* Công ty tôi là công ty 100% vốn nước ngoài, làm ca 12 tiếng một ngày (nhưng tổng thời gian làm việc trong tuần chưa vượt quá 48 tiếng). Xin toàn soạn tư vấn giúp: 4 tiếng mỗi ngày có được tính là giờ làm thêm không, vì theo tôi hiểu luật lao động quy định được tính là làm thêm nếu quá 8 tiếng một ngày hoặc quá 48 tiếng một tuần (hoặc tức một trong hai).
- Điều 68 BLLĐ quy định thời giờ làm việc không quá 8 giờ trong một ngày hoặc 48 giờ trong một tuần. Người sử dụng lao động (NSDLĐ) có quyền quy định thời giờ làm việc theo ngày hoặc theo tuần, nhưng phải thông báo trước cho người lao động (NLĐ) biết.
Thời giờ làm việc hàng ngày được rút ngắn từ một đến hai giờ đối với những người làm các công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành.
Điều 71 BLLĐ quy định: NLĐ làm việc 8 giờ liên tục thì được nghỉ ít nhất nữa giờ, tính vào giờ làm việc. NLĐ làm ca đêm được nghỉ giữa ca ít nhất 45 phút, tính vào giờ làm việc.
Chiếu theo quy định pháp luật nêu trên, công ty bạn có quyền quy định thời giờ làm việc theo ngày hoặc theo tuần (không quá 8 giờ trong một ngày hoặc 48 giờ trong một tuần), nhưng phải báo trước cho NLĐ biết.
Trường hợp công ty bạn quy định thời giờ làm việc theo ngày thì trường hợp NLĐ làm ca 12 tiếng/một ngày (bao gồm cả thời gian nghỉ theo quy định tại Điều 71 BLLĐ) thì 4 tiếng làm việc mỗi ngày đối với công việc bình thường hoặc 5 tiếng đối với công việc đặc biệt nặng nhọc, đọc hại, nguy hiểm của NLĐ được tính là giờ làm thêm.
Trường hợp công ty bạn quy định thời giờ làm việc theo tuần thì trường hợp NLĐ làm ca 12 tiếng/một ngày (bao gồm cả thời gian nghỉ theo quy định tại Điều 71 BLLĐ), nhưng tổng thời gian làm việc trong tuần của NLĐ chưa vượt quá 48 tiếng đối với công việc lao động bình thường hoặc không quá 42 giờ đối với công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì 4 tiếng làm việc mỗi ngày đối với công việc bình thường hoặc 5 tiếng đối với công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm của NLĐ không được tính là giờ làm thêm.
Điều 6 Nghị định số 195/CP của chính phủ (quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của BLLĐ về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi quy định thời giờ làm việc vào ban đêm theo Điều 70 BLLĐ được quy định như sau:
Từ Thừa Thiên - Huế trở ra phía Bắc được tính từ 22g đến 6g.
Từ Quảng Nam - Đà Nẵng trở vào phía Nam được tính từ 21g đến 5g.
Khoản 2 Điều 61 BLLĐ quy định NLĐ làm việc vào ban đêm quy định tại Điều 70 BLLĐ thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương của công việc đang làm vào ban ngày.
Căn cứ theo quy định trên, công ty bạn có quyền quy định ca đêm bắt đầu làm việc từ 23g30 đến 8g15. Tuy nhiên khi NLĐ trong công ty bạn làm việc vào ban đêm thì công ty bạn phải trả thêm tiền lương làm việc ban đêm cho người lao động theo đúng quy định tại Điều 61 BLLĐ.
Luật sư TRỊNH VĂN HIỆP
(Văn phòng luật sư Gia Thành)
Theo TTO
(Tran Trong Phap)
* Do nhu cầu trên thị trường, công ty chúng tôi chuẩn bị đi vào sản xuất ca đêm. Ca ngày bắt đầu làm việc từ 8g sáng. Muốn nối tiếp để bàn giao ca thì ca đêm phải bắt đầu từ 23g30 đến 8g15. Nhưng theo điều 70 của Bộ luật lao động thì thời giờ làm ca đêm bắt đầu được tính từ 22g đến 6g hoặc từ 21g đến 5g. Vậy công ty tôi thực hiện giờ làm đêm như vậy có đúng không? Xin cảm ơn.
(Vu Huong)
- Điều 68 BLLĐ quy định thời giờ làm việc không quá 8 giờ trong một ngày hoặc 48 giờ trong một tuần. Người sử dụng lao động (NSDLĐ) có quyền quy định thời giờ làm việc theo ngày hoặc theo tuần, nhưng phải thông báo trước cho người lao động (NLĐ) biết.
Thời giờ làm việc hàng ngày được rút ngắn từ một đến hai giờ đối với những người làm các công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành.
Điều 71 BLLĐ quy định: NLĐ làm việc 8 giờ liên tục thì được nghỉ ít nhất nữa giờ, tính vào giờ làm việc. NLĐ làm ca đêm được nghỉ giữa ca ít nhất 45 phút, tính vào giờ làm việc.
Chiếu theo quy định pháp luật nêu trên, công ty bạn có quyền quy định thời giờ làm việc theo ngày hoặc theo tuần (không quá 8 giờ trong một ngày hoặc 48 giờ trong một tuần), nhưng phải báo trước cho NLĐ biết.
Trường hợp công ty bạn quy định thời giờ làm việc theo ngày thì trường hợp NLĐ làm ca 12 tiếng/một ngày (bao gồm cả thời gian nghỉ theo quy định tại Điều 71 BLLĐ) thì 4 tiếng làm việc mỗi ngày đối với công việc bình thường hoặc 5 tiếng đối với công việc đặc biệt nặng nhọc, đọc hại, nguy hiểm của NLĐ được tính là giờ làm thêm.
Trường hợp công ty bạn quy định thời giờ làm việc theo tuần thì trường hợp NLĐ làm ca 12 tiếng/một ngày (bao gồm cả thời gian nghỉ theo quy định tại Điều 71 BLLĐ), nhưng tổng thời gian làm việc trong tuần của NLĐ chưa vượt quá 48 tiếng đối với công việc lao động bình thường hoặc không quá 42 giờ đối với công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì 4 tiếng làm việc mỗi ngày đối với công việc bình thường hoặc 5 tiếng đối với công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm của NLĐ không được tính là giờ làm thêm.
Điều 6 Nghị định số 195/CP của chính phủ (quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của BLLĐ về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi quy định thời giờ làm việc vào ban đêm theo Điều 70 BLLĐ được quy định như sau:
Từ Thừa Thiên - Huế trở ra phía Bắc được tính từ 22g đến 6g.
Từ Quảng Nam - Đà Nẵng trở vào phía Nam được tính từ 21g đến 5g.
Khoản 2 Điều 61 BLLĐ quy định NLĐ làm việc vào ban đêm quy định tại Điều 70 BLLĐ thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương của công việc đang làm vào ban ngày.
Căn cứ theo quy định trên, công ty bạn có quyền quy định ca đêm bắt đầu làm việc từ 23g30 đến 8g15. Tuy nhiên khi NLĐ trong công ty bạn làm việc vào ban đêm thì công ty bạn phải trả thêm tiền lương làm việc ban đêm cho người lao động theo đúng quy định tại Điều 61 BLLĐ.
Luật sư TRỊNH VĂN HIỆP
(Văn phòng luật sư Gia Thành)
Theo TTO