Cách viết mở bài hay trong nghị luận văn học

Áo Dài

Cô gái Việt Nam
Thành viên BQT
Nhà văn M.Gorki đã từng nói: “Khó hơn cả là phần mở đầu, cụ thể là câu đầu, cũng như trong âm nhạc, nó chi phối giọng điệu của tác phẩm và người ta thường tìm nó rất lâu”. Vai trò mở bài trong một bài văn là rất quan trọng. Mở bài chính là cách dẫn dắt người đọc, và người đọc có bị thu hút hoặc ấn tượng với bài văn của mình nhiều không. Viết được mở bài hay không phải ai cũng làm được. Một mở bài hay là mở bài đúng - đủ - độc - hay. Mở bài nhiều khi cũng nêu lên một chút ít về văn phong của bạn.

Dưới đây, mình xin giới thiệu tới bạn đọc một bài viết về cách viết mở bài hay trong nghị luận văn học.



1. Mở bài theo lối so sánh

Ta có thể so sánh hai hoặc nhiều tác phẩm cùng chủ đề; so sánh về giai đoạn hoặc hai nền văn học khác nhau; so sánh phong cách nghệ thuật của các nhà văn, nhà thơ…

Ví dụ: Cảm nhận vẻ đẹp tâp hồn người phụ nữ đang yêu qua bài thơ “sóng của thi sĩ Xuân Quỳnh.
Không biết từ bao giờ những con sóng áo ạt từ sông, từ biển đã tròn lăn chạm vào trái tim của người nghệ sĩ. Nếu Nguyễn Khuyến thổi vào gợn sóng biếc hơi thở của một mùa thu trong veo, Huy Cận vẽ sóng “Tràng giang” bằng những dòng thơ hiu hắt của một kẻ sĩ bất lực trước thời cuộc thì nữ sĩ Xuân Quỳnh đã khoác lên những con sóng bạc đầu tấm áo tình yêu nồng nàn, vĩnh cửu bằng một hồn thơ đắm say, cháy bỏng. Giữa lúc cuộc kháng chiến chống Mỹ đang nước sôi lửa bỏng, vẻ đẹp dịu dàng, chung thủy trong tình yêu của người con gái được Xuân Quỳnh thể hiện trong bài thơ “Sóng” ngời sáng như một hòn ngọc báu của Văn chương.

2. Đi từ tác giả

Ví dụ: Phân tích hình tượng người lính “Tây Tiến” của nhà thơ Quang Dũng qua đoạn thơ…
Quang Dũng là nhà thơ của “xứ Đoài mây trắng” – một nghệ sĩ đa tài: viết văn, làm thơ, vẽ tranh, soạn nhạc...Ở lĩnh vực nào cũng dấu ấn thành công của anh, nhưng Quang Dũng trước hết là một t thơ tinh tế, một hồn thơ lãng mạn và tài hoa. Anh viết rất nhiều về trong số đó có bài thơ “Tây Tiến”. “Tây Tiến” là sáng tác tiêu nhất cho hồn thơ ấy của Quang Dũng. Bài thơ được ví như bông đầu mùa ngát hương của vườn hoa thơ ca kháng chiến chống Pháp. Tác phẩm là hồi ức đẹp về những năm tháng gian khổ mà hào của những người chiến binh dũng cảm mà hào hoa – Tây Tiến. Tất cả những vẻ đẹp ấy đã được Quang Dũng tập trung khắc họa một cách tinh tế qua đoạn thơ:

3. Đi từ giai đoạn

Mỗi thời kì lịch sử, giai đoạn lịch sử lại có những bối cảnh xã hội khác nhau ảnh hưởng ít nhiều trực tiếp hoặc gián tiếp đến giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật của tác phẩm. Đi từ giai đoạn, thời kì văn học sẽ gắn hiện thực đời sống với nhà văn - tác phẩm - bạn đọc.

Ví dụ: Phân tích 12 câu thơ đầu bài “Phú sông Bạch Đằng” của Trương Hán Siêu.
Raxum Gamzatop- nhà thơ của xứ núi Đaghetxtan đã từng nói đại ý rằng: “Lịch sử của một dân tộc không chỉ được ghi lại bằng máu xương của dân tộc ấy mà còn được ghi lại bằng những trang viết”. Nhìn vào lịch sử của dân tộc ta, với hơn bốn nghìn năm văn hiến, trải qua bao triều đại với biết bao người đã ngã xuống vì độc lập - tự do cùng những trang viết hào hùng của lớp lớp thế hệ. Rõ ràng những điều ấy đã làm nên một đất nước không chỉ có bề dày của lịch sử mà còn là bề dày của những nét đẹp trong tâm hồn người. Đặc biệt trong giai đoạn văn học trung đại Việt Nam vốn có nhiều biến cố và sóng gió thì khi ấy các thi nhân lại thổn thức biết bao nỗi lòng tâm sự chỉ có thể nói ra bằng thơ, giãi bày bằng văn bởi lẽ “thơ là tiếng lòng”. Hiện lên như một chứng nhân lịch sử oai hùng, con sông Bạch Đằng đã đi vào thơ ca như một lẽ đương nhiên, trong số đó không thể không nhắc đến thi phẩm “Phú sông Bạch Đằng” của Trương Hán Siêu - một đỉnh cao nghệ thuật của thể phú trong văn học và được xem là một áng thiên cổ hùng văn trong lịch sử văn học Việt Nam. Đặc biệt qua khổ đầu của bài phú đã giúp ta cảm nhận rõ cảm xúc dâng trào của thi nhân khi đứng trước dòng sông huyền thoại.

4. Đi từ thể loại

Thể loại văn học có những đặc trưng riêng, người viết dựa vào đặc trưng thể loại để giải mã nghệ thuật trong tác phẩm.

Ví dụ:
Có ai đó đã từng nói rằng: “Biển cả là nơi mà tất cả các nguồn nước trên thế gian này đều đi ra từ đó nhưng nó không vơi, và nó cũng là nơi đón nhận tất cả các nguồn nước nhưng nó không đầy”. Văn học cũng như những nguồn nước, đều đi ra từ biển cả cuộc đời. Ngày ngày, tiếng sóng thủy triều vẫn luôn âm vang chuyên chở sóng biển đời thường đến với trang thơ. Những sự chuyên chở ấy có bao giờ ngừng nghỉ, cũng như mảnh đất hiện thực có bao giờ vơi đi, khi người nghệ sĩ đến đó để chở nắng gió cuộc đời tưới mát muôn cây. Bởi lẽ vậy thơ ca phải gắn mình vào nguồn mạch cuộc sống, phản ánh cuộc đời thông qua sáng tạo nghệ thuật song sự phản ánh ấy không phải là ghi chép máy móc mà là quá trình trải nghiệm, chọn lọc, hư cấu của người nghệ sĩ. …. đến với thơ ca cũng vậy, …. trải qua biết bao “nắng gió cuộc đời” để góp nhặt vào trang thơ…

Sưu tầm

Những cách trên đã gợi ý cho bạn những ý tưởng để viết được một bài hay. Bên cạnh đó, là việc trước tiên bạn cần nắm vững yếu tố của một mở bài hay. Để rèn được mở bài thu hút và chạm tới người đọc ngay từ những giây phút đầu tiên, thì bạn nên luyện tập và đọc nhiều. Vì nhiều khi, cái hay nó nằm ở cái sâu xa mà không ai phát hiện. Hi vọng bài văn của bạn sẽ đạt điểm cao. Chúc bạn học tốt và đạt kết quả như mong đợi nha !
 
Mở bài:
Có những tác phẩm ra đời cách đây rất lâu mà không bao giờ cũ, vẫn để lại trong lòng người đọc những ấn tượng, ám ảnh, day dứt khôn nguôi. Đó là những câu chuyện cổ tích, những áng ca dao, dân ca. Dù năm tháng đổi thay, những đền đài rồi sụp đổ, những tranh tượng tiêu tan thì các tác phẩm văn học dân gian ấy vẫn cứ tồn tại, bền bỉ, như dòng sông chảy mãi tưới mát tâm hồn bao thế hệ người đọc hôm qua và hôm nay và mai sau. Song không chỉ bồi đắp tâm hồn muôn triệu con người, những câu chuyện cổ, những áng ca dao còn là nguồn cảm hứng khơi nguồn cho các tác phẩm thơ ca, văn chương của văn học viết, giúp các nhà thơ, nhà văn học được nhiều điều.Bởi thế, khi bàn về chuyện cổ tích và ca dao,có ý kiến cho rằng: “Các nhà văn học được văn trong chuyện cổ tích và học được thơ trong ca dao”.

(Giải nhất QG 2003 - bảng A)
 
Sửa lần cuối:
Mở bài: Con người, tạo vật hoàn mĩ nhất của tự nhiên lại luôn luôn không bằng lòng với chính mình, luôn luôn sống trong mau thuẫn: cuộc sống đời người là hữu hạn - cả về không gian và thời gian - làm thế nào để vươn lên cái khát vọng cao cả vo cùng của đời sống. Thơ ca - một trong những " niềm vui cao cả nhất mà loài người đã tạo ra cho mình " ( K Max) - đã sinh ra để giải quyết một phần mâu thuẫn đó. Đã có bao nhiêu quan niệm về thể loại nữ hoàng này. Có người cho đó là " thần hứng" ( Platon), là " ngọn lửa thần" ( Đecgiavin), thậm chí còn là " những con điên loạn thần thánh.. Còn đối với chúng ta, thơ thật gần gũi biết bao, là cái cao và mà không xa lạ, đẹp bình dị mà không bình thường...
( Bài văn giải nhất quốc gia 1989)
 
Mở bài: Có những tác phẩm ra đời rất lâu mà không bao giờ cũ, vẫn để lại trong lòng người đọc những ấn tượng, ám ảnh, day dứt không nguôi. Đó là những câu chuyện cổ tích, những áng ca dao dân ca. Dù năm tháng đổi thay, những đền đài rồi sụp đổ, những tranh tượng rồi tiêu tan thì các tác phẩm văn học dân gian ấy vẫn cứ tồn tại bền bỉ, như dòng sông chảy mãi tưới mát tâm hồn bao thế hệ người đọc hôm qua và hôm nay và mai sau. Song không chỉ bồi đắp tâm hồn muôn triệu con người, những câu chuyện cổ, những ánh ca dao còn là nguồn cảm hứng khơi nguồn cho các tác phẩm thơ ca, văn chương của văn học viết, giúp các nhà thơ nhà văn học được nhiều điều. Bởi thế khi bàn về chuyện cổ tích và ca dao có ý kiến cho rằng " các nhà văn học được văn trong truyện cổ tích và học được thơ trong ca dao"
( bài văn đạt giải nhất quốc gia năm 1990)
 
Mở bài: "có một bài ca không bao giờ quên"
Ó một bài ca như thế. Cũng có những năm tháng không bao giờ quên, không phai mờ trong kí ức của nhiều thế hệ đã qua, hôm nay và mai sau. Đó chính là những ngày tháng kháng chiến chống pháp, khi toàn dan tộc bước vào cuộc kháng chiến trường ký với tất cả sức lực, niềm say mê. chúng ta vừa qua nạn đói, vừa giành được độc lập thì thực dan pháp trở lại xam lược. Dấu ấn của nạn đói năm 45 vẫn còn, rất đậm, trong mỗi người Việt Nam. Tự do hay trở về cuộc đời cũ? Đây là câu hỏi day dứt bao người. Theo tiếng gọi của tự do, những người công dân ,nông dân, người mẹ, người chị kháng chiến, tạo nên hào khí dân tộc một thời đại.
( Mở bài phân tích Tây Tiến, điểm 10 đại học)
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top