Cafein có tác động như thế nào lên não bộ?

rubi_mos2002

New member
Xu
0

Tham khảo
What caffeine does to our brain and body is widely misunderstood
Published on August 12, 2012 by David DiSalvo in Neuronarrative


Những tác động của caffeine lên não bộ và cơ thể của chúng ta bị hiểu lầm khắp nơi.

Gần đây tôi đã ngừng uống cafe. Vâng, tôi biết chẳng có ai làm như vậy. Đối với tôi đó là một sự kết hợp của những lí do liên quan đến sức khỏe, và nhìn chung tôi có thể nói rằng tôi vui vì đã làm việc đó. Mặc dù vậy, vài ngày sau khi tôi từ bỏ thứ thức uống này, nếu bạn hỏi, tôi sẽ trả lời bạn rằng đó là một trong những điều ngu ngốc nhất mà tôi thậm chí đã nghĩ tới – đó là: Liệu trái tim tôi có ngừng đập đủ lâu để trả lời bạn bằng một câu trọn vẹn.

Sự điều chỉnh cuộc sống theo hướng tiền bộ này đã làm tôi tò mò về cafein và những tác động của nó lên não bộ. Vì thế tôi đã tiến hành một vài nghiên cứu. Điều đáng ngạc nhiên nhất mà tôi tìm thấy đó là cafein không thực sự kích thích khả năng của não bộ như hầu hết chúng ta thường nghĩ – câu chuyện về tác động của đồ uống ưa thích này không đơn giản như thế.

Trước hết, những tác dụng không có ở caffeine.

Caffeine bản thân nó không làm cho bạn trở thành một cỗ máy siêu năng suất, siêu nhanh và siêu sôi nổi. Một ly “Americano Venti” không phải là lí do duy nhất bạn có thể nhồi công việc của 6 giờ thành 45 phút, hay có thể giúp bạn làm việc sung sức từ 8 giờ sáng đến 11 gờ trưa.

Những gì cafein làm được chỉ là một sự đội lốt khả năng. Trong não bộ của bạn, cafein là kẻ giả dạng về chức năng của một chất gọi là “adenosine” – chất có tác động đối với hệ thần kinh. Adenosine được sản sinh khi nơ-ron thần kinh bị đốt cháy, và càng nhiều chất này được sản sinh, hệ thần kinh càng trở nên mệt mỏi.
Hệ thần kinh của bạn kiểm soát lượng adenosine thông qua các cơ quan cảm nhận, đặc biệt là cơ quan cảm nhận A1, một cơ quan được tìm thấy trong não bộ và chạy xuyên suốt cơ thể của bạn. Khi hóa chất chạy qua các cơ quan cảm nhận, thanh adenosine của bạn sẽ tăng lên cho đến khi hệ thần kinh của bạn sản sinh đủ lượng adenosine để đưa bạn vào giấc ngủ.

Khả năng nổi bật của cafein là giả dạng hình dáng và kích thước của adenosine và đi vào các cơ quan cảm nhận mà không kích thích chúng. Vì thế cafein đã “khóa” một cách hiệu quả các cơ quan cảm nhận (xét về mặt y học, cafein là một vật đối kháng của các cơ quan cảm nhận adenosine A1).

Điều này không chỉ quan trọng bởi vì bằng việc chặn các cơ quan cảm nhận, cafein đã phá vỡ sự kiểm soát thanh adenosine của hệ thống thần kinh, mà còn bởi vì các nhân tố đã góp phần cho điều này xảy ra. Các chất dẫn truyền thần kinh như dopamin và glutamate - các tác nhân kích thích bên trong của não – được tự do hơn khi tiến hành công việc kích thích với thanh adenosine ở trạng thái bị khóa, và đó là ảnh hưởng mà bạn cảm nhận không lâu sau khi “nốc” hết ly Mochachino 3 ngụm dành cho người ăn kiêng.

Nói cách khác, thủ phạm gây ra kích thích không phải là caffeine. Thay vào đó, nó giữ cho cánh cửa đóng chặt trong khi những “chất kích thích gây hưng phấn” của não bộ làm những điều mà chúng thích.

Như những người sành café đã biết, tác động này giảm dần theo thời gian. Càng ngày càng cần một lượng caffeine nhiều hơn để đạt được cùng mức độ kích thích từ bộ phận vận chuyển nơ-ron hưng phấn của bạn. Đây là một động lực kích thích mà chúng ta đều biết đến như là “sự nhờn thuốc”.

Lí do trà và café trở thành một thức uống quen thuộc vào buổi sáng đó là cafein giúp đánh tan cảm giác buồn ngủ vẫn còn sót lại sau một đêm não bộ chúng ta sản sinh đầy adenosine. Đó là điều mà những chất kích thích hợp pháp chúng ta ưa dùng thường đem lại.

Tuy điều gì là mặt trái của chúng dù chúng ta vẫn thích những mặt trái ấy? Đó là chúng giữ cho chúng ta cảm giác sảng khoái kể cả chúng ta thiếu ngủ. Trong một chốc lát, dường như cafein giúp chúng ta xua đi sự mệt mỏi do thiếu ngủ, nhưng cảm giác này không tồn tại lâu. Cuối cùng thì hệ thần kinh cũng chiến thắng (một bài học để ghi nhớ: Nhà cái luôn thắng).

Tất nhiên, những tác động này phụ thuộc vào rất nhiều thứ bao gồm nhóm máu, cân nặng và tuổi tác. Đối với một số người một ly café sẽ giúp tạo ngay cảm giác hưng phấn; đối với người khác có thể phải uống tới 3 ly. Và như đã được đề cập ở trên, sự nhờn thuốc của café là một nhân tố quan trọng dù cho bạn chọn loại café nào.

Vì vậy nếu bạn quyết định từ bỏ thói quen, phải mất bao lâu để hoàn tất quá trình từ bỏ? Điều này phụ thuộc vào số lượng cafein mà bạn uống hằng ngày, đối với những người uống bình quân 2, 3 ly một ngày, phải mất tới 10 ngày để các triệu trứng như đau đầu, mệt mỏi và cảm giác thèm muốn mới xua tan trên khuôn mặt.


Nguồn: PsychologyToday

(Butchi dịch)


 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top