• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Cái gốc của đạo đức, của luân lí xã hội là lòng nhân ái

  • Thread starter Thread starter chibao
  • Ngày gửi Ngày gửi

chibao

New member
Xu
0
Trong cuộc sống, có nhiều điều làm ta phải học. học về những phẩm chất đức tính sẽ giúp ta thành công trong cuộc sống như lòng dũng cảm, lòng biết ơn, thành thật,…có một phẩm chất vô cùng quan trọng sẽ quyết định đến đạo đức của ta, hay đơn giản là cách mọi người nhìn mình đó là lòng nhân ái vì: “Cái gốc của đạo đức, của luân lí xã hội, là lòng nhân ái” (Lê Duẫn).
Trước hết, ta hãy bàn về đạo đức, bàn về luân lí xã hội. Nó là gì? Đạo đức, luân lí là những chuẩn mực không cưỡng bức như pháp luật nhưng mọi người phải làm theo trên tinh thần tự nguyện. Nếu không làm theo đạo đức sẽ bị dư luận phê phán. Tất cả đều hướng đến giá trị chân-thiện-mĩ. Còn nhân ái là gì? Nhân ái là biết giúp đỡ người khác, nhất là trong hoàn cảnh hoạn nạn thì rất cần những tấm lòng nhân ái. Đã gọi là nhân ái thì theo đúng định nghĩa của nó chính là cho đi mà không mong nhận được sự đền ơn, đáp trả. Nhân ái là biết yêu thương đồng loại, thậm chí với những người xạ lạ, không phân biệt là sang hay hèn, là lớn hay trẻ, là quen hay xa lạ, là chủng tộc hay ngoại tộc,..hễ có khó khăn thì tình nguyện giúp đỡ theo đúng tinh thần: “Lá lành đùm lá rách”, tinh thần nhân loại: “một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”. Nhân loại là động vật bậc cao. Cao chỗ nào? Cao ỗ chỗ con người biết suy nghĩ và có tình cảm, còn súc vật thì không, chúng ta hơn đất đá ở chỗ chúng không có tri giác và chúng ta thì có lương tri. Vậy sao có thể là con người khi chúng ta không có lòng thương cảm, lòng nhân ái. Điều đó là cơ sở của đạo đức và luân lí xã hội. nhân ái là biểu hiện của người có đạo đức, một người mà bề ngoài lịch sự, mở miệng là giúp người này người kia mà có chuyện là rút lui trước thì đó chỉ là vẻ “thú đội lốt người”.
Tấm lồng nhân ái sẽ giúp ta rất nhiều trong cuộc sống, tạo cho ta những mối quan hệ tốt đẹp. ai cũng có lòng nhân ái thì xã hội này phát triển văn minh, rút ngắn khoảng cách giàu nghèo, không phân chia giai cấp, người nghèo được phát triển kinh tế. Thực tế cho thấy, một xã hội gọi là phát triển công bằng, dân chủ, văn minh nếu xã hội đó không có lòng nhân ái giữa con người. Lịch sử của thề giới tư bản đã chứng minh điều đó. Trong giai đoạn 1929-1933 thế giới xảy ra cuộc khủng hoảng kinh tế lớn nhất lịch sử. nhiều công ti độc quyền của tư bản Anh, Pháp, Đức, Mĩ không bán rẽ sản phẩm dư thừa cho công nhân, nông dân nghèo để bào toàn giá cả. Trong thế giới tư bản, người công nhân bĩ bóc lột nặng nề, họ không nhận được tình thương cảm từ bọn tư sản. Đó là một xã hội ác quỷ. Chính vì vậy, chủ nghĩa Mac-Lênin quyết tâm lật đổ, đề thành lập chủ nghĩa cộng sản của nhân dân, vì nhân dân mà Liên Xô là nước tiên phong. Bác Hồ đã từng nói: “Dân tộc ta là một dân tộc đồng lòng và bác ái”. Chiến thắng quân Tống lần thứ hai đã chứng minh điều đó, Lý Thường Kiệt thả tù binh cho lương thực, ngựa, thuyền,..để chúng về nước để giữ hòa bình hảng trăm năm sau. Cách làm đó được Bác Hồ vận dụng trong trận Điện Biên Phủ (1954). Thế Chiến Đệ Nhị nguyên nhân chủ yếu là sự tranh chấp không nhượng bộ của giới tư sản. Hậu quả chiến tranh vô cùng nặng nề: 60 triệu người chết, 90 triệu người bị thương, chi phí cho chiến tranh quá đắt về cả vật chất lẫn tinh thần. Thần chiến tranh lấy đi sinh mạng hàng triệu người vô tội, không hề thương xót có lẽ ông ta không có mắt. Xã hội đó có gì gọi là văn minh, tiến bộ khi nó không có đạo đức. Những người có tấm lòng nhân ái rất được mọi người tôn trọng, và đề cao. Bác Hồ luôn nghĩ đến con đường chiến tranh ít thiệt hại cho nhân dân nhất, Bác thăm từng chiến sĩ, thậm chí thả tù binh. Dành tình thương lòng nhân ái cho nhân loại còn rất nhiều người như Bill Gates dành 90% tài sản cho từ thiện, Nô-ben dành trọn tài sản làm giải thưởng cho những công trình khoa học vì hòa bình, giúp đỡ mọi người,…
Vậy có thể khẳng định cái gốc của đạo đức, của luân lí xã hội là lòng nhân ái. Những người có tấm lòng nhân ái rất được mọi người tôn trọng, và đề cao. Nhiều chương trình do các nhà tài trợ phát động như Trái tim nhân ái, Vượt lên chình mình, chuyến xe nahn6 ài,.. giúp đõ người nghèo được xã hội đặc biệt quan tâm, theo dõi. Nhiều chương trình giúp đỡ các nước bạn cũng được chính phủ quan tâm. Thảm họa kép động đất sóng thần ở Nhật Bản đã chứng tỏ lòng nhân ái của cả thế giới ngày nay. Hàng triệu con tim Việt Nam cũng như cả thế giới hướng về Nhật Bản, khuyến khích , cổ động họ vượt qua kho khăn. Đó mới chính là long nhân ái của con người. Tuy nhiên, ngày nay lại có những người nhìn bề người có vẻ tốt bụng nhưng thật ra là “khẩu phật tâm xà”, làm việc gì cũng mưu tính, đặt lợi ích lên đầu. Hạng người ích kỉ đókhông có lòng nhân ái, có người còn ăn chặng tiền cứu trợ của nhân dân gặp thiên tai bão lũ. Những biểu hiện đó cần loại bỏ trong cuộc sống này để xã hội tốt đẹp hơn:nonchalance:
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top