Poon Master
New member
- Xu
- 0
Họ và tên: Vũ Thị Nhung
Tuổi: 16
Nghề nghiệp: Học sinh THPT
TẾT
Tôi nhớ lúc đó nhà mình nghèo lắm, hoàn cảnh rất khó khăn nhưng trong mắt đứa trẻ con chỉ biết ăn ngủ học hành như tôi lúc bấy giờ đó chẳng phải gánh nặng mà tôi phải lo toan. Tất cả đè nặng trên vai cha mẹ tôi, gánh nặng cuộc sống mưu sinh, gánh nặng gia đình và tất cả mọi thứ. Lớn lên tôi biết ít nhiều sau khi người anh hai tôi mất ba vào nam với hai bàn tay trắng, để mẹ cùng hai ba ở lại quê đợi khi nào ổn định sẽ đón hai mẹ con cùng vào. Có lẽ do nhớ ba cũng như lo lắng nên mẹ dắt anh ba vào Nam mà không cho ba biết, đến lúc gặp được mẹ ba mới bất ngờ. Ba mẹ tôi bắt đầu tất cả từ đi rừng chăn vịt nuôi heo làm đậu nấu rượu tất cả mọi thứ đầu bắt đầu trong khó khăn và con số 0. Một năm sau tôi chào đời trong vòng tay yêu thương của mẹ và niềm vui của ba, sinh tôi dễ lắm và dễ nuôi đó là những gì tôi biết về cái ngày mình thấy được cuộc sống. Năm tôi sáu tuổi cái tuổi mà chưa biết gì mẹ dẫn tôi và thăm quê, cái lần đầu tiên biết thế nào là đi xa tôi vui mừng vì được mẹ sắm sửa mọi thứ và hân hoan lắm tôi đâu biết đằng sau đó là bao lo toan và những bàn tính mà ba mẹ tôi nói với nhau. Ở ngoài đó anh em chú bác gia đình tôi rất nhiều nên cảm thấy vui và ấm áp lắm, đó cũng là cái Tết Trung Thu đầu tiên và cũng có lẽ là duy nhất cho đến tận bây giờ của tôi được hưởng sự hoan náo của vùng quê đất Bắc. Ngày vào Nam chỉ có mình tôi, tôi còn nhớ sáng hôm đó mẹ xúc từng muỗng cơm cá cho tôi ăn với những lời dặn dò và khóc, “Sao mẹ lại khóc, con về nhà trước rồi mẹ sẽ về sau mà phải không mẹ??!???”- Ừ!- Mẹ đáp gọn mà nước mắt vẫn rơi.
View attachment 11189
Chờ mãi sao không thấy mẹ về nhà, không thấy mẹ vào Nam…Tôi cứ thế chờ, cứ chờ mãi nhưng không dám hỏi ba. Mãi đến nửa năm sau tôi mới biết mẹ đi xuất khẩu lao động ở Đài Loan với hợp đống trước mặt là ba năm. Cảm giác của một đứa bé thất vọng và nhớ mẹ đến thế nào chắc bạn không thể cảm nhận được hết! Từ đó tôi biết mình phải ngoan ngoãn và nghe lời ba, một người đàn ông quán xuyến hết việc gia đình và hai vườn tiêu (tôi cũng không biết nó rộng đến mức nào nữa). Hàng xóm bàn tán dị nghị có người chê trách ba tôi, có người đồng cảm và giúp đỡ nhiều. Cứ ngày lễ ngày rằm là ba luôn làm mọi thứ từ gói bánh đến nấu cơm thắp hương, cố gắng làm những thứ mà khi mẹ ở nhà anh em tôi được ăn. Ba biết chúng tôi thiếu thốn tình mẹ đến mức nào và cũng biết ba khổ tâm vì chuyện này nhiều đến đâu.
Cái Tết đầu tiên không có mẹ ở nhà, vẫn là dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, vẫn là hướng dương, kẹo bi, bánh mứt, vẫn là con gà dĩa xôi vẫn là cây mai của miền Nam vẫn là không khí Tết đến Xuân về nhưng thiếu mẹ. Tất cả mọi thứ của ngày Tết tôi vẫn cảm nhận được, nhưng luôn suy nghĩ và muốn biết mẹ đón cái Tết ra sao. Tôi còn nhớ như in cái Tết đó, cái mà anh em tôi được mặc áo đẹp, được mua nhiều kẹo bánh được thấy cây mai được canh bánh chưng, trong mắt mọi người gia đình tôi khá giả rồi vì có người đi nước ngoài làm việc, lúc đó đồng tiền có giá nên chúng tôi được cho là những đứa trẻ sung sướng và không lo ăn lo mặc. Nhưng có ai biết rằng lúc đó gia đình tôi nợ một số tiền rất lớn chính vì vậy mà ba phải tính đến cách để mẹ đi làm xa ở nhà gánh vác mọi thứ gà trống nuôi con.
Bao nhiêu cái Tết trôi qua, tôi mỗi ngày một lớn và ý thức rất nhiều, ba tôi cũng rất nghiêm khắc với anh em, đòn roi và những lời răn dạy khiến hai anh em tôi sợ ba và trở thành hình mẫu cho cả làng cả xóm vì là những đứa trẻ ngoan học giỏi và đầy đủ mọi thứ. Mẹ chịu cảnh xa chồng xa con xa quê hương để làm việc ở xứ người bệnh tật không biết có được chăm sóc đầy đủ và có được lo lắng đàng hoàng. Còn cha con tôi cứ nương nhau mà sống, tôi nhớ cái lạnh ở Bình Phước cắt vào da thịt tuy không lạnh buốt như ngoài Bắc nhưng nó cũng đủ làm con người lao đao và rung lên. Hai giờ sáng bóng dáng hao gầy của người đàn ông đi lại xung quanh các gốc tưới nước cho cây Tiêu - cái mà gia đình tôi dựa vào đó làm nền và trang trải mỗi khi thu mùa. Chỉ với hai chiếc áo bộ đội mỏng ông vẫn cố gắng và làm việc, tôi không biết ông có lạnh không nhưng chưa một lần tôi thấy ba than thở và mua một chiếc áo ấm cho chính mình, tôi chỉ thấy ba dắt tôi đi mua chiếc áo len, mua cho anh cái áo ấm to xụ. Tôi không biết ông có lạnh không nhưng khi nhìn cảnh tượng đó tôi không kìm được nước mắt, chỉ là một đứa bé tôi làm sao có thể phụ giúp được gì, ngoài việc cố gắng học hành, anh em tôi không dám đua đòi theo chúng bạn, vỉ tôi biết đằng sau màn đêm ấy là những giọt mồ hôi, nước mắt có cả những giọt máu mà ba tôi phải đổ xuống. Đằng sau cái mác người ta gán cho mẹ tôi đi nước ngoài sung sướng là những điều muốn gửi tới chồng con những lời yêu thương, những giọt nước mắt nhớ nhà và thương yêu chúng tối. Đằng sau tất cả còn đằng trước, cái mà anh em tôi thấy đó là sự ấm áp và hi sinh cao cả mà ba mẹ giành cho chúng tôi.
“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”
Có ai hiểu thấu nó bằng tôi, mặc dù trong các bạn ai cũng yêu mến và kính trọng ba mẹ của mình rất nhiều, nhưng đối với tôi có được ngày hôm nay tất cả là nhờ sự hi sinh đó. Lớn được như ngày hôm nay là nước mắt là mô hôi của ba mẹ tôi, là tấm lòng ấy ấp ủ sưởi ấm tôi cho tôi qua bao khó khăn và mệt mỏi. Ba năm rồi năm năm, mẹ được về phép nửa tháng thì một tuần ở ngoài Bắc lo chuyện giấy tờ hồ sơ chuẩn bị cho lần đi nữa. Không thể tả được cảm xúc khi anh em tôi gặp được mẹ, không thể tả được ngoài những giọt nước mắt. Con nhớ mẹ thật nhiều mẹ à! Mẹ lại quyết định đi tiếp thêm ba năm nữa, chừng đó năm gia đình tôi vẫn chưa trả hết số nợ, đơn giản vì nó quá lớn và lãi mẹ đẻ lãi con, hơn nữa cuộc sống gia đình cũng cần trang trải nhiều, tiền cho anh em tôi ăn học và tiền đầu tư chăm bón cho cái vườn Tiêu. Tôi đã khóc thầm, mẹ ơi mẹ đừng đi nhưng không dám nói cho mẹ và ba biết, tôi biết làm như vậy sẽ làm ba mẹ khổ tâm thật nhiều, có lẽ vì thế, có lẽ vì cứ che giấu cảm xúc của mình mãi và âm thầm mà tôi suy nghĩ chín chắn hơn so với các bạn cùng trang lứa, mà tôi trở nên ích kỉ chỉ khoe những niềm vui mà che giấu nỗi buồn cho riêng mình.
Và cứ thế, quãng thời gian ấy lại tiếp tục anh tôi học 12 và chuẩn bị thi đại học, cái không khí gia đình lúc nhốn nháo và kì vọng vào anh rất nhiều, có lẽ đó chính là sự áp lực đè nặng anh nhất nhưng đứa như tôi, tự cho mình biết suy nghĩ vẫn chưa ý thức được điều ấy. Chỉ biết là nó rất quan trọng và tin tưởng tuyệt đối anh mình là giỏi nhất. Cuối cùng đã có giấy báo đại học, anh trúng tuyển trường Đại Học Khoa Học Tự Nhiên (Đại Học Quốc Gia TP.HCM). Bắt đầu một tương lai mới, tôi còn nhớ ba nói có học thì mới thoát khỏi cảnh nghèo đói mà lam lũ như ba như mẹ như ông bà hồi trước, nên với anh em tôi việc học là con đường giải thoát duy nhất. Anh chuyển xuống Sài Gòn ở cho việc học hành, căn nhà chỉ còn cha con tôi, trống trải và thiếu vắng, vì từ trước tới nay ba người đã là thiếu thốn lắm rồi. Dù biết sinh viên đi học xa nhà là chuyện đương nhiên nhưng tôi và ba thấy buồn, chắc rằng ba cũng nhớ anh lắm, mất một đứa con với ba thế là quá đủ, hai đứa sau nhất định ba quý chúng hơn cả sinh mạng mình. Thời gian sau ba quyết định mua đất xây nhà và chuyển về Biên Hòa – Đồng Nai (cho đến hiện tại mình cẫn ở đây.). Quyết định tôi cho là quá đột ngột và vô lí nhưng không biết sau đó bao nhiêu là lo toan, suy nghĩ của ba và mẹ. Thuận tiện cho việc anh hai đi học, được ở gần gia đình và cũng là để tôi có môi trường tốt sinh trưởng phát triển và rèn luyện tiếp cận với mọi thứ mới nhiều hơn.
Tôi nhớ cái hồi còn nhỏ anh hai luôn là người dẫn tôi đi chơi, đi quậy phá từ đống đất trước nhà cho tới rong chơi trên con đường đất đỏ dài vô tận. Dạy tôi học và mắng tôi những khi tôi làm sai bị điểm kém, anh tôi trong tôi là một thần tượng, giỏi võ và học hành cũng giỏi lúc nào đi thi học sinh giỏi tỉnh cũng có giải ba tự hào về anh và tôi hứa rằng sẽ làm cho ba tự hào không kém khi nhắc tới đứa con gái nhỏ này của ba. Đến bây giờ anh em tôi vẫn con nít với nhau như vậy, hai anh em tôi được nhiều người ganh tỵ và tôi cảm thấy đúng là đáng ganh tỵ khi có một người anh tốt đến như vậy. Ngay từ nhỏ anh em tôi đã rất thương yêu nhau và hôm nay hay tương lai mai sau anh em vẫn sẽ vậy, vẫn là anh em siêu nít, vẫn thân nhau giúp đỡ khi gặp khó khăn và mãi là hai đứa nhóc của ba mẹ dù có lớn đến đâu có sự nghiệp và gia đình riêng thì vẫn mãi là vậy.
Bao cái Tết trôi qua từ khi tôi học lớp một đến năm lớp mười không có cái Tết nào cả gia đình bốn người được quây quần bên nhau và mâm cơm đầu năm. Từ khi về Biên Hòa thói quen thức canh nổi bánh chưng của anh em tôi cũng mất, đó là điều thật đáng tiếc nhưng tôi cảm thấy may mắn hơn những đứa trẽ thành thị không biết đến nồi bánh chưng và ngọn lửa bếp củi ra sao. Tôi nhớ ở Bình Phước không có pháo hoa mỗi đêm giao thừa nhưng có ngọn lửa ấm đỏ của nổi bánh chưng, không có những chiếc lòng đèn nhựa kêu nhạc điện tử mỗi dịp trung thu mà chỉ có những chiếc lồng đèn ông sao giấy bóng kiếng đủ màu sắc…..Nhiều thứ mà mỗi dịp lễ tết có thể là một trong các bạn đã chưa từng được thủ cảm giác ấy! Những cái truyền thống đơn sơ ấy có những đứa trẻ đã đánh mất hay ba mẹ chúng đã đánh cắp bằng bài vở học hành hay những thứ hiện đại khi gia đình khá giả và nhiều điều kiện.
Có điều mẹ đã về nhà cách đây bốn tháng, hòa nhập cùng gia đình, chúng tôi, gia đình bốn người đã được ở bên nhau, anh đã tốt nghiệp và đi làm, tôi cũng đã học lớp 11, gia đình cũng trã xong nợ từ năm ngoái, mẹ không có lí do gì phải lao tâm làm việc nơi xa nữa, chúng tôi được đoàn viên nhưng tiếc là qua mất cái Tết Trung Thu- tết của tình thân. Tết năm nay là cái Tết đầu tiên sau bao nhiêu đó năm chúng tôi đông đủ họp mặt. Chỉ còn một tháng nữa là Tết Cổ Truyền rồi, chính vì thế trong tôi háo hức và nôn nao rất nhiều. Năm nay nhất định sẽ chúc sức khỏe ba mẹ thật nhiều. Bạn có ước mơ cho mình chưa? Có ước nguyện và mong muốn cho năm mới chưa? Tôi thì có rất nhiều, năm sau thi đại học rồi tôi sẽ thi vào trường Dược, mong muốn sau này có thể chăm sóc cho ba mẹ khi về già, không sao đền đáp hết công ơn to lớn như trời bể ấy chỉ là bù đắp một phần những tháng năm ba mẹ tôi phải vất vả. đầu gối của ba mỗi khi trở trời lại đau nhức đi lại khó khăn, mẹ mắc bệnh soang do không hợp thời tiết bên ấy, còn nhiều thứ mà tôi muốn làm và nhất định sẽ làm được. Trước mắt là sẽ cố gắng học tập thật tốt và biến ước mơ của tôi thành hiện thực. Tết Cỗ Truyền sắp tới, năm mới chuẩn bị sang con mong gia đình ta sẽ luôn vui vẻ bên nhau, hưởng những niềm vui và hạnh phúc bao năm qua chưa có, dù ba có nghiêm khắc và răn dạy thế nào, mẹ có trách mắng mỗi khi con làm sai, dù gia đình mình trong mắt bạn bè con khó đến cách mấy thì nếu inh ra lần nữa và được chọn thì con sẽ vẫn mong muốn được sinh ra làm con của ba mẹ, làm em của anh hai. Con biết không có người phụ nữ nào sẽ thương con bằng mẹ và cũng không có người bạn nào sẽ khuyên con như ba. Con yêu gia đình nhỏ của mình lắm!
Tuổi: 16
Nghề nghiệp: Học sinh THPT
TẾT
Tôi nhớ lúc đó nhà mình nghèo lắm, hoàn cảnh rất khó khăn nhưng trong mắt đứa trẻ con chỉ biết ăn ngủ học hành như tôi lúc bấy giờ đó chẳng phải gánh nặng mà tôi phải lo toan. Tất cả đè nặng trên vai cha mẹ tôi, gánh nặng cuộc sống mưu sinh, gánh nặng gia đình và tất cả mọi thứ. Lớn lên tôi biết ít nhiều sau khi người anh hai tôi mất ba vào nam với hai bàn tay trắng, để mẹ cùng hai ba ở lại quê đợi khi nào ổn định sẽ đón hai mẹ con cùng vào. Có lẽ do nhớ ba cũng như lo lắng nên mẹ dắt anh ba vào Nam mà không cho ba biết, đến lúc gặp được mẹ ba mới bất ngờ. Ba mẹ tôi bắt đầu tất cả từ đi rừng chăn vịt nuôi heo làm đậu nấu rượu tất cả mọi thứ đầu bắt đầu trong khó khăn và con số 0. Một năm sau tôi chào đời trong vòng tay yêu thương của mẹ và niềm vui của ba, sinh tôi dễ lắm và dễ nuôi đó là những gì tôi biết về cái ngày mình thấy được cuộc sống. Năm tôi sáu tuổi cái tuổi mà chưa biết gì mẹ dẫn tôi và thăm quê, cái lần đầu tiên biết thế nào là đi xa tôi vui mừng vì được mẹ sắm sửa mọi thứ và hân hoan lắm tôi đâu biết đằng sau đó là bao lo toan và những bàn tính mà ba mẹ tôi nói với nhau. Ở ngoài đó anh em chú bác gia đình tôi rất nhiều nên cảm thấy vui và ấm áp lắm, đó cũng là cái Tết Trung Thu đầu tiên và cũng có lẽ là duy nhất cho đến tận bây giờ của tôi được hưởng sự hoan náo của vùng quê đất Bắc. Ngày vào Nam chỉ có mình tôi, tôi còn nhớ sáng hôm đó mẹ xúc từng muỗng cơm cá cho tôi ăn với những lời dặn dò và khóc, “Sao mẹ lại khóc, con về nhà trước rồi mẹ sẽ về sau mà phải không mẹ??!???”- Ừ!- Mẹ đáp gọn mà nước mắt vẫn rơi.
View attachment 11189
Chờ mãi sao không thấy mẹ về nhà, không thấy mẹ vào Nam…Tôi cứ thế chờ, cứ chờ mãi nhưng không dám hỏi ba. Mãi đến nửa năm sau tôi mới biết mẹ đi xuất khẩu lao động ở Đài Loan với hợp đống trước mặt là ba năm. Cảm giác của một đứa bé thất vọng và nhớ mẹ đến thế nào chắc bạn không thể cảm nhận được hết! Từ đó tôi biết mình phải ngoan ngoãn và nghe lời ba, một người đàn ông quán xuyến hết việc gia đình và hai vườn tiêu (tôi cũng không biết nó rộng đến mức nào nữa). Hàng xóm bàn tán dị nghị có người chê trách ba tôi, có người đồng cảm và giúp đỡ nhiều. Cứ ngày lễ ngày rằm là ba luôn làm mọi thứ từ gói bánh đến nấu cơm thắp hương, cố gắng làm những thứ mà khi mẹ ở nhà anh em tôi được ăn. Ba biết chúng tôi thiếu thốn tình mẹ đến mức nào và cũng biết ba khổ tâm vì chuyện này nhiều đến đâu.
Cái Tết đầu tiên không có mẹ ở nhà, vẫn là dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, vẫn là hướng dương, kẹo bi, bánh mứt, vẫn là con gà dĩa xôi vẫn là cây mai của miền Nam vẫn là không khí Tết đến Xuân về nhưng thiếu mẹ. Tất cả mọi thứ của ngày Tết tôi vẫn cảm nhận được, nhưng luôn suy nghĩ và muốn biết mẹ đón cái Tết ra sao. Tôi còn nhớ như in cái Tết đó, cái mà anh em tôi được mặc áo đẹp, được mua nhiều kẹo bánh được thấy cây mai được canh bánh chưng, trong mắt mọi người gia đình tôi khá giả rồi vì có người đi nước ngoài làm việc, lúc đó đồng tiền có giá nên chúng tôi được cho là những đứa trẻ sung sướng và không lo ăn lo mặc. Nhưng có ai biết rằng lúc đó gia đình tôi nợ một số tiền rất lớn chính vì vậy mà ba phải tính đến cách để mẹ đi làm xa ở nhà gánh vác mọi thứ gà trống nuôi con.
Bao nhiêu cái Tết trôi qua, tôi mỗi ngày một lớn và ý thức rất nhiều, ba tôi cũng rất nghiêm khắc với anh em, đòn roi và những lời răn dạy khiến hai anh em tôi sợ ba và trở thành hình mẫu cho cả làng cả xóm vì là những đứa trẻ ngoan học giỏi và đầy đủ mọi thứ. Mẹ chịu cảnh xa chồng xa con xa quê hương để làm việc ở xứ người bệnh tật không biết có được chăm sóc đầy đủ và có được lo lắng đàng hoàng. Còn cha con tôi cứ nương nhau mà sống, tôi nhớ cái lạnh ở Bình Phước cắt vào da thịt tuy không lạnh buốt như ngoài Bắc nhưng nó cũng đủ làm con người lao đao và rung lên. Hai giờ sáng bóng dáng hao gầy của người đàn ông đi lại xung quanh các gốc tưới nước cho cây Tiêu - cái mà gia đình tôi dựa vào đó làm nền và trang trải mỗi khi thu mùa. Chỉ với hai chiếc áo bộ đội mỏng ông vẫn cố gắng và làm việc, tôi không biết ông có lạnh không nhưng chưa một lần tôi thấy ba than thở và mua một chiếc áo ấm cho chính mình, tôi chỉ thấy ba dắt tôi đi mua chiếc áo len, mua cho anh cái áo ấm to xụ. Tôi không biết ông có lạnh không nhưng khi nhìn cảnh tượng đó tôi không kìm được nước mắt, chỉ là một đứa bé tôi làm sao có thể phụ giúp được gì, ngoài việc cố gắng học hành, anh em tôi không dám đua đòi theo chúng bạn, vỉ tôi biết đằng sau màn đêm ấy là những giọt mồ hôi, nước mắt có cả những giọt máu mà ba tôi phải đổ xuống. Đằng sau cái mác người ta gán cho mẹ tôi đi nước ngoài sung sướng là những điều muốn gửi tới chồng con những lời yêu thương, những giọt nước mắt nhớ nhà và thương yêu chúng tối. Đằng sau tất cả còn đằng trước, cái mà anh em tôi thấy đó là sự ấm áp và hi sinh cao cả mà ba mẹ giành cho chúng tôi.
“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”
Có ai hiểu thấu nó bằng tôi, mặc dù trong các bạn ai cũng yêu mến và kính trọng ba mẹ của mình rất nhiều, nhưng đối với tôi có được ngày hôm nay tất cả là nhờ sự hi sinh đó. Lớn được như ngày hôm nay là nước mắt là mô hôi của ba mẹ tôi, là tấm lòng ấy ấp ủ sưởi ấm tôi cho tôi qua bao khó khăn và mệt mỏi. Ba năm rồi năm năm, mẹ được về phép nửa tháng thì một tuần ở ngoài Bắc lo chuyện giấy tờ hồ sơ chuẩn bị cho lần đi nữa. Không thể tả được cảm xúc khi anh em tôi gặp được mẹ, không thể tả được ngoài những giọt nước mắt. Con nhớ mẹ thật nhiều mẹ à! Mẹ lại quyết định đi tiếp thêm ba năm nữa, chừng đó năm gia đình tôi vẫn chưa trả hết số nợ, đơn giản vì nó quá lớn và lãi mẹ đẻ lãi con, hơn nữa cuộc sống gia đình cũng cần trang trải nhiều, tiền cho anh em tôi ăn học và tiền đầu tư chăm bón cho cái vườn Tiêu. Tôi đã khóc thầm, mẹ ơi mẹ đừng đi nhưng không dám nói cho mẹ và ba biết, tôi biết làm như vậy sẽ làm ba mẹ khổ tâm thật nhiều, có lẽ vì thế, có lẽ vì cứ che giấu cảm xúc của mình mãi và âm thầm mà tôi suy nghĩ chín chắn hơn so với các bạn cùng trang lứa, mà tôi trở nên ích kỉ chỉ khoe những niềm vui mà che giấu nỗi buồn cho riêng mình.
Và cứ thế, quãng thời gian ấy lại tiếp tục anh tôi học 12 và chuẩn bị thi đại học, cái không khí gia đình lúc nhốn nháo và kì vọng vào anh rất nhiều, có lẽ đó chính là sự áp lực đè nặng anh nhất nhưng đứa như tôi, tự cho mình biết suy nghĩ vẫn chưa ý thức được điều ấy. Chỉ biết là nó rất quan trọng và tin tưởng tuyệt đối anh mình là giỏi nhất. Cuối cùng đã có giấy báo đại học, anh trúng tuyển trường Đại Học Khoa Học Tự Nhiên (Đại Học Quốc Gia TP.HCM). Bắt đầu một tương lai mới, tôi còn nhớ ba nói có học thì mới thoát khỏi cảnh nghèo đói mà lam lũ như ba như mẹ như ông bà hồi trước, nên với anh em tôi việc học là con đường giải thoát duy nhất. Anh chuyển xuống Sài Gòn ở cho việc học hành, căn nhà chỉ còn cha con tôi, trống trải và thiếu vắng, vì từ trước tới nay ba người đã là thiếu thốn lắm rồi. Dù biết sinh viên đi học xa nhà là chuyện đương nhiên nhưng tôi và ba thấy buồn, chắc rằng ba cũng nhớ anh lắm, mất một đứa con với ba thế là quá đủ, hai đứa sau nhất định ba quý chúng hơn cả sinh mạng mình. Thời gian sau ba quyết định mua đất xây nhà và chuyển về Biên Hòa – Đồng Nai (cho đến hiện tại mình cẫn ở đây.). Quyết định tôi cho là quá đột ngột và vô lí nhưng không biết sau đó bao nhiêu là lo toan, suy nghĩ của ba và mẹ. Thuận tiện cho việc anh hai đi học, được ở gần gia đình và cũng là để tôi có môi trường tốt sinh trưởng phát triển và rèn luyện tiếp cận với mọi thứ mới nhiều hơn.
Tôi nhớ cái hồi còn nhỏ anh hai luôn là người dẫn tôi đi chơi, đi quậy phá từ đống đất trước nhà cho tới rong chơi trên con đường đất đỏ dài vô tận. Dạy tôi học và mắng tôi những khi tôi làm sai bị điểm kém, anh tôi trong tôi là một thần tượng, giỏi võ và học hành cũng giỏi lúc nào đi thi học sinh giỏi tỉnh cũng có giải ba tự hào về anh và tôi hứa rằng sẽ làm cho ba tự hào không kém khi nhắc tới đứa con gái nhỏ này của ba. Đến bây giờ anh em tôi vẫn con nít với nhau như vậy, hai anh em tôi được nhiều người ganh tỵ và tôi cảm thấy đúng là đáng ganh tỵ khi có một người anh tốt đến như vậy. Ngay từ nhỏ anh em tôi đã rất thương yêu nhau và hôm nay hay tương lai mai sau anh em vẫn sẽ vậy, vẫn là anh em siêu nít, vẫn thân nhau giúp đỡ khi gặp khó khăn và mãi là hai đứa nhóc của ba mẹ dù có lớn đến đâu có sự nghiệp và gia đình riêng thì vẫn mãi là vậy.
Bao cái Tết trôi qua từ khi tôi học lớp một đến năm lớp mười không có cái Tết nào cả gia đình bốn người được quây quần bên nhau và mâm cơm đầu năm. Từ khi về Biên Hòa thói quen thức canh nổi bánh chưng của anh em tôi cũng mất, đó là điều thật đáng tiếc nhưng tôi cảm thấy may mắn hơn những đứa trẽ thành thị không biết đến nồi bánh chưng và ngọn lửa bếp củi ra sao. Tôi nhớ ở Bình Phước không có pháo hoa mỗi đêm giao thừa nhưng có ngọn lửa ấm đỏ của nổi bánh chưng, không có những chiếc lòng đèn nhựa kêu nhạc điện tử mỗi dịp trung thu mà chỉ có những chiếc lồng đèn ông sao giấy bóng kiếng đủ màu sắc…..Nhiều thứ mà mỗi dịp lễ tết có thể là một trong các bạn đã chưa từng được thủ cảm giác ấy! Những cái truyền thống đơn sơ ấy có những đứa trẻ đã đánh mất hay ba mẹ chúng đã đánh cắp bằng bài vở học hành hay những thứ hiện đại khi gia đình khá giả và nhiều điều kiện.
Có điều mẹ đã về nhà cách đây bốn tháng, hòa nhập cùng gia đình, chúng tôi, gia đình bốn người đã được ở bên nhau, anh đã tốt nghiệp và đi làm, tôi cũng đã học lớp 11, gia đình cũng trã xong nợ từ năm ngoái, mẹ không có lí do gì phải lao tâm làm việc nơi xa nữa, chúng tôi được đoàn viên nhưng tiếc là qua mất cái Tết Trung Thu- tết của tình thân. Tết năm nay là cái Tết đầu tiên sau bao nhiêu đó năm chúng tôi đông đủ họp mặt. Chỉ còn một tháng nữa là Tết Cổ Truyền rồi, chính vì thế trong tôi háo hức và nôn nao rất nhiều. Năm nay nhất định sẽ chúc sức khỏe ba mẹ thật nhiều. Bạn có ước mơ cho mình chưa? Có ước nguyện và mong muốn cho năm mới chưa? Tôi thì có rất nhiều, năm sau thi đại học rồi tôi sẽ thi vào trường Dược, mong muốn sau này có thể chăm sóc cho ba mẹ khi về già, không sao đền đáp hết công ơn to lớn như trời bể ấy chỉ là bù đắp một phần những tháng năm ba mẹ tôi phải vất vả. đầu gối của ba mỗi khi trở trời lại đau nhức đi lại khó khăn, mẹ mắc bệnh soang do không hợp thời tiết bên ấy, còn nhiều thứ mà tôi muốn làm và nhất định sẽ làm được. Trước mắt là sẽ cố gắng học tập thật tốt và biến ước mơ của tôi thành hiện thực. Tết Cỗ Truyền sắp tới, năm mới chuẩn bị sang con mong gia đình ta sẽ luôn vui vẻ bên nhau, hưởng những niềm vui và hạnh phúc bao năm qua chưa có, dù ba có nghiêm khắc và răn dạy thế nào, mẹ có trách mắng mỗi khi con làm sai, dù gia đình mình trong mắt bạn bè con khó đến cách mấy thì nếu inh ra lần nữa và được chọn thì con sẽ vẫn mong muốn được sinh ra làm con của ba mẹ, làm em của anh hai. Con biết không có người phụ nữ nào sẽ thương con bằng mẹ và cũng không có người bạn nào sẽ khuyên con như ba. Con yêu gia đình nhỏ của mình lắm!
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: