Cách nhận biết phó từ, quan hệ từ và đại từ?

vunhung

New member
Xu
0
Cách nhận biết phó từ, quan hệ từ và đại từ?
Cô cho một đoạn văn rồi bắt tìm các từ là phó từ, quan hệ từ và đại từ ma mình thấy khó quá. Đại từ và quan hệ từ thi còn biết sơ sơ chứ phó từ thì mình chịu. Ai bit' chỉ mình giúp với, cho ví dụ lun cho dễ hiểu nha, thanks nhìu
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
ơ, bạn phải viết đoạn văn đó lên rùi mọi ng mới tìm giúp bạn đc chứ :)
phó từ là nhg từ chuyên đi kèm theo động từ
VD: trong cụm từ: đang bay lên
động từ chỉ hoạt động: đi
=> kết hợp vz phó từ đứng trước: "đang" và phó từ đứng sau " lên"
 
Ví dụ nha:

"Mặt trời lên bằng hai con sào thì ông về đến con đường nhỏ rẽ vào làng. Không cần phải hỏi thăm nữa cũng nhận ra rặng tre ở

trước mặt kia là làng mình rồi. Cái chấm xanh sẫm nhô cao lên đó là cây đa đầu làng. Càng về gần, càng trông rõ những quán chợ

khẳng khiu núp dưới bóng đa."

Phó từ : đến, phải, nữa, cũng, rồi, cái, những
Đại từ: ông, kia, mình
Quan hệ từ: thì, vào, trước, là, Càng...càng, dưới.

1. Đại từ
Đại từ là những từ để xưng hô hoặc thay thế (thay thế cho danh từ, động từ, tính từ, số từ)
Khi thay thế cho từ thuộc loại nào thì đại từ mang đặc điểm ngữ pháp cơ bản của loại ấy.
Ví dụ
Họ sống và chiến đấu
(từ "họ" thay thế cho danh từ chỉ người nào đó được nói đến, ở đây nó làm chủ ngữ)

Trong đoạn văn trên, từ "ông" bình thường tách riêng nó là danh từ song trong trường hợp này nó dùng để gọi nên xếp vào đại từ.
- Phân loại
+ Đại từ xưng hô: tôi, tao, tớ, mình..
+ Đại từ chỉ định: ấy, kia, này , nọ, đây, này, bấy...
+ Đại từ để hỏi: ai, cái, gì, đâu , bao giờ, nào, sao, bao nhiêu, bao...

2. Phụ từ
- Về ý nghĩa, phụ từ không thực hiện được chức năng gọi tên , định danh mà chỉ làm dấu hiệu cho 1 loại ý nghĩa nào đó mà thôi.
Phụ từ không thể đảm nhiệm vai trò làm thành tố chính trong cụm từ mà chỉ làm thành tố phụ trong cụm từ, bổ sung cho thành tố chính một ý nghĩa nào đó. Vì thế chúng được gọi là từ chứng, làm bộc lộ bản chất ngữ pháp của các từ làm thành tố chính.
Phụ từ không thể đảm nhiệm chức năng của các thành phần câu.

VD: Lá bàng đang đỏ ngọn cây
trong ví dụ này, "đang" là phụ từ chỉ dấu hiệu thời gian hiện tại. Nó đi kèm vs từ "đỏ" . Từ "đỏ" bình thường vốn là tính từ nhưng khi thấy nó đi kèm vs từ " đang" thì nó lại là động từ. Nhờ có phụ từ mà ý nghĩa, bản chất ngữ pháp của nó được bộc lộ.

- Phân loại
+ Phụ từ chỉ ý nghĩa thời- thể: đã, từng, vừa, mới, đang, sắp, sẽ....
+ Phụ từ chỉ sự tiếp diễn tương đồng, đồng nhất: đều, cũng, vẫn , cứ, lại, còn....
+ Phụ từ chỉ ý khẳng định hay phủ định : có , không, chưa, chẳng...
+ PT chỉ ý mệnh lệnh: hãy, đừng, chớ (đi trc) , đi, nào (sau)...
+ Pt chỉ mức độ: rất, hơi, khá (đi trc), quá, lắm, vô, cùng, cực (sau)...
+ PT chỉ sự hoàn thành: xong, rồi ; PT chỉ kết quả: được, mất ;PT chỉ ý tự lực: lấy ;PT chỉ ý tương hỗ: nhau ; PT chỉ sự phối hợp: cùng, với ;PT chỉ cách thức: ngay, liền, luôn, nữa, mãi, dần...-> các PT này thường đi sau động từ.

VD: Họ cũng sẽ không đến
Các anh cứ đi đi nào
Em đừng khóc nữa

3.
Quan hệ từ

- Quan hệ từ là những từ biểu thị quan hệ ngữ pháp giữa các từ, các cụm từ, giữa các bộ phận của câu hoặc giữa các câu với nhau.
Chúng ko đảm nhiệm vai trò thành tố chính lẫn vai trò thành tố phụ trong cụm từ. Chúng cũng ko đảm nhiệm được chức năng của các thành phàn câu ( C, V) . Chúng chỉ thực hiện chức năng liên kết các từ, cụm từ hay các câu vs nhau.

VD
ANh ko xuống thuyền của chúng tôi đi bộ dọc bờ sông.
Họ có thể nói bằng tiếng Anh tiếng Pháp.

- Phân loại
+ QHT phục vụ cho quan hệ đẳng lập: và, với, rồi, nhưng, song, mà, chứ, hay, hoặc...
+ QHT phục vụ cho quan hệ chính phụ: của, bằng, rằng, với, tại, bởi, do, nên, để, cho...
Trong thực tế, cá QHT được dùng thành cặp để liên kết các bộ phận của các câu vs nhau. nhất là trong câu ghép: nếu..thì, hễ....thì, dù...thì, vì...nên, tuy...nhưng, không những...mà còn.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top