Trang chủ
Bài viết mới
Diễn đàn
Bài mới trên hồ sơ
Hoạt động mới nhất
VIDEO
Mùa Tết
Văn Học Trẻ
Văn Học News
Media
New media
New comments
Search media
Đại Học
Đại cương
Chuyên ngành
Triết học
Kinh tế
KHXH & NV
Công nghệ thông tin
Khoa học kĩ thuật
Luận văn, tiểu luận
Phổ Thông
Lớp 12
Ngữ văn 12
Lớp 11
Ngữ văn 11
Lớp 10
Ngữ văn 10
LỚP 9
Ngữ văn 9
Lớp 8
Ngữ văn 8
Lớp 7
Ngữ văn 7
Lớp 6
Ngữ văn 6
Tiểu học
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Bài mới trên hồ sơ
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Credits
Transactions
Xu: 0
Đăng nhập
Đăng ký
Có gì mới?
Tìm kiếm
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Hoạt động mới nhất
Đăng ký
Menu
Đăng nhập
Đăng ký
Install the app
Cài đặt
Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn VNKienThuc.com -
Định hướng Forum
Kiến Thức
- HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN Kết nối:
VNK X
-
VNK groups
| Nhà Tài Trợ:
BhnongFood X
-
Bhnong groups
-
Đặt mua Bánh Bhnong
KHOA HỌC XÃ HỘI
LUẬT
LUẬT VIỆT NAM
Luật Lao động - Tiền lương
Cách tính thuế thu nhập khi làm việc ở nước ngoài
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an
alternative browser
.
Trả lời chủ đề
Nội dung
<blockquote data-quote="vosong" data-source="post: 68695" data-attributes="member: 92"><p><strong><p style="text-align: center">CÁCH TÍNH THUẾ THU NHẬP KHI LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI</p><p></strong></p><p></p><p><em>Tôi nhận học bổng, sống ở Nhật Bản nhưng chịu thuế ở Việt Nam (nếu trong nước thu nhập 4 triệu đồng/tháng được cho là cao, thì ở Nhật Bản 40 triệu chỉ vừa đủ sống). Với cách tính thuế của công ty như thế này tôi thấy phi lý, số tiền nộp sẽ rất lớn. (Nguyễn Vinh)</em></p><p><em></em></p><p><em>Tôi đang làm cho một công ty của Nhật Bản! Tôi xin hỏi về trường hợp nộp thuế thu nhập cá nhân của tôi như sau.</em></p><p><em></em></p><p><em>Công ty có xin cho tôi đi thực tập ở Nhật Bản 6 tháng do nguồn vốn Nhật Bản cấp (gọi tắt là tổ chức S), tổng chi phí công ty chịu 1/4, còn 3/4 phía S chi trả.</em></p><p><em></em></p><p><em>Trong thời gian đi học tôi vẫn hưởng nguyên lương là A, hàng tháng S cấp cho tôi số tiền sinh hoạt là B số tiền này so với Việt Nam là lớn, nhưng ở Nhật Bản thì vừa đủ), và tiền thuê nhà là C (tôi không biết số tiền này là bao nhiêu, vì do S tự chi trả, ước chừng trên 10 triệu đồng).</em></p><p><em></em></p><p><em>Như vậy phòng hành chính công ty tôi nói, tổng thu nhập trong 6 tháng thực tập của tôi là A+B+C=D, và tôi phải đóng thuế khoản D này. Số tiền này là rất lớn, tôi không hiểu rõ luật lắm, nhưng thấy một điều phi lý là, tôi nhận học bổng và sống ở Nhật Bản nhưng chịu thuế ở Việt Nam (nếu như ở Việt Nam thu nhập 4 triệu/tháng được cho là cao, thì ở Nhật Bản 40 triệu/tháng chỉ vừa đủ sống). </em></p><p><em></em></p><p><em>Với cách tính thuế như thế này thì khi về nước lương 6 tháng của tôi chẳng còn được bao nhiêu! Mong các bạn tư vấn cho trường hợp của tôi!</em></p><p><em></em></p><p><em>Xin trân thành cảm ơn.</em></p><p></p><p><strong>TRẢ LỜI:</strong> </p><p></p><p>“Số ngày có mặt tại Việt Nam - theo chứng thực của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh trên hộ chiếu- sẽ là căn cứ để tính thuế thu nhập cá nhân”- thạc sĩ luật Phạm Thanh Bình tư vấn cho bạn Nguyễn Vinh. </p><p></p><p>Theo quy định tại Thông tư số 84/2008/TT-BTC ngày 30/9/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và hướng dẫn thi hành Nghị định số 100/2008/NĐ-CP ngày 08/9/2008 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân thì đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân bao gồm cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú có thu nhập chịu thuế theo quy định tại Điều 3 của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Điều 3 của Nghị định số 100/2008/NĐ-CP. </p><p></p><p>Phạm vi xác định thu nhập chịu thuế của đối tượng nộp thuế được quy định như sau: Đối với cá nhân cư trú, thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam, không phân biệt nơi trả và nhận thu nhập. Đối với cá nhân không cư trú, thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh tại Việt Nam, không phân biệt nơi trả và nhận thu nhập.</p><p></p><p>Cá nhân cư trú là người đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:</p><p></p><p>1- Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc trong 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam, trong đó, ngày đến được tính là một ngày và ngày đi cũng được tính là một ngày. Ngày đến và ngày đi được xác định căn cứ vào chứng thực của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh trên hộ chiếu (hoặc giấy thông hành) của cá nhân đó khi đến và khi rời Việt Nam. Trường hợp nhập cảnh và xuất cảnh trong cùng một ngày thì được tính chung là một ngày cư trú. </p><p></p><p>2- Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam theo một trong hai trường hợp sau:</p><p></p><p>a) Có nơi ở đăng ký thường trú theo quy định của pháp luật về cư trú:</p><p></p><p>- Đối với công dân Việt Nam: nơi ở đăng ký thường trú là nơi công dân sinh sống thường xuyên, ổn định không có thời hạn tại một chỗ ở nhất định và đã đăng ký cư trú theo quy định của Luật cư trú.</p><p></p><p>- Đối với người nước ngoài: nơi ở thường xuyên của người nước ngoài là nơi đăng ký và được ghi trong Thẻ thường trú hoặc Thẻ tạm trú do cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Công an cấp.</p><p></p><p>b) Có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về nhà ở, với thời hạn của hợp đồng thuê từ 90 ngày trở lên trong năm tính thuế…</p><p></p><p>Cá nhân không cư trú là người không đáp ứng điều kiện nêu tại khoản 1 nêu trên.</p><p>Thông tư này cũng quy định đối tượng nộp thuế bao gồm:</p><p></p><p>- Cá nhân có quốc tịch Việt Nam kể cả cá nhân được cử đi công tác, lao động, học tập ở nước ngoài có thu nhập chịu thuế.</p><p></p><p>- Cá nhân là người không mang quốc tịch Việt Nam nhưng có thu nhập chịu thuế, bao gồm: người nước ngoài làm việc tại Việt Nam; người nước ngoài không hiện diện tại Việt Nam nhưng có thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam. </p><p></p><p>Thông tư 84 cũng quy định một số khoản thu nhập được miến thuế, trong đó có thu nhập từ “học bổng”. Theo đó, thu nhập từ học bổng bao gồm: Học bổng nhận được từ ngân sách nhà nước bao gồm: học bổng do Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo, các trường công lập hoặc các loại học bổng khác có nguồn từ ngân sách nhà nước; học bổng nhận được từ tổ chức trong nước và ngoài nước theo chương trình hỗ trợ khuyến học của tổ chức đó.</p><p></p><p>Theo các thông tin do bạn cung cấp thì trong thời gian đi thực tập ở Nhật, bạn được hưởng 3 khoản là lương tháng, tiền sinh hoạt và tiền thuê nhà (không có học bổng) nên theo các quy định vừa trích dẫn ở trên, nếu trong một năm dương lịch, bạn có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên (bao gồm cả ngày đi và ngày về thể hiện thông qua chứng thực của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh trên hộ chiếu) thì bạn được xem như cá nhân cư trú tại Việt Nam, khi đó tất cả thu nhập chịu thuế của bạn (bao gồm lương tháng, tiền sinh hoạt và tiền thuê nhà) sẽ được dùng làm căn cứ để tính thuế Thu nhập cá nhân.</p><p></p><p>Trong trường hợp số ngày có mặt tại Việt Nam của bạn dưới 183 ngày thì những thu nhập của bạn bên ngoài lãnh thổ Việt Nam (tiền sinh hoạt và tiền thuê nhà ở Nhật) sẽ không bị sử dụng làm căn cứ tính thuế.</p><p></p><p></p><p><em>Luật sư, thạc sĩ Phạm Thanh Bình</em></p><p><em>Công ty Luật Hồng Hà, Hà Nội</em></p><p><em>Theo: VnExpress.net</em></p></blockquote><p></p>
[QUOTE="vosong, post: 68695, member: 92"] [B][CENTER]CÁCH TÍNH THUẾ THU NHẬP KHI LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI[/CENTER][/B] [I]Tôi nhận học bổng, sống ở Nhật Bản nhưng chịu thuế ở Việt Nam (nếu trong nước thu nhập 4 triệu đồng/tháng được cho là cao, thì ở Nhật Bản 40 triệu chỉ vừa đủ sống). Với cách tính thuế của công ty như thế này tôi thấy phi lý, số tiền nộp sẽ rất lớn. (Nguyễn Vinh) Tôi đang làm cho một công ty của Nhật Bản! Tôi xin hỏi về trường hợp nộp thuế thu nhập cá nhân của tôi như sau. Công ty có xin cho tôi đi thực tập ở Nhật Bản 6 tháng do nguồn vốn Nhật Bản cấp (gọi tắt là tổ chức S), tổng chi phí công ty chịu 1/4, còn 3/4 phía S chi trả. Trong thời gian đi học tôi vẫn hưởng nguyên lương là A, hàng tháng S cấp cho tôi số tiền sinh hoạt là B số tiền này so với Việt Nam là lớn, nhưng ở Nhật Bản thì vừa đủ), và tiền thuê nhà là C (tôi không biết số tiền này là bao nhiêu, vì do S tự chi trả, ước chừng trên 10 triệu đồng). Như vậy phòng hành chính công ty tôi nói, tổng thu nhập trong 6 tháng thực tập của tôi là A+B+C=D, và tôi phải đóng thuế khoản D này. Số tiền này là rất lớn, tôi không hiểu rõ luật lắm, nhưng thấy một điều phi lý là, tôi nhận học bổng và sống ở Nhật Bản nhưng chịu thuế ở Việt Nam (nếu như ở Việt Nam thu nhập 4 triệu/tháng được cho là cao, thì ở Nhật Bản 40 triệu/tháng chỉ vừa đủ sống). Với cách tính thuế như thế này thì khi về nước lương 6 tháng của tôi chẳng còn được bao nhiêu! Mong các bạn tư vấn cho trường hợp của tôi! Xin trân thành cảm ơn.[/I] [B]TRẢ LỜI:[/B] “Số ngày có mặt tại Việt Nam - theo chứng thực của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh trên hộ chiếu- sẽ là căn cứ để tính thuế thu nhập cá nhân”- thạc sĩ luật Phạm Thanh Bình tư vấn cho bạn Nguyễn Vinh. Theo quy định tại Thông tư số 84/2008/TT-BTC ngày 30/9/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và hướng dẫn thi hành Nghị định số 100/2008/NĐ-CP ngày 08/9/2008 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân thì đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân bao gồm cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú có thu nhập chịu thuế theo quy định tại Điều 3 của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Điều 3 của Nghị định số 100/2008/NĐ-CP. Phạm vi xác định thu nhập chịu thuế của đối tượng nộp thuế được quy định như sau: Đối với cá nhân cư trú, thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam, không phân biệt nơi trả và nhận thu nhập. Đối với cá nhân không cư trú, thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh tại Việt Nam, không phân biệt nơi trả và nhận thu nhập. Cá nhân cư trú là người đáp ứng một trong các điều kiện sau đây: 1- Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc trong 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam, trong đó, ngày đến được tính là một ngày và ngày đi cũng được tính là một ngày. Ngày đến và ngày đi được xác định căn cứ vào chứng thực của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh trên hộ chiếu (hoặc giấy thông hành) của cá nhân đó khi đến và khi rời Việt Nam. Trường hợp nhập cảnh và xuất cảnh trong cùng một ngày thì được tính chung là một ngày cư trú. 2- Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam theo một trong hai trường hợp sau: a) Có nơi ở đăng ký thường trú theo quy định của pháp luật về cư trú: - Đối với công dân Việt Nam: nơi ở đăng ký thường trú là nơi công dân sinh sống thường xuyên, ổn định không có thời hạn tại một chỗ ở nhất định và đã đăng ký cư trú theo quy định của Luật cư trú. - Đối với người nước ngoài: nơi ở thường xuyên của người nước ngoài là nơi đăng ký và được ghi trong Thẻ thường trú hoặc Thẻ tạm trú do cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Công an cấp. b) Có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về nhà ở, với thời hạn của hợp đồng thuê từ 90 ngày trở lên trong năm tính thuế… Cá nhân không cư trú là người không đáp ứng điều kiện nêu tại khoản 1 nêu trên. Thông tư này cũng quy định đối tượng nộp thuế bao gồm: - Cá nhân có quốc tịch Việt Nam kể cả cá nhân được cử đi công tác, lao động, học tập ở nước ngoài có thu nhập chịu thuế. - Cá nhân là người không mang quốc tịch Việt Nam nhưng có thu nhập chịu thuế, bao gồm: người nước ngoài làm việc tại Việt Nam; người nước ngoài không hiện diện tại Việt Nam nhưng có thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam. Thông tư 84 cũng quy định một số khoản thu nhập được miến thuế, trong đó có thu nhập từ “học bổng”. Theo đó, thu nhập từ học bổng bao gồm: Học bổng nhận được từ ngân sách nhà nước bao gồm: học bổng do Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo, các trường công lập hoặc các loại học bổng khác có nguồn từ ngân sách nhà nước; học bổng nhận được từ tổ chức trong nước và ngoài nước theo chương trình hỗ trợ khuyến học của tổ chức đó. Theo các thông tin do bạn cung cấp thì trong thời gian đi thực tập ở Nhật, bạn được hưởng 3 khoản là lương tháng, tiền sinh hoạt và tiền thuê nhà (không có học bổng) nên theo các quy định vừa trích dẫn ở trên, nếu trong một năm dương lịch, bạn có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên (bao gồm cả ngày đi và ngày về thể hiện thông qua chứng thực của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh trên hộ chiếu) thì bạn được xem như cá nhân cư trú tại Việt Nam, khi đó tất cả thu nhập chịu thuế của bạn (bao gồm lương tháng, tiền sinh hoạt và tiền thuê nhà) sẽ được dùng làm căn cứ để tính thuế Thu nhập cá nhân. Trong trường hợp số ngày có mặt tại Việt Nam của bạn dưới 183 ngày thì những thu nhập của bạn bên ngoài lãnh thổ Việt Nam (tiền sinh hoạt và tiền thuê nhà ở Nhật) sẽ không bị sử dụng làm căn cứ tính thuế. [I]Luật sư, thạc sĩ Phạm Thanh Bình Công ty Luật Hồng Hà, Hà Nội[/I] [I]Theo: VnExpress.net[/I] [/QUOTE]
Tên
Mã xác nhận
Gửi trả lời
KHOA HỌC XÃ HỘI
LUẬT
LUẬT VIỆT NAM
Luật Lao động - Tiền lương
Cách tính thuế thu nhập khi làm việc ở nước ngoài
Top