Cách vẽ 1 bản dồ chính xác trong bài thi .

emonhaquemoira

New member
Xu
0
Hiện nay trong đề thi chỉ đề cập đến một số dạng biểu đồ khá phổ biến. Thứ nhất: Các biểu đồ đường được sử dụng khi chuỗi số liệu là các năm khác nhau và trong đề thi không đề cập đến nội dung về cơ cấu mà đề cập đến tình hình phát triển (của dân số, của một ngành...).

ff0c7eb007ab1b10323f2b735183d5d7.png


Thứ hai: Các biểu đồ đường lấy năm gốc bằng 100% được sử dụng khi đề cập đến sự tăng trưởng của một số chỉ tiêu và chuỗi năm không liên tục.

Thứ ba: Các biểu đồ cột đơn có thể dùng thay cho biểu đồ đường trong một số trường hợp. Biểu đồ kết hợp cột và đường được sử dụng khi phải vẽ về 2 đại lượng (ví dụ: Số dự án đầu tư nước ngoài và quy mô vốn trung bình của dự án) và khi đó biểu đồ có 2 trục tung. Trong trường hợp này cũng có thể vẽ biểu đồ có 2 đường và 2 trục tung. Biểu đồ hình tròn để biểu diễn cơ cấu của hiện tượng (ví dụ: Cơ cấu GDP).

Chú ý là không phải trường hợp nào cũng vẽ biểu đồ có kích thước to nhỏ khác nhau. Thông thường chỉ so sánh kích thước biểu đồ khi các đại lượng được đưa ra là các đại lượng Vật lý (ví dụ: triệu tấn, nghìn mét...) hoặc theo giá so sánh. Trong trường hợp có nhiều năm, thì biểu đồ miền (hình chữ nhật) được sử dụng thay thế cho biểu đồ hình tròn.

Như vậy, trước khi lựa chọn kiểu biểu đồ thích hợp, cần đọc kỹ yêu cầu của đề, đặc điểm của chuỗi số liệu, phải chú ý đến một số từ trong đề. Ví dụ: tỷ trọng (biểu đồ tròn hoặc biểu đồ miền hoặc biểu đồ cột chồng). Nếu trong bài có đến 2 cách vẽ biểu đồ thì biểu đồ được điểm tối đa phải diễn tả trực quan nhất chuỗi số liệu và phải đáp ứng được yêu cầu của đề thi. Một số dạng biểu đồ có thể được chỉ định cho thí sinh vẽ.

Theo giáo sư: Nguyễn Viết Thịnh
dialy.hnue.edu.vn
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top