Đây là bí kíp được truyền lại từ TLG kết hợp với một ít tài liệu lượm lặt được về môn địa lý post lên đây để các bạn cùng tham khảo, trao đổi đóng góp ý kiến qua đó chúng ta có thể rút ra những bài học để đạt được kết qủa cao trong kì thi đại học sắp tới. . Cách xác định dạng biểu đồ: - Nếu ta gặp các từ như : cơ cấu, tỉ trọng, tỉ lệ thì ta sẽ chọn dạng biểu đồ tròn hoặc miền.Lấy 3 làm đơn vị chuẩn. + Biểu đồ tròn khi : ít năm nhìu đại lượng. + Biểu đồ miền khi : nhiều năm ít đại lượng. - Nếu thấy có từ “t ốc độ phát triển” thì ta chọn dạng biểu đồ đường. + Lấy năm đầu làm gốc ( 100% ) - Nếu không gặp các từ ở 2 trường hợp trên thì ta chọn vẽ biểu cột. + Cột đơn + Cột chồng ( thường sử dụng vẽ về dân số) ·Cách nhận xét và giải thích biểu đồ : a. Nhận xét: - Nhận xét biểu đồ là phân tích số liệu thống kê và hình dáng của biểu đồ đã vẽ để rút ra các kết luận cần thiết. - Muốn nhận xét biểu đồ ta fải : + Đọc kĩ đề để xem yêu cầu của đề là nhận xét về qui mô ( sự thay đổi of các số liệu tuyệt đối, of 1 sự kiện ) hay nhận xét về cơ cấu ( nhận xét về tỉ trọng % of các thành fần, of 1 đối tượng địa lí ) or nhận xét về cơ cấu và qui mô. + Thông thường : - Biểu đồ đường và cột ta nhận xét về qui mô. - Biểu đồ miền nhận xét về cơ cấu. - Biểu đồ tròn nhận xét cả về qui mô và cơ cấu. - Nếu đề bài đã cho bằng số liệu tương đối (%) ta chỉ nhận xét về cơ cấu + Cần tìm ra qui luật của các số liệu hay mối quan hệ giữa chúng. + Nên bắt đầu băng việc phân tích các số liệu có tính khái quát cao ( số liệu mang tính tổng thể),sau đó phân tích các số liệu thành fần. + Tìm các giá trị lớn nhất, nhỏ nhất, trung bình. Đặc biệt chú ý đến các số liệu mang tính đột biến. b. Giải thích
chủ yếu là dựa vào sách giáo khoa ) Tuy nhiên cần fải nắm 1 số kiến thức cơ bản sau để vận dụng trong việc giải thích : - Vị trí địa lý - Điều kiện TNTN - Cơ sở hạ tầng - Các chính sách của nhà nước.