Đặng Kim Ngân
New member
- Xu
- 0
Bằng cách nào mà một kiểu nhà nước này được thay thế bằng một kiểu khác trong lịch sử học thuyết về cách mạng xã hội sau đây sẽ trả lời cho câu hỏi này. Đồng thời, ta cũng có thêm nhiều luận cứ để nhận diện thời đại chúng ta đang sống ngày hôm nay. Chúng ta cùng nhau tìm hiểu nhé.
1. Cách mạng xã hội là gì?
Theo nghĩa rộng, cách mạng xã hội là sự biến đổi có tính chất bước ngoặt và căn bản về chất trong toàn bộ các lĩnh vực đời sống xã hội; là phương thức chuyển từ một hình thái kinh tế - xã hội lỗi thời lên một hình thái kinh tế – xã hội cao hơn, tiến bộ hơn. Ví dụ, Cách mạng tư sản Pháp nổ ra năm 1789, lật đổ chế độ phong kiến và kết thúc vào năm 1870, khi hình thái kinh tế – xã hội tư bản chủ nghĩa thắng lợi hoàn toàn.
Theo nghĩa hẹp, cách mạng xã hội là việc lật đổ một chế độ chính trị đã lỗi thời, thiết lập một chế độ chính trị tiến bộ hơn. Ví dụ, Cách mạng Tháng Tám năm 1945 ở nước ta lật đổ chính quyền thực dân phong kiến, xác lập chính quyền công – nông mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Như vậy, cách mạng xã hội không phải là bước phát triển bình thường mà là bước phát triển nhảy vọt, không chỉ là bước nhảy vọt ở một lĩnh vực riêng lẻ nào đó của xã hội mà là bước nhảy vọt căn bản của toàn bộ xã hội. Cách mạng xã hội là đỉnh cao của đấu tranh giai cấp khi đấu tranh giai cấp phát triển đến mức gay gắt thì cách mạng xã hội nổ ra.
Cách mạng xã hội nổ ra do nhiều nguyên nhân về chính trị, về kinh tế, về tư tưởng, về xã hội…, nhưng trong đó, nguyên nhân kinh tế là nguyên nhân chủ yếu, nguyên nhân sâu xa nhất. Bởi vì, cách mạng xã hội là sự biểu hiện mâu thuẫn gay gắt giữa lực lượng sản xuất mới với quan hệ sản xuất cũ đã lỗi thời trở thành trở lực đối với sự phát triển xã hội, “từ chỗ là hình thức phát triển của lực lượng sản xuất, những quan hệ sản xuất ấy trở thành xiềng xích của các lực lượng sản xuất, khi đó bắt đầu thời đại của một cuộc cách mạng xã hội” .
Trong xã hội có giai cấp đối kháng, mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất đã phát triển với quan hệ sản xuất đang kìm hãm nó, biểu hiện về mặt xã hội thành sự xung đột của các giai cấp. Giai cấp thống trị ra sức duy trì quan hệ sản xuất đã lỗi thời là đối tượng của cách mạng. Các giai cấp bị trị mà lợi ích gắn liền với sự xoá bỏ quan hệ sản xuất cũ và xác lập quan hệ sản xuất mới là lực lượng của cách mạng. Đấu tranh giai cấp phát triển đến mức độ quyết liệt nhất thì chuyển thành cách mạng xã hội: các giai cấp cách mạng lật đổ sự thống trị của giai cấp phản động, xoá bỏ quan hệ sản xuất cũ, tạo điều kiện cho lực lượng sản xuất phát triển.
Tiến hoá xã hội cũng là hình thức phát triển của xã hội, nhưng khác với cách mạng xã hội, tiến hoá xã hội là quá trình phát triển diễn ra một cách tuần tự, dần dần với những biến đổi cục bộ của một hình thái kinh tế – xã hội nhất định.
Tiến hoá xã hội và cách mạng xã hội là những hình thức khác nhau nhưng lại liên hệ mật thiết với nhau trong sự phát triển xã hội, nói lên tính vừa liên tục vừa gián đoạn của lịch sử xã hội. Không có quá trình tiến hoá thì không thể có cách mạng. Cách mạng xã hội chỉ trở thành cái tất yếu lịch sử với những tiền đề nhất định được tạo ra trong quá trình tiến hoá. Ngược lại, không có cách mạng thì không có tiến hoá không ngừng. Chỉ có cách mạng xã hội mới mở đường cho quá trình tiến hoá xã hội lên giai đoạn cao hơn.
Cách mạng xã hội cũng khác với cải cách xã hội. Cải cách xã hội cũng tạo nên sự thay đổi về chất nhất định trong đời sống xã hội. Song sự khác nhau về nguyên tắc giữa cách mạng xã hội với cải cách xã hội ở chỗ: cải cách xã hội chỉ tạo nên những biến đổi riêng lẻ, bộ phận và chậm chạp trong khuôn khổ chế độ xã hội đang tồn tại. Những cải cách xã hội có ý nghĩa thúc đẩy quá trình tiến hoá, từ đó tạo tiền đề dẫn tới cách mạng. Kinh nghiệm lịch sử cho thấy, những cải cách xã hội thường là kết quả của phong trào đấu tranh của các lực lượng xã hội tiến bộ và trong những hoàn cảnh nhất định chúng trở thành những bộ phận hợp thành của cách mạng xã hội.
Cũng cần phân biệt cách mạng xã hội với những cuộc đảo chính hay chính biến. Trong cách mạng những giai cấp tiên tiến, những tầng lớp nhân dân đông đảo tham gia một cách tự giác và sáng tạo. Cách mạng là ngày hội của quần chúng. Còn đảo chính hay chính biến thường chỉ là sự thay thế nhóm cầm quyền này bằng một nhóm cầm quyền khác trong nội bộ giai cấp thống trị nhằm tranh giành quyền lợi hoặc hoàn thiện bộ máy nhà nước để củng cố sự thống trị của giai cấp bóc lột.
2. Vai trò của cách mạng xã hội
Các cuộc cách mạng xã hội có vai trò to lớn trong đời sống xã hội. Chỉ có cách mạng xã hội mới thay thế được quan hệ sản xuất cũ bằng quan hệ sản xuất mới, tiến bộ, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, mới thay thế được hình thái kinh tế - xã hội cũ bằng hình thái kinh tế - xã hội mới cao hơn. Cách mạng xã hội là bước chuyển vĩ đại trong đời sống xã hội về kinh tế - chính trị - văn hoá - tư tưởng. Trong thời kỳ cách mạng xã hội, năng lực sáng tạo của quần chúng nhân dân được phát huy một cách cao độ như C.Mác coi cách mạng xã hội là “đầu tàu” của lịch sử.
Lịch sử xã hội loài người đã trải qua các quá trình chuyển biến cách mạng xã hội: Thứ nhất, từ cộng đồng nguyên thuỷ lên chế độ chiếm hữu nô lệ; Thứ hai, từ chế độ chiếm hữu nô lệ lên chế độ phong kiến; Thứ ba, từ chế độ phong kiến lên chế độ tư bản chủ nghĩa; Thứ tư, từ chế độ tư bản chủ nghĩa lên chế độ xã hội chủ nghĩa. Và lịch sử càng tiến lên thì đặc trưng và vai trò của cách mạng xã hội càng trở nên đầy đủ và rõ rệt hơn.
Cách mạng vô sản là cuộc cách mạng do giai cấp vô sản lãnh đạo, thực hiện mục đích cao cả là giải phóng giai cấp vô sản và quần chúng lao động khác. Đó cũng là sự giải phóng con người nói chung khỏi sự bóc lột, áp bức và bất công. Tất cả các cuộc cách mạng trước chỉ là sự thay thế hình thức người bóc lột người. Cách mạng vô sản có mục đích cuối cùng là xoá bỏ mọi hình thức người bóc lột người, xây dựng một xã hội không còn giai cấp. Đó là sự chuyển biến sâu sắc nhất trong lịch sử phát triển nhân loại. Vì vậy, khác với các cuộc cách mạng trước, đối với cách mạng vô sản, việc giành được chính quyền mới chỉ là bước mở đầu cho quá trình biến đổi cách mạng toàn bộ đời sống xã hội; cách mạng vô sản không thể không dẫn đến sự chuyên chính cách mạng của giai cấp vô sản. Song, nếu như nền chuyên chính do các cuộc cách mạng trước tạo ra chỉ có thể bị thủ tiêu bằng cách mạng, thì chuyên chính vô sản chỉ là bước quá độ để đi tới xoá bỏ giai cấp và chyên chính giai cấp.
Bài viết của mình đến đây là kết thúc. Nếu còn điều gì chưa rõ hãy để lại bình luận bên dưới cho mình biết nhé! Chúc các bạn học tập vui vẻ!
1. Cách mạng xã hội là gì?
Theo nghĩa rộng, cách mạng xã hội là sự biến đổi có tính chất bước ngoặt và căn bản về chất trong toàn bộ các lĩnh vực đời sống xã hội; là phương thức chuyển từ một hình thái kinh tế - xã hội lỗi thời lên một hình thái kinh tế – xã hội cao hơn, tiến bộ hơn. Ví dụ, Cách mạng tư sản Pháp nổ ra năm 1789, lật đổ chế độ phong kiến và kết thúc vào năm 1870, khi hình thái kinh tế – xã hội tư bản chủ nghĩa thắng lợi hoàn toàn.
Theo nghĩa hẹp, cách mạng xã hội là việc lật đổ một chế độ chính trị đã lỗi thời, thiết lập một chế độ chính trị tiến bộ hơn. Ví dụ, Cách mạng Tháng Tám năm 1945 ở nước ta lật đổ chính quyền thực dân phong kiến, xác lập chính quyền công – nông mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Như vậy, cách mạng xã hội không phải là bước phát triển bình thường mà là bước phát triển nhảy vọt, không chỉ là bước nhảy vọt ở một lĩnh vực riêng lẻ nào đó của xã hội mà là bước nhảy vọt căn bản của toàn bộ xã hội. Cách mạng xã hội là đỉnh cao của đấu tranh giai cấp khi đấu tranh giai cấp phát triển đến mức gay gắt thì cách mạng xã hội nổ ra.
Cách mạng xã hội nổ ra do nhiều nguyên nhân về chính trị, về kinh tế, về tư tưởng, về xã hội…, nhưng trong đó, nguyên nhân kinh tế là nguyên nhân chủ yếu, nguyên nhân sâu xa nhất. Bởi vì, cách mạng xã hội là sự biểu hiện mâu thuẫn gay gắt giữa lực lượng sản xuất mới với quan hệ sản xuất cũ đã lỗi thời trở thành trở lực đối với sự phát triển xã hội, “từ chỗ là hình thức phát triển của lực lượng sản xuất, những quan hệ sản xuất ấy trở thành xiềng xích của các lực lượng sản xuất, khi đó bắt đầu thời đại của một cuộc cách mạng xã hội” .
Trong xã hội có giai cấp đối kháng, mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất đã phát triển với quan hệ sản xuất đang kìm hãm nó, biểu hiện về mặt xã hội thành sự xung đột của các giai cấp. Giai cấp thống trị ra sức duy trì quan hệ sản xuất đã lỗi thời là đối tượng của cách mạng. Các giai cấp bị trị mà lợi ích gắn liền với sự xoá bỏ quan hệ sản xuất cũ và xác lập quan hệ sản xuất mới là lực lượng của cách mạng. Đấu tranh giai cấp phát triển đến mức độ quyết liệt nhất thì chuyển thành cách mạng xã hội: các giai cấp cách mạng lật đổ sự thống trị của giai cấp phản động, xoá bỏ quan hệ sản xuất cũ, tạo điều kiện cho lực lượng sản xuất phát triển.
Tiến hoá xã hội cũng là hình thức phát triển của xã hội, nhưng khác với cách mạng xã hội, tiến hoá xã hội là quá trình phát triển diễn ra một cách tuần tự, dần dần với những biến đổi cục bộ của một hình thái kinh tế – xã hội nhất định.
Tiến hoá xã hội và cách mạng xã hội là những hình thức khác nhau nhưng lại liên hệ mật thiết với nhau trong sự phát triển xã hội, nói lên tính vừa liên tục vừa gián đoạn của lịch sử xã hội. Không có quá trình tiến hoá thì không thể có cách mạng. Cách mạng xã hội chỉ trở thành cái tất yếu lịch sử với những tiền đề nhất định được tạo ra trong quá trình tiến hoá. Ngược lại, không có cách mạng thì không có tiến hoá không ngừng. Chỉ có cách mạng xã hội mới mở đường cho quá trình tiến hoá xã hội lên giai đoạn cao hơn.
Cách mạng xã hội cũng khác với cải cách xã hội. Cải cách xã hội cũng tạo nên sự thay đổi về chất nhất định trong đời sống xã hội. Song sự khác nhau về nguyên tắc giữa cách mạng xã hội với cải cách xã hội ở chỗ: cải cách xã hội chỉ tạo nên những biến đổi riêng lẻ, bộ phận và chậm chạp trong khuôn khổ chế độ xã hội đang tồn tại. Những cải cách xã hội có ý nghĩa thúc đẩy quá trình tiến hoá, từ đó tạo tiền đề dẫn tới cách mạng. Kinh nghiệm lịch sử cho thấy, những cải cách xã hội thường là kết quả của phong trào đấu tranh của các lực lượng xã hội tiến bộ và trong những hoàn cảnh nhất định chúng trở thành những bộ phận hợp thành của cách mạng xã hội.
Cũng cần phân biệt cách mạng xã hội với những cuộc đảo chính hay chính biến. Trong cách mạng những giai cấp tiên tiến, những tầng lớp nhân dân đông đảo tham gia một cách tự giác và sáng tạo. Cách mạng là ngày hội của quần chúng. Còn đảo chính hay chính biến thường chỉ là sự thay thế nhóm cầm quyền này bằng một nhóm cầm quyền khác trong nội bộ giai cấp thống trị nhằm tranh giành quyền lợi hoặc hoàn thiện bộ máy nhà nước để củng cố sự thống trị của giai cấp bóc lột.
2. Vai trò của cách mạng xã hội
Các cuộc cách mạng xã hội có vai trò to lớn trong đời sống xã hội. Chỉ có cách mạng xã hội mới thay thế được quan hệ sản xuất cũ bằng quan hệ sản xuất mới, tiến bộ, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, mới thay thế được hình thái kinh tế - xã hội cũ bằng hình thái kinh tế - xã hội mới cao hơn. Cách mạng xã hội là bước chuyển vĩ đại trong đời sống xã hội về kinh tế - chính trị - văn hoá - tư tưởng. Trong thời kỳ cách mạng xã hội, năng lực sáng tạo của quần chúng nhân dân được phát huy một cách cao độ như C.Mác coi cách mạng xã hội là “đầu tàu” của lịch sử.
Lịch sử xã hội loài người đã trải qua các quá trình chuyển biến cách mạng xã hội: Thứ nhất, từ cộng đồng nguyên thuỷ lên chế độ chiếm hữu nô lệ; Thứ hai, từ chế độ chiếm hữu nô lệ lên chế độ phong kiến; Thứ ba, từ chế độ phong kiến lên chế độ tư bản chủ nghĩa; Thứ tư, từ chế độ tư bản chủ nghĩa lên chế độ xã hội chủ nghĩa. Và lịch sử càng tiến lên thì đặc trưng và vai trò của cách mạng xã hội càng trở nên đầy đủ và rõ rệt hơn.
Cách mạng vô sản là cuộc cách mạng do giai cấp vô sản lãnh đạo, thực hiện mục đích cao cả là giải phóng giai cấp vô sản và quần chúng lao động khác. Đó cũng là sự giải phóng con người nói chung khỏi sự bóc lột, áp bức và bất công. Tất cả các cuộc cách mạng trước chỉ là sự thay thế hình thức người bóc lột người. Cách mạng vô sản có mục đích cuối cùng là xoá bỏ mọi hình thức người bóc lột người, xây dựng một xã hội không còn giai cấp. Đó là sự chuyển biến sâu sắc nhất trong lịch sử phát triển nhân loại. Vì vậy, khác với các cuộc cách mạng trước, đối với cách mạng vô sản, việc giành được chính quyền mới chỉ là bước mở đầu cho quá trình biến đổi cách mạng toàn bộ đời sống xã hội; cách mạng vô sản không thể không dẫn đến sự chuyên chính cách mạng của giai cấp vô sản. Song, nếu như nền chuyên chính do các cuộc cách mạng trước tạo ra chỉ có thể bị thủ tiêu bằng cách mạng, thì chuyên chính vô sản chỉ là bước quá độ để đi tới xoá bỏ giai cấp và chyên chính giai cấp.
Bài viết của mình đến đây là kết thúc. Nếu còn điều gì chưa rõ hãy để lại bình luận bên dưới cho mình biết nhé! Chúc các bạn học tập vui vẻ!