Cách ngồi thiền đúng tư thế có lợi cho sức khỏe

Áo Dài

Cô gái Việt Nam
Thành viên BQT
Bạn có quá nhiều căng thẳng và áp lực hay stress. Bạn có mong muốn ngồi thiền để cảm thấy giải tỏa và thoải mái hơn không ? Thiền là một cách giúp tâm bạn trở nên ổn định hơn những ngày rối ren, phức tạp. Nhưng không phải ai cũng biết thiền đúng cách để có lợi cho sức khỏe.

Sau đây, mình xin giới thiệu tới bạn bài viết về cách ngồi thiền đúng tư thế có lợi cho sức khỏe.


5e004763bc816c55b7fe6272.jpg

Ngồi thiền (Nguồn ảnh: Sưu tầm)​

I. Thiền là gì ?

Thiền là một phương pháp đưa đến định tâm, điều phục tâm mình. “Thiền” trong danh từ chỉ pháp môn thiền; còn “thiền” trong động từ chính là sự thực tập thiền. Đại đức Thích Trúc Thái Minh chia sẻ: “Thiền là một phương pháp làm cho tâm chúng ta an định. Tâm chúng ta hàng ngày rất phức tạp, rối ren. Thiền chính là phương pháp để đưa tâm chúng ta an định lại.

Thiền giúp tăng khả năng tập trung, tĩnh tâm, tăng sự kiên nhẫn để tâm được an định, bớt đau khổ, phiền não. Từ đó tập trung làm việc, hoạt động hiệu quả, giải quyết mọi thứ nhanh chóng và chuẩn xác, đạt được nhiều thành tựu.

II. Hướng dẫn thiền đúng cách

1. Giai đoạn chuẩn bị


Bước 1: Chuẩn bị ngồi thiền

Trang phục: Chúng ta nên mặc những trang phục thoải mái, mát mẻ, không gây nóng vào mùa hè và đủ ấm vào mùa đông; cũng như có sự co giãn hợp lý để có thể tiến hành các tư thế ngồi thật thoải mái.Ngoài ra, tháo bỏ đồng hồ để mạch máu lưu thông, tắt chuông điện thoại để tập trung vào việc thực tập thiền.Dụng cụ tọa thiền vững chắc, dễ chịu gồm có:1 bồ đoàn tròn đường kính 20-25cm, cao khoảng 10 cm.1 tọa cụ vuông rộng khoảng 80cm để trải dưới, bồ đoàn để ở trên.1 khăn mặt hoặc gối nhỏ dùng để chêm bên lòng bàn chân trũng.

Bước 2: Vị trí và thời gian ngồi thiền

Chúng ta có thể thiền ở bất cứ lúc nào và ở đâu: sau giờ làm việc căng thẳng, trong lúc rảnh rỗi vì thiền thực chất là bài tập cho tâm trí được thoải mái. Chúng ta có thể thiền trên bãi cỏ, sàn nhà, trên ghế hoặc trên giường. Trước khi bắt đầu ngồi thiền, chúng ta nên đặt báo thức. Do khi mới bắt đầu ngồi thiền, chúng ta thường cảm thấy thời gian trôi lâu hơn, đặt báo thức giúp mình không phải liên tục nhớ về thời gian; tránh việc mất tập trung. Với người mới thực hành nên thiền trong 10 phút, khi đã quen dần thì có thể tăng lên 15 – 20 phút mỗi ngày. Thiền trước lúc đi ngủ và sau khi thức dậy buổi sáng cũng là một lựa chọn rất tuyệt vời.

Bước 3: Tư thế ngồi thiền

Có hai tư thế ngồi thiền là tư thế bán già và tư thế kiết già.Tư thế bán già: Ngồi gác chân nọ lên chân kia. Cụ thể là lấy bàn chân trái gác lên chân phải hoặc ngược lại.Tư thế kiết già hay còn gọi là toàn già: Để ngồi được kiết già đúng cách, ban đầu chúng ta ngồi khoanh chân tự nhiên, dùng hai tay nắm bàn chân phải từ từ gấp lại và đặt bàn chân lên đùi trái, gót chân ép sát bụng, lòng bàn chân ngửa lên trời. Kế tiếp, dùng tay nắm bàn chân trái gấp lại, đặt bàn chân trái lên đùi phải, kéo nhẹ gót chân vào sát bụng, bàn chân ngửa lên trời.

Hai tư thế này đòi hỏi chúng ta phải kiên trì luyện tập, để có thể thực hiện được một cách thuần thục, đặc biệt là tư thế kiết già.

2. Giai đoạn tập thiền

Ngồi trên tấm đệm thiền hoặc ghế trong khi lưng giữ thẳng.
Tư thế ngồi thẳng sẽ giúp bạn tập trung hơn vào nhịp thở mỗi khi bạn hít vào và thở ra. Nếu bạn đang ngồi trên ghế dựa, cố gắng không dựa lưng vào đó hoặc không ngồi khom người xuống. Giữ tư thế ngồi thẳng hết mức có thể.

Đừng băn khoăn về việc nên làm gì với bàn tay. Trên các kênh thông tin, chúng ta thường thấy mọi người sẽ nắm hờ tay và đặt lên đầu gối khi tập thiền. Tuy nhiên, nếu tư thế đó làm bạn cảm thấy không thoải mái, đừng quá lo lắng về điều đó. Bạn có thể nắm tay lại và để trong lòng, hoặc để thả lỏng chúng bên hông, hay làm bất cứ kiểu nào miễn là vẫn đảm bảo đầu óc bạn được thư giãn và bạn tập trung cao độ vào hơi thở của mình.

Hơi nghiêng cằm như thể bạn đang nhìn xuống phía dưới. Việc bạn mở hay nhắm mắt khi tịnh tâm không quan trọng mặc dù nhiều người cho rằng nhắm mắt sẽ ngăn chặn được sự sao nhãng của thị giác. Khi nghiêng nhẹ đầu như thể bạn đang nhìn xuống sẽ giúp lồng ngực nở ra và hít thở dễ dàng hơn.

Cài chế độ hẹn giờ. Khi bạn đã tìm ra tư thế ngồi thoải mái và sẵn sàng để bắt đầu, hãy đặt chế độ thời gian mà bạn muốn tập thiền. Trong tuần đầu tiên, đừng cảm thấy áp lực khi cố gắng đạt trạng thái thiền siêu việt trong khoảng một tiếng. Tuy nhiên, hãy bắt đầu bài tập trong thời gian ngắn khoảng 3 đến 5 phút và tăng lượng thời gian lên nửa tiếng hoặc hơn nếu bạn muốn.

Khép miệng lại khi thở. Trong quá trình tịnh tâm, bạn nên hít vào và thở ra bằng mũi. Tuy nhiên, hãy chắc chắn rằng cơ hàm bạn cũng được thư giãn ngay cả khi bạn không mở miệng. Thay vì siết chặt hàm hay ngiến răng, hãy thoải mái hơn đi nào.

Tập trung vào nhịp thở. Đây cũng là tất cả cốt lõi của thiền định. Thay vì cố gắng “không” suy nghĩ vẩn vơ đến những điều về cuộc sống hàng ngày làm bạn cảm thấy căng thẳng, hãy hướng bản thân tập trung vào cái gì đó tích cực hơn, như hơi thở. Bằng việc toàn tâm toàn ý chú tâm vào cách bạn hít vào và thở ra, bạn sẽ nhận ra rằng mọi suy nghĩ lan man về thế giới bên ngoài sẽ tự động biến mất mà bạn không phải mất công lo lắng làm thế nào để lờ chúng sang một bên.

Nếu nhịp thở của bạn đang đi lan man, hãy tập trung hết sức lại vào nó. Ngay cả khi bạn có nhiều kinh nghiệm về thiền định, bạn vẫn nhận ra rằng đôi lúc suy nghĩ trong đầu bạn đi lang thang ở một nơi nào đó. Bạn sẽ bắt đầu nghĩ về công việc, hóa đơn, hay việc lặt vặt bạn phải làm vào ngày mai chẳng hạn. Khi bạn cảm thấy rằng thế giới bên ngoài đang len lỏi vào tâm trí bạn, đừng nên hoảng sợ và cố gắng tìm mọi cách để lờ nó đi. Thay vào đó, hãy nhẹ nhàng lái sự tập trung của bạn quay về cảm giác của hơi thở trong cơ thể và làm những suy nghĩ vẩn vơ khác tan biến đi.

Đừng quá khắt khe với bản thân. Thừa nhận và duy trì sự tập trung cao độ có thể là quá sức với một người mới bắt đầu tập thiền như bạn. Đừng tự dằn vặt bản thân – nên nhớ tất cả người mới đều trải qua cảm giác có sự ồn ào bên trong tâm trí.

III. Một số vấn đề khi ngồi thiền:

1. Tê chân

Tê chân là vấn đề rất dễ gặp phải trong khi ngồi thiền, khi bạn còn chưa quen với cách ngồi tréo chân trên sàn nhà. Vấn đề này là không thể tránh khỏi, nhiều người tin rằng họ sẽ bị hư chân vì máu không lưu thông đến được. Nhưng thực ra đó chỉ là dây thần kinh bị đè ấn, chứ không phải do sự thiếu lưu thông máu, các mô tế bào không thể bị hư hại chỉ bằng cách ngồi thiền. Để hết cảm giác tê chân bạn hãy làm quen nó với thời gian đầu, cái tê đó sẽ dần dần biến mất. Khi bạn đã quen rồi thì tình trạng không xảy ra nữa.

2. Những cảm giác lạ

Người có kinh nghiệm thiền sẽ trải qua đủ hiện tượng khi ngồi thiền. Trong Pháp Thiền Việt bạn sẽ học thiền theo phương pháp cảm nhận năng lượng, những phát sinh những hiện tượng trong cơ thể như kiến bò, tê nhức một số vùng hay nhói đau. Đó là những dòng năng lượng mà cơ thể ta tiếp nhận vào cơ thể, những dòng năng lượng này đi qua các vùng bị bệnh. Những năng lượng xấu bị đào thải thay vào đó là những nguồn năng lượng tốt. Cơ thể chúng ta từ đó điều hòa nguồn năng lượng âm dương trong cơ thể.

3. Buồn ngủ

Cảm giác buồn ngủ hay hôn trầm khi ngồi thiền là chuyện thường xảy ra. Khi bạn ngồi thiền, cơ thể bạn thư giãn và tâm tưởng bạn trở nên tĩnh lặng. Điều đó đều sẽ diễn ra trong quá trình thiền tập, điều không may là khi cơ thể chúng ta thả lỏng và thư giãn sâu thì chúng ta muốn đi ngủ. Đây là một trạng thái sinh lý bình thường của cơ thể. Để dẹp tan cơn buồn ngủ đơn giản là chúng ta tập trung vào một điều gì đó. Ở đây chúng ta tập trung vào cảm nhận năng lượng, duy trì sự tập trung vào nguồn năng lượng. Nếu bạn không thể xua tan cơn buồn ngủ, bạn nên đứng dậy đi lại một lúc rồi quay lại nhập định.

Học thiền đúng cách sẽ giúp ích cho sức khỏe của bạn. Giúp bạn trở nên thăng bằng cuộc sống và cảm nhận mình nhiều hơn. Một buổi sáng ngồi thiền sẽ giúp cho bạn có năng lượng làm việc và học tập. Chúc bạn thành công và nhiều sức khỏe !

Nguồn: Tổng hợp
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top