Hùng ngồi kể “Khi bà ngoại ốm nặng, dưới nhà muốn báo tin gọi tôi về nhưng chẳng biết hỏi ở đâu, lại không có điện thoại, mãi mới có địa chỉ trường. Nhưng gần tuần sau tôi mới nhận được tin khi về thì bà đã mất lâu rồi”.
Lời chia tay khi các thầy cô tiễn chúng tôi “các anh đi cẩn thận, đường ở đây khó đi lắm đó”. Chúng tôi đi mà lòng còn trĩu nặng và cũng thầm cảm ơn những người đã không tiếc tuổi thanh xuân của mình, không quản ngại khó khăn để “gieo” những con chữ giữa đại ngàn xa xôi.
Dưới lớp học đơn sơ, thầy Hùng gieo chữ cho học sinh bản Cóc
Cái “đói” trên Pa Nang
Từ trung tâm huyện Đakrông đến xã Pa Nang phải mất hơn nửa ngày đường. Người dân Pa Nang chủ yếu là đồng bào dân tộc Vân Kiều, Pa Cô. Trước đây, Pa Nang vô cùng khó khăn, đời sống lạc hậu, mặt bằng dân trí của xã Pa Nang rất thấp. Những năm gần đây, cái ăn, cái mặc, cái thuốc đã lo được, nhưng cái chữ thì không phải “ngày một ngày hai”.
Sau nửa ngày đường lặn lội dốc núi, chúng tôi đến bản Cóc, xã Pa Nang (Đakrông, Quảng Trị), từ xa đã nghe văng vẳng giọng đọc còn ấp a ấp úng của học sinh bản Cóc. Lên đến đây mới thấu hiểu những nỗi gian lao, vất vả mà các thầy cô giáo “cắm bản” ở Pa Nang gặp phải trên hành trình xoá đi cái “thiếu thốn” con chữ. Nhưng ở đây, tình cảm của bà con bản làng cùng với tình yêu nghề, thương trò đã làm động lực cho các giáo viên hành trình mang con chữ đến với vùng cao xa xôi này.
Trong lớp học mái lá tranh tre, gọi là nhà chứ thực tế chẳng được thế, trời mưa nước dột khắp nơi, mùa hè thì ở đâu cũng thấy mặt trời, bốn phía chẳng có gì che chắn, gió cứ mặc sức thổi…Thương các em, mấy thầy cô cố gắng tìm mọi thứ có thể che chắn cho các em ngồi. Không thể che kín hết được vì như thế thì học sinh không có ánh sáng ngồi học. Nghĩ cùng thương cho cac em”, Thầy Phan Thanh Hùng tâm sự.
Hơn 8 năm “cắm bản”, dấu chân của thầy đã đi qua không biết bao nhiêu khu vực trên mảnh đất nghèo này. Tranh thủ những đợt về nhà, thầy Hùng đi khắp nơi xin sách vở cũ, áo quần lên cho các em. Mong cho phần nào các em bớt “đói”.
Tận tụy uốn nắn cho các em những con chữ, phép toán
Nhiều người chưa hiểu hết đời sống của các giáo viên cắm bản, lại hay nói đùa “làm ở đây lương bổng thì nhiều, tiêu pha thì ít mà dành dụm thì nhiều và thích dạy thì dạy mà không thì thôi. Chẳng sao cả”.
Cô Thanh Hương, tâm sự “ở trên này chúng tôi vẫn thực hiện đầy đủ các quy định về dạy học. Ở đây, các em học sinh đi học rất vất vả, phải trèo đèo lội suối một quãng đường xa mới tới được lớp, trời nắng thì mồ hôi rã rượi, mùa mưa thì ướt. nhìn mà thương các em lắm.” Nhiều hôm không có ai đi học lớp vắng tanh, nên cảnh thầy cô giáo đến từng nhà vận động các em đi học trở thành một hình ảnh quen trên mảnh đất này.
Lặng lẽ những tuổi xuân
Câu chuyện thầy Phan Thanh Hùng đi vận động em Hồ Thị Dinh đến lớp được các thầy cô kể cho nhau nghe mãi. Nhà Dinh có đến 10 anh chị em, nhà nghèo, mấy anh chị Dinh đều bỏ học lên nương rẫy giúp đỡ ba mẹ. Ba của Dinh lại cho rằng em học thêm cũng chẳng làm gì, con chữ không thể làm no cái bụng, cái đói được. Mẹ Dinh lại không muốn em học tiếp vì sợ lên cấp 2 đi học xa nhà, phải trèo đèo lội suối (Nhà Dinh cách trường Pa Nang 11km), mà nhà cũng chẳng có tiền cho em học tiếp.
Đến khi thuyết phục được gia đình thì gặp trở ngại khác, Dinh lúc này lại không muốn đi học, không muốn làm vất vả cho gia đình nữa. Dinh đã chạy trốn vào rừng, nhưng thầy Hùng đã chạy theo khuyên em, Dinh chỉ biết khóc và cùng thầy trở về chuẩn bị sách vỡ ngày mai đến trường.
Cách lớp học một tấm phiên tre nứa là căn phòng nhỏ của bốn giáo viên đang sinh sống. Bên cái radio các thầy cô cố gắng chắt chiu những mảnh thông tin để cho họ không mù thông tin. Loay hoay trong nếp nhà chật chội, Thầy Tuấn nói, “Biết làm sao được, có được chổ ngủ là tốt rồi, nhiều thầy cô giáo khác còn khó hơn, cứ dạy xong là chạy đi chạy về giữa núi rừng hàng chục cây số, vất vả lắm.”
Cuộc sống của các giáo viên cắm bản có lúc như chuyện thời xưa. Thầy Hùng ngồi kể “Khi bà ngoại ốm nặng, dưới nhà muốn báo tin gọi tôi về nhưng chẳng biết hỏi ở đâu, lại không có điện thoại, mãi mới có địa chỉ trường. Nhưng gần tuần sau tôi mới nhận được tin khi về thì bà đã mất lâu rồi”.
Lời chia tay khi các thầy cô tiễn chúng tôi “các anh đi cẩn thận, đường ở đây khó đi lắm đó”. Chúng tôi đi mà lòng còn trĩu nặng và cũng thầm cảm ơn những người đã không tiếc tuổi thanh xuân của mình, không quản ngại khó khăn để “gieo” những con chữ giữa đại ngàn xa xôi.
Bài và ảnh Nguyễn Hà - GDTĐ