Cái đẹp là ở chỗ cố gắng hết sức mình!
Đề thi văn đại học năm 2006 của tỉnh Giang Tô:
Có người nói, trên đời này vốn không có đường đi, người đi lại nhiều rồi thì thành đường đi; cũng có người nói, trên đời này vốn có đường đi, người đi trên đó nhiều rồi, thành ra chẳng còn đường đi nữa; có người nói ...
Hãy làm bài "Con người và con đường", trên 800 chữ, ngoài thơ ca ra, không hạn chế về thể loại.
Bài làm:
Cái đẹp là ở chỗ gắng hết sức mình
Chúng ta có thể không vĩ đại, song chúng ta trang nghiêm; Chúng ta có thể không vĩnh hằng, song chúng ta chân thành; Chúng ta có thể không hoàn mỹ, song chúng ta cố gắng.
Nhà văn-Tốt Thục Mẫn
Con người ta thường thật là kỳ lạ: Trên thảm tuyết dày bất tận, những người đã đi qua để lại con đường rắn chắc thẳng tắp thì lại cứ ân hận là lỡ mất dịp thưởng thức phong cảnh lãng mạn trên dọc đường, bởi họ cứ qua lại vội vàng ; Còn những người đã đi qua con đường quanh co khúc khuỷu, ngắm hết cảnh đẹp này đến cảnh đẹp khác thì lại than phiền cuộc đời mình trôi qua sao mà gian nan vậy, tại sao cái lý của câu nói "đoạn ngắn nhất của hai điểm" lại chưa đi sâu vào lòng người nhỉ? Những người kỳ quặc thì cứ quay đầu nhìn lại những dấu chân in trên con đường hoặc là thẳng tắp, hoặc là quanh co, hoặc nông hoặc sâu rồi cảm thấy băn khoăn ngẫm nghĩ. Thực ra, không cần phải ân hận, không cần phải oán trách, chỉ cần gắng hết sức để lại dấu chân của mình trên lớp tuyết dày để hình thành con đường khác so với của mọi người, cho dù con đường đó hoặc là thẳng tắp và hoành tráng, hay là quanh co và ảm đạm, thì bạn đã có được nhân sinh tươi đẹp rồi.
Trong bài "Du Bao Thiền sơn ký" của nhà văn nổi tiếng thời nhà Tống Trung Quốc Vương An Thạch đã ghi lại cảm nhận sâu sắc đối với con đường đời mà mình đã đi qua rằng: " Còn đủ sức lực mà không chịu đi đến nơi, người khác có lý do để chê cười mình, mà bản thân mình rồi cũng sẽ ân hận; dốc hết sức mình mà vẫn không thể đi tới nơi được, thì không có gì cần phải ân hận cả, mà người khác lấy gì để chê bai được mình? " nguyên văn "Tận ngô chí", có nghĩa là dốc hết sức mình, có thể không cần phải ân hận gì cả. Thế nhưng "lực túc dĩ chí yên" nghĩa là có đủ sức lực đi đến đích mà không chịu đi, thì sẽ như ông Gim-mi Ca-tơ tổng thống Mỹ nhiệm kỳ thứ 39 bị mọi người giễu cười vậy. Năm 1946, anh chàng Ca-tơ trẻ tuổi sau khi tốt nghiệp học viện Hải quân, được gặp thượng tướng hải quân Ri Korfe hồi bấy giờ, tướng quân Ri Korfe bảo anh ta thuật lại vài ba việc mà mình cảm thấy hài lòng. Thế là anh chàng Ca-tơ đang ung dung tự đắc liền hãnh diện kể lại thành tích tốt nghiệp của mình tại học viện hải quân rằng: "Trong số 820 sinh viên tốt nghiệp của học viện, tôi xếp thứ 58." Anh ta cứ tưởng rằng thể nào cũng được tướng quân khen ngợi, ai ngờ, tướng quân không những chẳng có lời khen gì hết, mà còn hỏi anh lại ta: "Tại sao cậu không xếp thứ nhất? Cậu đã dốc hết sức mình chưa?" Nét mặt Ca-tơ đầy kinh ngạc, tiếp đó liền hổ thẹn đến đỏ cả mặt. Về sau, ông Ca-tơ liền ghi nhớ thật kỹ câu nói đó của tướng quân, mỗi bước đi, mỗi dấu chân trên đường đời của mình, ông đều tự hỏi: "Ta đã dốc hết sức mình chưa nhỉ?" chính vì vậy mà ông không còn để tâm đến những dấu chân mình là thẳng hay là cong, là sâu hay nông, chỉ cần trong mỗi dấu chân đều ghi lại sức phấn đấu, chỉ cần mỗi đoạn đường đời của mình đều ướt đẫm mồ hôi phấn đấu, chỉ cần mỗi khi quay đầu nhìn lại cuộc đời của mình, có thể để tay lên nhịp đập con tim mình rồi thốt lên một câu: "Ta đã cố gắng rồi", thế là ông cảm thấy hài lòng rồi.
Đôi khi ta cảm thấy con đường đời sao mà đi mệt vậy, trước khi rảo bước phải lựa chọn ngã hướng mà mình cần đi, phải định hướng tay chèo, mỗi khi cất bước, đều phải điều chỉnh lại, phải đuổi rượt lên phía trước, đi mệt rồi nhân lúc nghỉ chân, không nhịn được liền quay đầu nhìn lại những vết chân trên con đường đời mà mình từng đi qua, rồi so với người khác, có lẽ dấu chân mình cong đến nỗi rung lòng, nông đến nỗi mủi lòng. Đầu óc không khỏi cảm thấy nóng bức, trước mặt cảm thấy băn khoăn, cái câu " nên đi con đường như thế nào" day dứt dây thần kinh đến rã rời, vậy thì nên nghĩ đến đôi vợ chồng Diệp Tân làm nghề nhặt đồng nát trong đống rác hôi thối đến ngạt thở mà vẫn kiêu hãnh nói lên câu :" Lao động là đẹp đẽ , dốc hết sức mình sẽ không phải ân hận"; vậy thì hãy nghĩ đến anh Tôn Trường Lượng, người đã thi trượt đại học, sau dốc sức kinh doanh và làm chủ của vườn hoa bốn bề ngát hương; vậy thì hãy bình yên cõi lòng rồi đọc lại một câu nói tuyệt vời là: "Tôi không để lại dấu vết trên bầu trời, nhưng tôi đã bay qua".
Hãy sống một cách chân thật, hãy dốc hết sức mình cho mỗi bước chân trên con đường đời của mình, thì con đường bạn đi sẽ đẹp đẽ biết nhường nào.
Lời bình: Đây là một đề bài mở hiểu theo nhiều nghĩa. Một là, dám làm người đi trước, mở một con đường cho người sau. Hai là, phải học biết tự lựa chọn, không nên chịu sự ảnh hưởng dao động của người khác.
"Chúng ta có thể không hoàn mỹ, song chúng ta cố gắng", bài văn mượn câu nói này của nữ nhà văn Tốt Thục Mẫn làm đề ký, tương ứng với đề bài, dẫn dắt cho cả bài văn, dàn ý sâu sắc.
Phần nội dung chính của bài văn, thí sinh đi sâu vào đầu đề "con người và con đường", đưa dẫn chứng từ trong sinh hoạt, đó là "người để lại con đường thẳng tắp rắn chắc" và "người nếm trải đủ mùi vị của cuộc sống", và được ra kết luận "dốc hết sức mình" "để lại con đường hoàn toàn thuộc về mình khác hẳn so với người khác, bạn sẽ có được nhân sinh tươi đẹp", đưa ra quan điểm, tiếp theo đưa ra hai dẫn chứng là nhà văn Vương An Thạch và ông Gim-mi Ca-tơ, một chính một phản, một xưa một nay, một trong nước một nước ngoài để làm khung giá cho cả bài văn, cuối cùng tổng kết lại đề bài, nội dung bài văn rất đầy đủ.
Khi làm bài, thí sinh vận dụng đủ các loại tu từ một cách điêu luyện, nội dung bài văn phong phú, viết một cách ung dung, qua đó có thể thấy trình độ viết văn thành thạo của thí sinh.
Có người nói, trên đời này vốn không có đường đi, người đi lại nhiều rồi thì thành đường đi; cũng có người nói, trên đời này vốn có đường đi, người đi trên đó nhiều rồi, thành ra chẳng còn đường đi nữa; có người nói ...
Hãy làm bài "Con người và con đường", trên 800 chữ, ngoài thơ ca ra, không hạn chế về thể loại.
Bài làm:
Cái đẹp là ở chỗ gắng hết sức mình
Chúng ta có thể không vĩ đại, song chúng ta trang nghiêm; Chúng ta có thể không vĩnh hằng, song chúng ta chân thành; Chúng ta có thể không hoàn mỹ, song chúng ta cố gắng.
Nhà văn-Tốt Thục Mẫn
Con người ta thường thật là kỳ lạ: Trên thảm tuyết dày bất tận, những người đã đi qua để lại con đường rắn chắc thẳng tắp thì lại cứ ân hận là lỡ mất dịp thưởng thức phong cảnh lãng mạn trên dọc đường, bởi họ cứ qua lại vội vàng ; Còn những người đã đi qua con đường quanh co khúc khuỷu, ngắm hết cảnh đẹp này đến cảnh đẹp khác thì lại than phiền cuộc đời mình trôi qua sao mà gian nan vậy, tại sao cái lý của câu nói "đoạn ngắn nhất của hai điểm" lại chưa đi sâu vào lòng người nhỉ? Những người kỳ quặc thì cứ quay đầu nhìn lại những dấu chân in trên con đường hoặc là thẳng tắp, hoặc là quanh co, hoặc nông hoặc sâu rồi cảm thấy băn khoăn ngẫm nghĩ. Thực ra, không cần phải ân hận, không cần phải oán trách, chỉ cần gắng hết sức để lại dấu chân của mình trên lớp tuyết dày để hình thành con đường khác so với của mọi người, cho dù con đường đó hoặc là thẳng tắp và hoành tráng, hay là quanh co và ảm đạm, thì bạn đã có được nhân sinh tươi đẹp rồi.
Trong bài "Du Bao Thiền sơn ký" của nhà văn nổi tiếng thời nhà Tống Trung Quốc Vương An Thạch đã ghi lại cảm nhận sâu sắc đối với con đường đời mà mình đã đi qua rằng: " Còn đủ sức lực mà không chịu đi đến nơi, người khác có lý do để chê cười mình, mà bản thân mình rồi cũng sẽ ân hận; dốc hết sức mình mà vẫn không thể đi tới nơi được, thì không có gì cần phải ân hận cả, mà người khác lấy gì để chê bai được mình? " nguyên văn "Tận ngô chí", có nghĩa là dốc hết sức mình, có thể không cần phải ân hận gì cả. Thế nhưng "lực túc dĩ chí yên" nghĩa là có đủ sức lực đi đến đích mà không chịu đi, thì sẽ như ông Gim-mi Ca-tơ tổng thống Mỹ nhiệm kỳ thứ 39 bị mọi người giễu cười vậy. Năm 1946, anh chàng Ca-tơ trẻ tuổi sau khi tốt nghiệp học viện Hải quân, được gặp thượng tướng hải quân Ri Korfe hồi bấy giờ, tướng quân Ri Korfe bảo anh ta thuật lại vài ba việc mà mình cảm thấy hài lòng. Thế là anh chàng Ca-tơ đang ung dung tự đắc liền hãnh diện kể lại thành tích tốt nghiệp của mình tại học viện hải quân rằng: "Trong số 820 sinh viên tốt nghiệp của học viện, tôi xếp thứ 58." Anh ta cứ tưởng rằng thể nào cũng được tướng quân khen ngợi, ai ngờ, tướng quân không những chẳng có lời khen gì hết, mà còn hỏi anh lại ta: "Tại sao cậu không xếp thứ nhất? Cậu đã dốc hết sức mình chưa?" Nét mặt Ca-tơ đầy kinh ngạc, tiếp đó liền hổ thẹn đến đỏ cả mặt. Về sau, ông Ca-tơ liền ghi nhớ thật kỹ câu nói đó của tướng quân, mỗi bước đi, mỗi dấu chân trên đường đời của mình, ông đều tự hỏi: "Ta đã dốc hết sức mình chưa nhỉ?" chính vì vậy mà ông không còn để tâm đến những dấu chân mình là thẳng hay là cong, là sâu hay nông, chỉ cần trong mỗi dấu chân đều ghi lại sức phấn đấu, chỉ cần mỗi đoạn đường đời của mình đều ướt đẫm mồ hôi phấn đấu, chỉ cần mỗi khi quay đầu nhìn lại cuộc đời của mình, có thể để tay lên nhịp đập con tim mình rồi thốt lên một câu: "Ta đã cố gắng rồi", thế là ông cảm thấy hài lòng rồi.
Đôi khi ta cảm thấy con đường đời sao mà đi mệt vậy, trước khi rảo bước phải lựa chọn ngã hướng mà mình cần đi, phải định hướng tay chèo, mỗi khi cất bước, đều phải điều chỉnh lại, phải đuổi rượt lên phía trước, đi mệt rồi nhân lúc nghỉ chân, không nhịn được liền quay đầu nhìn lại những vết chân trên con đường đời mà mình từng đi qua, rồi so với người khác, có lẽ dấu chân mình cong đến nỗi rung lòng, nông đến nỗi mủi lòng. Đầu óc không khỏi cảm thấy nóng bức, trước mặt cảm thấy băn khoăn, cái câu " nên đi con đường như thế nào" day dứt dây thần kinh đến rã rời, vậy thì nên nghĩ đến đôi vợ chồng Diệp Tân làm nghề nhặt đồng nát trong đống rác hôi thối đến ngạt thở mà vẫn kiêu hãnh nói lên câu :" Lao động là đẹp đẽ , dốc hết sức mình sẽ không phải ân hận"; vậy thì hãy nghĩ đến anh Tôn Trường Lượng, người đã thi trượt đại học, sau dốc sức kinh doanh và làm chủ của vườn hoa bốn bề ngát hương; vậy thì hãy bình yên cõi lòng rồi đọc lại một câu nói tuyệt vời là: "Tôi không để lại dấu vết trên bầu trời, nhưng tôi đã bay qua".
Hãy sống một cách chân thật, hãy dốc hết sức mình cho mỗi bước chân trên con đường đời của mình, thì con đường bạn đi sẽ đẹp đẽ biết nhường nào.
Lời bình: Đây là một đề bài mở hiểu theo nhiều nghĩa. Một là, dám làm người đi trước, mở một con đường cho người sau. Hai là, phải học biết tự lựa chọn, không nên chịu sự ảnh hưởng dao động của người khác.
"Chúng ta có thể không hoàn mỹ, song chúng ta cố gắng", bài văn mượn câu nói này của nữ nhà văn Tốt Thục Mẫn làm đề ký, tương ứng với đề bài, dẫn dắt cho cả bài văn, dàn ý sâu sắc.
Phần nội dung chính của bài văn, thí sinh đi sâu vào đầu đề "con người và con đường", đưa dẫn chứng từ trong sinh hoạt, đó là "người để lại con đường thẳng tắp rắn chắc" và "người nếm trải đủ mùi vị của cuộc sống", và được ra kết luận "dốc hết sức mình" "để lại con đường hoàn toàn thuộc về mình khác hẳn so với người khác, bạn sẽ có được nhân sinh tươi đẹp", đưa ra quan điểm, tiếp theo đưa ra hai dẫn chứng là nhà văn Vương An Thạch và ông Gim-mi Ca-tơ, một chính một phản, một xưa một nay, một trong nước một nước ngoài để làm khung giá cho cả bài văn, cuối cùng tổng kết lại đề bài, nội dung bài văn rất đầy đủ.
Khi làm bài, thí sinh vận dụng đủ các loại tu từ một cách điêu luyện, nội dung bài văn phong phú, viết một cách ung dung, qua đó có thể thấy trình độ viết văn thành thạo của thí sinh.
ST