• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Cái tôi trữ tình trong thơ xuân diệu

Nhân Dược

New member
Xu
0
CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG THƠ XUÂN DIỆU

1. Cái tôi buồn, cô đơn
Âm hưởng chính của Thơ mới là buồn, cô đơn. Cái tôi cảm thấy cô đơn lạc lõng giữa cuộc đời. Xuân Diệu cũng không tránh khỏi tình trạng chung :

''Hãy cho tôi một tinh cầu giá lạnh
Một vì sao trơ trọi cuối trời xa
Để nơi ấy tháng ngày tôi lẩn trốn
Những ưu phiền đau khổ với buồn lo''
(Chế Lan Viên)

''Tai nương nước giọt mái nhà
Nghe trời nằng nặng nghe ta buồn buồn''
(Huy Cận)

Xuân Diệu có lẽ cũng man mác buồn khi viết những câu này:
''Hôm nay trời nhẹ lên cao
Tôi buồn không hiểu vì sao tôi buồn''

...
''Mây vẩn tầng không chim bay đi
Khí trời u uất hận chia ly
Ít nhiều thiếu nữ buồn không nói
Tựa cửa nhìn xa nghĩ ngợi gì''

Có khi cái TÔI của thi nhân cảm thấy mình bé nhỏ, lạc lõng, tội nghiệp:
''Tôi là con nai bị chiều giăng lưới
Không biết đi đâu đứng sầu bóng tối
...
Tôi chỉ là cây kim bé nhỏ
Mà muôn vật là muôn đá nam châm''
...
Hoài Thanh từng nhận xét: "Đời chúng ta nằm trong vòng chữ tôi. Mất bề rộng ta đi tìm bề sâu. Nhưng càng đi sâu càng la.nh. Ta thoát lên tiên cùng Thế Lữ, ta phiêu lưu trong trường tình cùng Lưu Trọng Lư, ta điên cuồng với Hàn Mặc Tử , Chế Lan Viên, ta đắm say cùng Xuân Diệu. Nhưng động tiên đã khép, tình yêu không bền, điên cuồng rồi tỉnh, say đắm vẫn bơ vơ. Ta ngơ ngẩn trở về hồn ta cùng Huy Cận. Cả trời thực trời mộng vẫn nao nao theo hồn ta. Thực chưa bao giờ thơ Việt Nam buồn và nhất là xôn xao như thế".

2. Có lẽ vì cái TÔI bé nhỏ sầu muộn trước "Thế sự du du nại lão hà", trước "Nỗi đời cơ cực đang giơ vuốt/ Cơm áo không đùa với khách thơ" mà Xuân Diệu đã đề ra một quan điểm sống rất táo bạo và mạnh mẽ:

''Thà một phút huy hoàng rồi chợt tắt
Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm''

3. Từ đó Cái TÔI của thi nhân mang khát vọng sống và yêu mãnh liệt, nồng nàn. Khi vui cũng như khi buồn Xuân Diệu đều nồng nàn tha thiết trước cuộc sống. Xuân Diệu khát khao lòng ham sống được bộc lộ một cách tha thiết, cuồng nhiệt đạt đến độ rất hăng say:

''Ta ôm bó, cánh tay ta làm rắn
Làm giây da quấn quít cả mình xuân
Không muốn đi, mãi mãi ở vườn trần
Chân hoá rễ để hút mùa dưới đất.''

Khát vọng sống và yêu mãnh liệt dẫn đến cuồng si, muốn ôm tất cả sự sống, thế giới tự nhiên làm của riêng. Thiên nhiên là đối tượng lí tưởng để thi nhân gửi gắm nỗi niềm tâm sự. Mùa xuân: Gợi cho tâm hồn thi nhân thêm nhiều sức sống, là mùa của niềm vui, niềm hạnh phúc, mùa của tuổi trẻ, tình yêu và sự sống đã trở thành nguồn cảm hứng vô tận cho thi nhân.
''Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi
Của ong bướm này đây tuần tháng mật,
Này đây hoa của đồng nội xanh rì
Này đây lá của cành tơ phơ phất
Của yến anh này đây khúc tình si
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi
Mỗi buổi sáng thần Vui hằng gõ cửa
Tháng giêng ngon như một cặp môi gần''

Thiên nhiên và nhà thơ là mối tâm giao gắn bó tha thiết với nhau để thi nhân lắng nghe những dao động của thiên nhiên bằng mọi giác quan. Xuân Diệu rất yêu thiên nhiên, giao hòa tha thiết cùng thiên nhiên, chỉ có thiên nhiên là mối tâm tình với thi nhân. Nhà thơ khát khao giao cảm với đời, rung động trước cuộc đời, cuồng nhiệt với cuộc đời:

''Ta muốn ôm
Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn
Ta muốn riết mây đưa và gió lượn
Ta muốn say cánh bướm với tình yêu
Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều:
Cả non nước , cả cây, và cỏ rạng
Cho chếch choáng mùi thơm , cho đã đầy ánh sáng
Cho no nê hương sắc của thời tươi :
Hỡi Xuân Hồng - Ta muốn cắn vào ngươi ''
.
Khát vọng sống và yêu mãnh liệt, nồng nàn là cái duy nhất tồn tại, sống để yêu và thổn thức cùng nàng thơ. Tuy nhiên Cái TÔI bao giờ cũng đứng trước và đối diện với bao nỗi niềm băn khoăn, trăn trở ở trong lòng về mọi khía cạnh của cuộc sống. Xuân Diệu băn khoăn, trăn trở trước sự trôi chảy của thời gian. Vì thời gian thoáng qua sẽ kéo theo tuổi xuân cũng qua đi dẫn đến sự tàn phai, héo úa của tuổi xuân thì:

''Tôi sung sướng.Nhưng vội vàng một nửa
Tôi không chờ nắng hạ hoài xuân
Xuân đương tới ,nghĩa là xuân đương qua
Xuân còn non , nghĩa là xuân sẽ già
Mà xuân hết,nghĩa là tôi cũng mất
Lòng tôi rộng nhưng lượng trời cứ chật
Không cho dài thời trẻ của nhân gian
Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn
Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại
Còn trời đất nhưng chẳng còn tôi mãi
Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời
Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi
Khắp sông núi đều than thầm tiễn biệt''

4.4. Cái tôi thể hiện qua tình yêu tuổi trẻ
Tình yêu là đề tài muôn thuở của thơ ca, trong thơ Xuân Diệu tình yêu thể hiện qua nhiều giai điệu khác nhau: yêu hấp tấp, vội vàng, mời yêu, van xin yêu, tình yêu chân thành, cuồng si,... Đó chính là giai điệu của tâm hồn thi nhân muốn thể hiện tình yêu cuộc sống nơi trần thế.

''Trời còn có bữa sao quên mọc
Anh chẳng đêm nào chẳng nhớ em
...
Anh chỉ có một tình yêu thứ nhất,
Anh cho em, kèm với một lá thơ.
Em không lấy, và tình anh đã mất,
Tình đã cho không lấy lại bao giờ.
...
Tình yêu phải bắt đầu từ tuổi trẻ.
Làm sao sống được mà không yêu
Không nhớ không thương một kẻ nào''
...
''Anh xin làm sóng biếc
Hôn mãi cát vàng em
Hôn thật khẽ, thật êm
Hôn êm đềm - mãi mãi

Đã hôn rồi. Hôn lại
Cho đến mãi muôn đời
Đến tan cả đất trời
Anh mới thôi dào dạt''
...
''Yêu là chết ở trong lòng một ít
Vì mấy khi yêu mà chắc được yêu
Cho rất nhiều song nhận chẳng bao nhiêu
Người ta phụ, hoặc thờ ơ, chẳng biết ''

''Phút gần gũi cũng như giờ chia biệt
Tưởng trăng tàn, hoa tạ, với hồn tiêu
Vì mấy khi yêu mà chắc được yêu
- Yêu, là chết ở trong lòng một ít
Tình yêu phải giao cảm về thể xác và đạt đến độ vô biên:
Hãy sát đôi đầu , hãy kề đôi ngực !
Hãy trộn nhau đôi mái tóc ngắn dài !
Những cánh tay ! Hãy quấn riết đôi vai !
Hãy dâng cả tình yêu lên sóng mắt !
Hãy khắng khít những cặp môi gắn chặt
cho anh nghe đôi hàm ngọc của răng ;
Trong say sưa , anh sẽ bảo em rằng :
" Gần thêm nữa ! Thế vẫn còn xa lắm ! "

LỜI KẾT: ĐỂ BẠN ĐỌC TỰ SUY NGHĨ

(sưu tầm)
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
'Hôm nay trời nhẹ lên cao
Tôi buồn không hiểu vì sao tôi buồn"

Ở cái thời hoàng kim của thơ mới, buồn là cái mốt, là "trang sức" cho giai cấp tiểu tư sản, nó tạo nên cảm hứng chủa đạo từ thơ mới. Buồn thì buồn có nhiều loại : kiểu như buồn mênh mang, buồn da diết, buồn nỗi sầu vạn kỷ, buồn vô cớ - đặc biệt là cái buồn vô cớ - cái buồn khá "phổ biến". Nói là buồn vô cớ nhưng thực ra, cái buồn ấy là cái buồn có nguyên nhân, nó xuất phát từ những nguyên nhân có tính lịch sử, văn hóa và xã hội - "một thời đại đau khổ của dân tộc, một giai đoạn tan vỡ của các hệ giá trị, một thế hệ thanh niên bơ vơ đi tìm lý tưởng như "đàn con tìm mẹ" nhưng còn thiếu một lòng tin đầy đủ.
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top