rubi_mos2002
New member
- Xu
- 0
Một vài nghiên cứu, một ở Anh và một ở Hong Kong, sử dụng các bảng hỏi để đánh giá mức độ của lòng biết ơn ở con người. Họ phát hiện thấy những người có mức độ biết ơn cao hơn thì có chất lượng giấc ngủ cao hơn (Wood 2009; Ng 2013). Nghiên cứu thứ hai được thực hiện ở những người bị đau mãn tính, và phát hiện thấy sự gia tăng lòng biết ơn không chỉ dẫn đến giấc ngủ được cải thiện, mà giấc ngủ cải thiện còn dẫn đến sự giảm bớt lo lắng và trầm cảm. Dù đó là những kết quá hấp dẫn, thì chúng đều là những mối tương quan.
Một nhóm các nhà nghiên cứu Canada xem xét điều gì xảy ra với giấc ngủ khi con người thay đổi những thói quen biết ơn của họ (Digdon 2011). Họ chọn một nhóm các sinh viên đại học bị chứng mất ngủ và yêu cầu họ viết nhật kí biết ơn hằng ngày trong 1 tuần. Họ phát hiện thấy, 1 tuần thực hành sự biết ơn hằng ngày đưa đến giấc ngủ được cải thiện. Các sinh viên cũng giảm bớt những vấn đề về thể lý, và ít lo lắng hơn. Vì vậy nếu bạn muốn ngủ tốt hơn, hãy thử dành vài phút mỗi ngày để viết ra ít nhất một điều mà bạn biết ơn.
Làm thế nào mà lòng biết ơn cải thiện giấc ngủ? Một nghiên cứu fMRI xem xét hoạt động não bộ của con người trong lúc họ đang có những cảm xúc biết ơn (Zahn 2009). Các nhà nghiên cứu phát hiện thấy lòng biết ơn làm tăng hoạt động trong vùng brainstem sinh ra dopamine. Dopamine giúp điều chỉnh ngủ và thức, cũng như ảnh hưởng đến hoạt động điện não trong lúc ngủ (Monti 2008).
Giấc ngủ cũng được điều chỉnh bởi chất dẫn truyền thần kinh serotonin, chất này cũng bị ảnh hưởng bởi lòng biết ơn. Ví dụ, chúng ta biết rằng một hình thức biết ơn (ví dụ, nhớ lại những ký ức hạnh phúc) làm tăng sự sinh ra serotonin trong vỏ não vành trước (Perreau-Linck 2007).
Nếu bạn đang gặp vấn đề về giấc ngủ, hãy thử thực hành lòng biết ơn nhiều hơn. Nó sẽ giúp cải thiện giấc ngủ của bạn bằng cách làm tăng serotonin và dopamine, và bạn có thể biết ơn về điều đó.
References:
Digdon, N. & Koble, A. Effects of Constructive Worry, Imagery Distraction, and Gratitude Interventions on Sleep Quality: A Pilot Trial. Applied Psychology: Health and Well-being 3 (2), 193–206 (2011).
Monti, J. M. & Jantos, H. The roles of dopamine and serotonin, and of their receptors, in regulating sleep and waking. Progress in brain research 172, 625-646, (2008).
Ng, M. Y. & Wong, W. S. The differential effects of gratitude and sleep on psychological distress in patients with chronic pain. Journal of health psychology 18, 263-271, (2013).
Perreau-Linck, E. et al. In vivo measurements of brain trapping of 11-C-labelled α-methyl-L-tryptophan during acute changes in mood states. Rev Psychiatr Neurosci 32(6), 430-434, (2007).
Wood, A. M., Joseph, S., Lloyd, J. & Atkins, S. Gratitude influences sleep through the mechanism of pre-sleep cognitions. Journal of psychosomatic research 66, 43-48, (2009).
Zahn, R. et al. The neural basis of human social values: evidence from functional MRI. Cerebral cortex 19, 276-283, (2009).
Nguồn
Improve Your Sleep With Gratitude
Published on April 30, 2014 by Alex Korb, Ph.D. in PreFrontal Nudity
psychologytoday
Một nhóm các nhà nghiên cứu Canada xem xét điều gì xảy ra với giấc ngủ khi con người thay đổi những thói quen biết ơn của họ (Digdon 2011). Họ chọn một nhóm các sinh viên đại học bị chứng mất ngủ và yêu cầu họ viết nhật kí biết ơn hằng ngày trong 1 tuần. Họ phát hiện thấy, 1 tuần thực hành sự biết ơn hằng ngày đưa đến giấc ngủ được cải thiện. Các sinh viên cũng giảm bớt những vấn đề về thể lý, và ít lo lắng hơn. Vì vậy nếu bạn muốn ngủ tốt hơn, hãy thử dành vài phút mỗi ngày để viết ra ít nhất một điều mà bạn biết ơn.
Làm thế nào mà lòng biết ơn cải thiện giấc ngủ? Một nghiên cứu fMRI xem xét hoạt động não bộ của con người trong lúc họ đang có những cảm xúc biết ơn (Zahn 2009). Các nhà nghiên cứu phát hiện thấy lòng biết ơn làm tăng hoạt động trong vùng brainstem sinh ra dopamine. Dopamine giúp điều chỉnh ngủ và thức, cũng như ảnh hưởng đến hoạt động điện não trong lúc ngủ (Monti 2008).
Giấc ngủ cũng được điều chỉnh bởi chất dẫn truyền thần kinh serotonin, chất này cũng bị ảnh hưởng bởi lòng biết ơn. Ví dụ, chúng ta biết rằng một hình thức biết ơn (ví dụ, nhớ lại những ký ức hạnh phúc) làm tăng sự sinh ra serotonin trong vỏ não vành trước (Perreau-Linck 2007).
Nếu bạn đang gặp vấn đề về giấc ngủ, hãy thử thực hành lòng biết ơn nhiều hơn. Nó sẽ giúp cải thiện giấc ngủ của bạn bằng cách làm tăng serotonin và dopamine, và bạn có thể biết ơn về điều đó.
References:
Digdon, N. & Koble, A. Effects of Constructive Worry, Imagery Distraction, and Gratitude Interventions on Sleep Quality: A Pilot Trial. Applied Psychology: Health and Well-being 3 (2), 193–206 (2011).
Monti, J. M. & Jantos, H. The roles of dopamine and serotonin, and of their receptors, in regulating sleep and waking. Progress in brain research 172, 625-646, (2008).
Ng, M. Y. & Wong, W. S. The differential effects of gratitude and sleep on psychological distress in patients with chronic pain. Journal of health psychology 18, 263-271, (2013).
Perreau-Linck, E. et al. In vivo measurements of brain trapping of 11-C-labelled α-methyl-L-tryptophan during acute changes in mood states. Rev Psychiatr Neurosci 32(6), 430-434, (2007).
Wood, A. M., Joseph, S., Lloyd, J. & Atkins, S. Gratitude influences sleep through the mechanism of pre-sleep cognitions. Journal of psychosomatic research 66, 43-48, (2009).
Zahn, R. et al. The neural basis of human social values: evidence from functional MRI. Cerebral cortex 19, 276-283, (2009).
Nguồn
Improve Your Sleep With Gratitude
Published on April 30, 2014 by Alex Korb, Ph.D. in PreFrontal Nudity
psychologytoday