Hồng Phan
Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta dùng tiếng Việt một cách tự nhiên. Không mấy ai và không mấy khi phải băn khoăn về nghĩa lý của điều này điều khác. Tuy nhiên, đôi khi do nghề nghiệp hoặc rất tình cờ, chúng ta đề cập tới logic của những hiện tượng tiếng Việt.
Nhiều bạn cảm thấy tiếng Việt rắc rối quá có nhiều hiện tượng không giải thích được Lúc đó, có người lấy khuôn mẫu của một tiếng nước ngoài nào đó để đối chiếu với tiếng Việt có người lấy "logic hình thức" để xem xét. Và không ít bạn "phát hiện" ra những cách nói "mâu thuẫn", "ngược đời", "không hợp logic" của tiếng Việt. Có người đã từng viết trên báo, nói trên đài, trình bày trong hội nghị rằng lối nói này, lối nói khác là "không hợp logic".
Những lối nói "mâu thuẫn", "phi logic" này chúng ta gặp ở mọi cấp độ, mọi phương diện ngôn ngữ. Ở đây chúng tôi nói đến hiện tượng "phi logic" ở phương diện thành ngữ. Đó là lối nói "ngược đời" kiểu "cao chạy xa bay”, “thượng cẳng chân, hạ cẳng tay”...
Không ít người cho rằng thật là vô lý khi dùng lối nói như trên, tại sao không dùng "cao chạy xa bay", "thượng cẳng tay, hạ cẳng chân"?...
Chúng tôi muốn chứng minh rằng, những thành ngữ "ngược đời" này lại rất chuẩn mực, tức là nó có cái lý của nó.
Trước hết, xin đừng lấy thành ngữ nước ngoài "cao phi viễn tấu” mà đòi hỏi thành ngữ Việt Nam phải là "cao bay xa chạy". Nếu vậy, hắn bạn cũng không đồng ý với Nguyễn Du khi ông viết:
“Liệu mà cao chạy xa bay
Ái ân ta có ngần này mà thôi”
(Truyện Kiều, câu 1971)
Nói như trên không có nghĩa là nhất nhất phải viết là "cao chạy xa bay". Viết như một câu của Tú Mỡ cũng vẫn đúng: “Cao bay xa chạy biết là đi đâu”.
Trong cuộc sống, người ta thường quy ước dùng một sự vật nào đó để nói lên một điều gì đó. Cách dùng như thế được gọi là biểu trưng. Chẳng hạn, người Việt thường dùng các bố phận không thấy được trong cơ thể con người đó là lục phủ ngũ tạng nghĩa là ruột, gan, lòng, bọng, phổi để biểu trưng cho ý chí, tâm tư, tình cảm, tấm lòng những suy nghĩ thầm kín của con người. Vậy nên mới có các thành ngữ:
Mặt sứa gan lim
Lòng vả cõng như lòng sung
Ruột để ngoài da
Miệng thơn thớt dạ ớt ngâm
Khẩu xà tâm Phật
Miệng nam mô bụng một bồ dao găm
Suy bụng ta ra bụng người...
Trong thành ngữ "mẹ tròn con vuông” thì cặp tròn /vuông chính là hình ảnh của cặp (mặt trăng - mặt đất). Đó là một chỉnh thể biểu trưng cho sự hoàn hảo, trọn vẹn.
Trong "cao chạy xa bay", cặp chạy/ bay có nghĩa biểu trưng là trốn đi nơi khác, cặp xa/ cao biểu trưng cho sự thật nhanh và biệt tăm. Người ta có thể "cao chạy xa bay" bằng honda ôm bằng ôtô tải hay bất cứ phương tiện gì cũng được chứ không nhất thiết phải chạy hay bay. Vì người xưa đâu có bay được lên không trung như nghĩa đen của từ ngữ đó.
Như vậy đừng hiểu "cao chạy xa bay" theo nghĩa đen. Nên biết cái lý tính logic của thành ngữ này ở tầng sâu hơn: tầng nghĩa biểu trưng.
Chúng ta gặp một thành ngữ nữa có thể gây thắc mắc: "thượng cẳng chân hạ cẳng tay". Tại sao chân tháp, tay cao mà lại thượng cẳng chân, còn hạ cẳng tay? Điều này có thể lý giải theo con đường hình thành nghĩa biểu trưng của thành ngữ.
Xét cặp thượng/ hạ thì thấy: Để trỏ tông thế một vật người Việt có lối nói lấy hai bộ phận của hai đầu cực sự vật đó làm đại diện.
Loài vật chuyển động theo thế nằm ngang, đầu đi trước, đuôi theo sau. Hai đầu cực của chúng là đầu và đuôi. Vì vậy cặp đầu/ đuôi đại diện cho con vật. Phác thảo về Con vật chỉ cần dùng đầu/ đuôi:
Khen ai khéo tạc con voi
Có đủ cả đầu đủ cả đuôi…
Con người thường dùng các bố phận thân thể của mình và bộ phận những con vật xung quanh để đặt tên cho sự vật. Theo khuynh hướng này, cặp đầu/ đuôi cũng được dùng để biểu thị cho một tổng thể. cho toàn bộ quá trình của sự vật: "đầu đuôi câu chuyện", "đầu đuôi sự việc", cần nói "có đầu có đuôi". Do vậy, trong "đầu trộm đuôi cướp", “đầu thừa đuôi thẹo", "đầu xuôi đuôi lọt” thì hai cặp đầu/đuôi - trộm/cướp tạo ra nghĩa "đánh giá tổng thể thì vật đó thuộc loại thừa thẹo không ra gì”… mà người ta không cần hỏi “đuôi thẹo” nghĩa là gì?
Sự đối lập chân/ đầu là sự đối lập giữa hai phần thấp nhất và cao nhất của con người, một động vật đứng thẳng. Về mức độ cặp "thấp/ cao" có thể là sự biểu trưng của sự đối lập (ít - nhiều) Do vậy, qua "được đằng chân, lân đằng đầu” chúng ta hiểu được nhượng bộ một chút thì sẽ lân tới đòi hỏi một mức độ cao hơn mà ta không cần hiểu "được đằng chân" nghĩa là gì.
Cặp thượng/ hạ lại sắp xếp biểu trưng sự vật theo phạm trù trên dưới, cao thấp, biểu hiện một quan hệ tôn ti, thứ bậc. Do vậy nó cũng được dùng để trỏ tổng thể. Trong "thượng vàng hạ cám", cặp vàng/ cám thể hiện sự hiếu động giữa những vật có giá trị nhất với những vật ít có giá trị nhất. Mà thượng/ hạ trỏ tổng thể các sự vật còn vàng/ cám trỏ tổng thể các phẩm chất. Thế nghĩa của thành ngữ "thượng vàng hạ cám" cũng được hình thành theo con đường biểu trưng trỏ "tất tần tật, từ cái quý nhất tới cái ít giá trị nhất".
Trong "thượng cẳng chân, hạ cẳng tay" chúng ta đã gặp hai đối cực đối lập đều mang nghĩa biểu trưng: Cặp thượng/ hạ biểu trưng cho tổng thể sự vật hiện tượng từ cao đến thấp nhất. Cặp (cẳng chân, cẳng tay) biểu trưng cho hành động vũ phu, cho sự đánh đập. Do vậy mà ý nghĩa của thành ngữ này là "đánh đá túi bụi, bất kể lúc nào bất kể vào đâu”.
Tóm lại, những thành ngữ “phi lý” xét cho cùng cũng có cái lý của nó.
Nguồn: Tạp chí Hà Nội Ngàn năm
Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta dùng tiếng Việt một cách tự nhiên. Không mấy ai và không mấy khi phải băn khoăn về nghĩa lý của điều này điều khác. Tuy nhiên, đôi khi do nghề nghiệp hoặc rất tình cờ, chúng ta đề cập tới logic của những hiện tượng tiếng Việt.
Nhiều bạn cảm thấy tiếng Việt rắc rối quá có nhiều hiện tượng không giải thích được Lúc đó, có người lấy khuôn mẫu của một tiếng nước ngoài nào đó để đối chiếu với tiếng Việt có người lấy "logic hình thức" để xem xét. Và không ít bạn "phát hiện" ra những cách nói "mâu thuẫn", "ngược đời", "không hợp logic" của tiếng Việt. Có người đã từng viết trên báo, nói trên đài, trình bày trong hội nghị rằng lối nói này, lối nói khác là "không hợp logic".
Những lối nói "mâu thuẫn", "phi logic" này chúng ta gặp ở mọi cấp độ, mọi phương diện ngôn ngữ. Ở đây chúng tôi nói đến hiện tượng "phi logic" ở phương diện thành ngữ. Đó là lối nói "ngược đời" kiểu "cao chạy xa bay”, “thượng cẳng chân, hạ cẳng tay”...
Không ít người cho rằng thật là vô lý khi dùng lối nói như trên, tại sao không dùng "cao chạy xa bay", "thượng cẳng tay, hạ cẳng chân"?...
Chúng tôi muốn chứng minh rằng, những thành ngữ "ngược đời" này lại rất chuẩn mực, tức là nó có cái lý của nó.
Trước hết, xin đừng lấy thành ngữ nước ngoài "cao phi viễn tấu” mà đòi hỏi thành ngữ Việt Nam phải là "cao bay xa chạy". Nếu vậy, hắn bạn cũng không đồng ý với Nguyễn Du khi ông viết:
“Liệu mà cao chạy xa bay
Ái ân ta có ngần này mà thôi”
(Truyện Kiều, câu 1971)
Nói như trên không có nghĩa là nhất nhất phải viết là "cao chạy xa bay". Viết như một câu của Tú Mỡ cũng vẫn đúng: “Cao bay xa chạy biết là đi đâu”.
Trong cuộc sống, người ta thường quy ước dùng một sự vật nào đó để nói lên một điều gì đó. Cách dùng như thế được gọi là biểu trưng. Chẳng hạn, người Việt thường dùng các bố phận không thấy được trong cơ thể con người đó là lục phủ ngũ tạng nghĩa là ruột, gan, lòng, bọng, phổi để biểu trưng cho ý chí, tâm tư, tình cảm, tấm lòng những suy nghĩ thầm kín của con người. Vậy nên mới có các thành ngữ:
Mặt sứa gan lim
Lòng vả cõng như lòng sung
Ruột để ngoài da
Miệng thơn thớt dạ ớt ngâm
Khẩu xà tâm Phật
Miệng nam mô bụng một bồ dao găm
Suy bụng ta ra bụng người...
Trong thành ngữ "mẹ tròn con vuông” thì cặp tròn /vuông chính là hình ảnh của cặp (mặt trăng - mặt đất). Đó là một chỉnh thể biểu trưng cho sự hoàn hảo, trọn vẹn.
Trong "cao chạy xa bay", cặp chạy/ bay có nghĩa biểu trưng là trốn đi nơi khác, cặp xa/ cao biểu trưng cho sự thật nhanh và biệt tăm. Người ta có thể "cao chạy xa bay" bằng honda ôm bằng ôtô tải hay bất cứ phương tiện gì cũng được chứ không nhất thiết phải chạy hay bay. Vì người xưa đâu có bay được lên không trung như nghĩa đen của từ ngữ đó.
Như vậy đừng hiểu "cao chạy xa bay" theo nghĩa đen. Nên biết cái lý tính logic của thành ngữ này ở tầng sâu hơn: tầng nghĩa biểu trưng.
Chúng ta gặp một thành ngữ nữa có thể gây thắc mắc: "thượng cẳng chân hạ cẳng tay". Tại sao chân tháp, tay cao mà lại thượng cẳng chân, còn hạ cẳng tay? Điều này có thể lý giải theo con đường hình thành nghĩa biểu trưng của thành ngữ.
Xét cặp thượng/ hạ thì thấy: Để trỏ tông thế một vật người Việt có lối nói lấy hai bộ phận của hai đầu cực sự vật đó làm đại diện.
Loài vật chuyển động theo thế nằm ngang, đầu đi trước, đuôi theo sau. Hai đầu cực của chúng là đầu và đuôi. Vì vậy cặp đầu/ đuôi đại diện cho con vật. Phác thảo về Con vật chỉ cần dùng đầu/ đuôi:
Khen ai khéo tạc con voi
Có đủ cả đầu đủ cả đuôi…
Con người thường dùng các bố phận thân thể của mình và bộ phận những con vật xung quanh để đặt tên cho sự vật. Theo khuynh hướng này, cặp đầu/ đuôi cũng được dùng để biểu thị cho một tổng thể. cho toàn bộ quá trình của sự vật: "đầu đuôi câu chuyện", "đầu đuôi sự việc", cần nói "có đầu có đuôi". Do vậy, trong "đầu trộm đuôi cướp", “đầu thừa đuôi thẹo", "đầu xuôi đuôi lọt” thì hai cặp đầu/đuôi - trộm/cướp tạo ra nghĩa "đánh giá tổng thể thì vật đó thuộc loại thừa thẹo không ra gì”… mà người ta không cần hỏi “đuôi thẹo” nghĩa là gì?
Sự đối lập chân/ đầu là sự đối lập giữa hai phần thấp nhất và cao nhất của con người, một động vật đứng thẳng. Về mức độ cặp "thấp/ cao" có thể là sự biểu trưng của sự đối lập (ít - nhiều) Do vậy, qua "được đằng chân, lân đằng đầu” chúng ta hiểu được nhượng bộ một chút thì sẽ lân tới đòi hỏi một mức độ cao hơn mà ta không cần hiểu "được đằng chân" nghĩa là gì.
Cặp thượng/ hạ lại sắp xếp biểu trưng sự vật theo phạm trù trên dưới, cao thấp, biểu hiện một quan hệ tôn ti, thứ bậc. Do vậy nó cũng được dùng để trỏ tổng thể. Trong "thượng vàng hạ cám", cặp vàng/ cám thể hiện sự hiếu động giữa những vật có giá trị nhất với những vật ít có giá trị nhất. Mà thượng/ hạ trỏ tổng thể các sự vật còn vàng/ cám trỏ tổng thể các phẩm chất. Thế nghĩa của thành ngữ "thượng vàng hạ cám" cũng được hình thành theo con đường biểu trưng trỏ "tất tần tật, từ cái quý nhất tới cái ít giá trị nhất".
Trong "thượng cẳng chân, hạ cẳng tay" chúng ta đã gặp hai đối cực đối lập đều mang nghĩa biểu trưng: Cặp thượng/ hạ biểu trưng cho tổng thể sự vật hiện tượng từ cao đến thấp nhất. Cặp (cẳng chân, cẳng tay) biểu trưng cho hành động vũ phu, cho sự đánh đập. Do vậy mà ý nghĩa của thành ngữ này là "đánh đá túi bụi, bất kể lúc nào bất kể vào đâu”.
Tóm lại, những thành ngữ “phi lý” xét cho cùng cũng có cái lý của nó.
Nguồn: Tạp chí Hà Nội Ngàn năm