Cải tạo quan hệ sản xuất theo xã hội CN, bước đầu phát triển kinh tế văn hoá giai đoạn 1958 – 1960. Vì sao?
a) Cải tạo quan hệ sản xuất theo XHCN hạn chế:
- Sau 3 năm hoàn thành cải cách ruộng đất, không phục kinh tế (1954 - 1957) nền kinh tế miền bắc có nhiều thay đổi, thành phần kinh tế thực dân phong kiến bị xoá bỏ; thành phần kinh tế quốc doanh chiếm ưu thế và giữ vai trò chủ đạo.
- Tuy vậy kinh tế miền bắc lúc này căn bản vẫn là nền kinh tế NN phân tán, lạc hậu, lao động thủ công với năng suất thấp kém các thành phần kinh tế dựa trên chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất còn phổ biến, trong đó kinh tế cá thể của nông dân, thợ thủ công, tiểu thương chiếm phần lớn. Thành phần kinh tế công thương nghiệp tư bản tư doanh mới được cải tạo bước đầu - trước tình hình đó Đảng chủ trương cải tạo XHCN đối với tất cả các thành phần kinh tế cá thể đồng thơì phát triển kinh tế quốc doanh làm lực lượng lãnh đạo toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
- Quán triệt chủ trương của Đảng, tại kỳ họp thứ 9 quốc hội khoá I (T12/1958) đã thông qua kế hoạch 3 năm cải tạo XH CN, bao gồm những nhiệm vụ sau:
1. Cải tạo NN, TCN và công thương nghiệp tư bản tư doanh theo hướng XHCN, khâu chính là hợp tác hoá NN. Đồng thời tích cực phát triển và củng cố thành phần kinh tế quốc doanh.
2. Đẩy mạnh phát triển sản xuất NN, CN lấy sản xuất NN làm khâu chính, chú trọng phát triển CN, tăng thêm tư liệu sản xuất và giải quyết phần lớn hàng tiêu dùng, trên cơ sở đó nâng cao bước đầu đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, nhất là nhân dân lao động và tăng cường củng cố quốc phòng. hưởng ứng chủ trương của Đảng khắp nơi trên miền Bắc công cuộc cải tạo diễn ra sôi nổi.
Trong NN phong trào hợp tác hoá NN được tiến hành theo nguyên tắc tự nguyện cùng có lợi, quản lý dân chủ đã từng bước đưa nông dân vào con đường làm ăn tập thể dưới hình thức HTX.
* Kết quả:
+ Sau 3 năm vận động - cuối 1960 toàn miền Bắc có hơn 85% số hộ nông dân với 68% S ruộng đất vào HTX NN , trong đó có 12 % số hộ vào HTX bậc cao, thắng lợi của công cuộc hợp tác hoá NN có ý nghĩa to lớn, nó không chỉ mở đường cho sức sản xuất phát triển mà còn đảm bảo những điều kiện vật chất, tinh thần, chính trị cho bộ phận tham gia chiến đấu và phục vụ chiến đấu.
+ Đối với ngành TCN nhà nước chủ trương cải tạo thợ TCN thông qua hình thức tỏ hợp tác, HTX cung tiêu sản xuất và HTX sản xuất thủ CN. Đến cuối 1960 toàn miền Bắc có 87,9% số hộ TCN tham gia cải tạo, đi vào các hình thức sản xuất tập thể.
+ Đối với TN nhà nước chủ trương dùng hình thức HTX để chuyển bộ phận tiểu thương sang sản xuất .
Đến cuối 1960 ; 45% số hộ buôn bán đã tham gia hình thức HTX, 1 bộ phận khác chuyển sang sản xuất NN và TCN.
+ Đối với công thương nghiệphát triển tư bản tư doanh Đảng chủ trương cải tạo họ = phương pháp hoà bình. Chủ yếu dưới hình thức cong tư hợp doanh.
Đến cuối 1960 ; 97% số hộ tư sản đã vào công tư hợp doanh.
* ý nghĩa:
- Như vậy sau 3 năm cải tạo XHCN đã đưa đến sự biến đổi sâu sắc trong xã hội miền Bắc đó là quan hệ XHCN được xác lập, quan hệ người bóc lột người về cơ bản bị xoá bỏ.
* Hạn chế :
- Tuy nhiên trong quá trình cải tạo chúng ta đã phạm phải một số sai lầm do không nắm vững các quy luật kinh tế của thời kỳ quá độ nên đồng nhất cải tạo với xoá bỏ (còn thể hiện tư tưởng chủ quan nóng vội duy ý chí, vi phạm nguyên tắc tự nguyện.
b) Bước đầu PT KT- VH :
- Đồng thời với việc cải tạo XHCN nhân dân ta còn đạt được nhiều trong TT phát triển kinh tế, văn hoá.
+ Trong phát triển kinh tế Đảng chú trọng phát triển thành phần kinh tế quốc doanh tính đến 1960 miền Bắc có 56 nông trường quốc doanh với diện tích trên 10 vạn ha được xây dựng.
- Trong CN đi đôi với phát triển CN quốc doanh TW nhà nước chí trọng phát triển CN quốc doanh địa phương = cách tập trung vốn để xây dựng các cơ sở CN quốc doanh. Nhờ đó tính đến 1960 toàn miền Bắc đã có 172 xí nghiệp do TW quản lý , 500 xí nghiệp do địa phương quản lý . Một hệ thống các nhà máy, xí nghiệp thuộc các ngành lương thực, khai khoáng, luyện kim, chế tạo máy, cơ khí, hoá chất, vật liệu xây dựng ... ra đời và lớn nhất quan trọng nhất trong thời kỳ này là sự ra đời củ khu liên hợp gang thép Thái Nguyên.
- Về thương nghiệp: TN XHCN phát triển mạnh, mậu dịch quốc doanh ra đời từ 1950 đến nay được đẩy mạnh, tính đến 1960 đã có 1400 cửa hàng mậu dịch quốc doanh, sự phát triển của mậu dịch quốc doanh có tác dụng giữ vững vai trò chủ đạo và ổn định thị trường, góp phần quan trọng vào việc cải thiện đời sống vật chất cũng như tinh thần của nhân dân.
+ Sự nghiệp văn hoá, giáo dục, y tế cũng đạt được nhiều thành tựu to lớn; nổi bật nhất là thành tựu trong việc phát triển văn hoá xã hội CN, bao gồm cách ngành văn học, nghệ thuật, điện ảnh, xuất bản, báo chí, thông tin...
Trên mặt trận giáo dục công tác xoá nạn mù chữ được đẩy mạnh. Đến cuối 1960 miền Bắc đã căn bản xoá nạn mù chữ cho những người ở miền xuôi cho những người dưới 50 tuổi. Công tác bổ túc văn hoá được đẩy mạnh để tiến tới phổ cập giáo dục cấp 1 cho toàn dân. Hệ thống giáo dục phổ thông được hoàn chỉnh và mở rộng. Năm 1960 số học sinh phổ thông đã tăng gần 80% so với 1957. Các trường đại học, trung học chuyên nghiệp ngày càng thu hút đông con em lao động vào học và cung cấp cán bộ KHKT cho công cuộc xây dựng CNXH. Tính đến 1960 miền Bắc có 9 trường đại học với số sinh viên lên đến 11.070 sinh viên, gấp đôi so với 1957.
- Về y tế, công tác y tế có nhiều tiến bộ và đạt được những thành tựu mới trong việc phòng chống và chữa các loại bệnh các trạm y tế, bệnh viện được xây dựng để phục vụ nhân dân.
+Những thành tựu đạt được nói trên của nhân dân miền Bắc trong công cuôc cải tạo quan hệ sản xuất theo định hướng XHCN, bước đầu phát triển kinh tế văn hoá có ý nghĩa vô cùng to lớn, đưa đến sự biến đổi sâu sắc bộ mặt kinh tế, xã hội miền Bắc.
- Về kinh tế : ổn định cải thiện nâng cao không ngừng đời sống nhân dân .
- Về xã hội:
+Quan hệ sản xuất XHCN được xác lập, quan hệ người bóc lột người bị xoá bỏ về căn bản.
+Đã tạo cơ sở vật chất kỹ thuật để đưa miền Bắc tiến lên CNXH.
ST