Bài học Cách làm bài văn biểu cảm về một tác phẩm văn học thuộc chương trình Ngữ Văn lớp 7 sẽ hướng dẫn các em học sinh phương pháp làm bài văn biểu cảm về một tác phẩm văn học.
Chính vì vậy, Sen Biển sẽ giới thiệu đến bạn đọc tài liệu Soạn văn 7: Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học, mời tham khảo nội dung chi tiết dưới đây.
Học sinh đọc văn bản trong SGK
2. Trả lời câu hỏi
a. Bài văn viết về bài ca dao:
Đêm qua ra đứng bờ ao
Trông cá cá lặn trông sao sao mờ
Buồn trông con nhện chăng tơ
Nhện ơi nhện hỡi nhện chờ mối ai
Đêm đêm tưởng dải Ngân Hà
Chuôi sao Tinh Đẩu đã ba năm tròn
Đá mòn nhưng dạ chẳng mòn
Tào Khê nước chảy vẫn còn trơ trơ.
b. Tác phẩm phát biểu cảm nghĩ của mình về bài ca dao bằng cách tưởng tượng, liên tưởng, hồi tưởng, suy ngẫm về các hình ảnh, chi tiết của nó. Các yếu tố đó trong bài văn là:
- Yếu tố tưởng tượng: Hình ảnh bóng một người đội khăn, mặc áo dài, chắp tay sau lưng, quay mặt trông trời sao lấp lánh.
- Yếu tố liên tưởng: Nghĩ rằng hình ảnh trên là người quen của mình.
- Yếu tố hồi tưởng: Nhớ về hình ảnh tiếng gió khuya vi vu và bóng người đội khăn.
- Suy ngẫm về các hình ảnh: hình ảnh ngưu lang chức nữ, con sông Tào Khê…
=> Tổng kết:
- Phát biểu cảm nghĩ về một tác phẩm văn học (bài thơ, bài văn) là trình bày những cảm xúc, tưởng tượng, liên tưởng, suy ngẫm của mình về nội dung và hình thức của tác phẩm đó.
- Bài cảm nghĩ về tác phẩm văn học cũng có ba phần:
Mở bài: Giới thiệu tác phẩm và hoàn cảnh tiếp xúc với tác phẩm.
Thân bài: Những cảm xúc, suy nghĩ do tác phẩm khơi gợi.
Kết bài: Ấn tượng chung của người viết về tác phẩm.
Gợi ý
Bài 1: Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh
1. Mở bài
Giới thiệu đôi nét về tác giả Lý Bạch và bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh
2. Thân bài
* Khung cảnh đêm trăng được nhà thơ khắc họa chân thực:
- Các từ “minh”, “quang”, “sương”: Ánh trăng trong đêm rất sáng và mở ảo, chiếu xuống mà nhìn là dưới mặt đất đất đang phủ một làn sương mờ ảo.
- Từ “sàng” (giường): Giúp người đọc nhận biết được vị trí ngắm trăng của nhà thơ. Ánh trăng xuyên qua khe cửa, chiếu xuống đầu giường chứng tỏ trăng đêm rất sáng và trời cũng đã khuya rồi. Nhưng lúc này, nhà thơ vẫn còn thức để ngắm trăng - chứng tỏ tâm trạng thao thức, băn khoăn của nhà thơ.
- Từ “nghi” và từ “sương” cùng xuất hiện bổ xung ý nghĩa cho nhau:
=> Ánh trăng chiếu xuống vạn vật trong đêm tối mờ ảo khiến cho nhà thơ không phân biệt được đâu là trăng đâu là màn sương đêm.
* Lý Bạch đã giúp cho người đọc cảm nhận thấm thía nỗi nhớ quê hương:
- Từ “vọng” được hiểu theo hai cách: Nhìn ra xa - hành động ngắm trăng của nhà thơ. Ngóng trông, nhìn về quê hương ở phía xa. Từ vọng đã diễn tả nỗi nhớ quê hương của nhà thơ.
- Hình ảnh đối lập: “cử đầu” - “đê đầu” (ngẩng đầu - cúi đầu) giúp cho câu thơ trở nên đăng đối.
- Tình cảm của nhân vật trữ tình được bộc lộ trực tiếp qua từ “tư” (nhớ): nỗi nhớ quê hương sâu đậm.
=> Hai câu sau khắc họa tình cảm nhớ thương của nhân vật trữ tình dành cho quê hương
3. Kết bài
- Đánh giá về tác phẩm: một bài thơ hay, sâu sắc.
- Cảm nhận chung về bài thơ: yêu thích, hứng thú.
Bài 2: Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê
1. Mở bài
Giới thiệu đôi nét về nhà thơ Hạ Tri Chương và bài thơ Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê.
2. Thân bài
* Suy nghĩ về sự ra đi và trở về của nhà thơ:
- Câu thơ mở đầu nói về một nghịch cảnh: Lúc rời khỏi quê hương vẫn còn trẻ, nhưng khi trở về thì đã có tuổi - đã già rồi. Qua đó người đọc thấy được khoảng thời gian xa quê của nhân vật trữ tình là rất dài.
- Sự đối lập: “Giọng quê không thay đổi” nhưng “mái tóc đã điểm bạc”. Đó chính là tình cảm thủy chung son sắc của nhà thơ dành cho quê hương.
=> Hai câu đầu đã khái quát được quãng thời gian đằng đẵng xa quê của nhà thơ. Đồng thời bộc lộ nỗi niềm xót xa, nhớ mong của nhân vật trữ tình.
* Nỗi xót xa, đồng cảm với nhà thơ khi ông trở thành người xa lạ trên chính mảnh đất của mình:
- Câu hỏi hồn nhiên của đứa trẻ: “Khách tòng hà xứ lai? (Khách ở nơi nao đến?).
Từ “khách” đã chỉ ra một thực tế xót xa: Một người con của quê hương, sau bao nhiêu năm mới trở về đã trở thành con người xa lạ.
=> Hai câu cuối đã xây dựng tình cảnh của nhân vật trữ tình đầy hóm hỉnh mà cũng thật xót xa.
3. Kết bài
- Đánh giá tác phẩm: một bài thơ sâu sắc, ý nghĩa.
- Cảm nhận chung về bài thơ: yêu thích, hứng thú tìm hiểu…
Bài 3: Cảnh khuya
1. Mở bài
Giới thiệu đôi nét về nhà thơ Hồ Chí Minh và bài thơ Cảnh khuya.
2. Thân bài
* Cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên chiến khu Việt Bắc:
- Câu thơ 1: “Tiếng suối trong như tiếng hát xa”
Trong không gian núi rừng Việt Bắc tĩnh mịch, âm thanh nổi bật đó chính là tiếng suối chảy.
Tiếng suối được so sánh với “tiếng hát xa”: tiếng suối trở nên có âm điệu hơn và tình cảm hơn.
- Câu thơ 2: “Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa” có hai cách hiểu:
Ánh trăng chiếu xuống mặt đất xuyên qua từng tán cây, chiếu xuống cả những bông hoa rừng. Không gian thiên nhiên ngập tràn ánh trăng.
Ánh trăng sáng chiếu xuống mặt đất xuyên qua từng tán cây cổ thụ, khi phản chiếu xuống mặt đất tạo ra hình thù như những bông hoa.
=> Hai câu thơ đầu đã khắc họa hình ảnh thiên nhiên núi rừng Việt Bắc thơ mộng.
* Thấu hiểu được nỗi suy tư, lo âu của nhà thơ:
- Câu 3: “Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ” có hai cách hiểu
Hình ảnh “cảnh khuya như vẽ” gợi ra một bức tranh thiên nhiên đẹp đẽ tựa như một bức tranh.
Bác ngồi đấy say mê ngắm nhìn khung cảnh đêm khuya, thiên nhiên và con người hòa quyện tạo nên một bức tranh.
- Câu 4: “Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà” cho thấy hai lý do mà Người chưa ngủ
Vì cảnh thiên nhiên quá đỗi đẹp đẽ làm cho tâm hồn người nghệ sĩ bâng khuâng say đắm.
Vì “lo nỗi nước nhà” lo cho sự nghiệp cách mạng của đất nước, cho cuộc sống của nhân dân. Đây mới là lý do quan trọng nhất khiến Người mất ngủ.
=> Qua hai câu thơ trên, người đọc thấy được hình ảnh người thi sĩ đa sầu đa cảm và con người chiến sĩ kiên trung trong Bác Hồ.
3. Kết bài
- Đánh giá về bài thơ: một trong những bài thơ hay nhất của chủ tịch Hồ Chí Minh.
- Cảm nhận chung về tác phẩm: yêu thích…
Bài 4: Rằm tháng giêng
1. Mở bài
Giới thiệu về tác giả Hồ Chí Minh và bài thơ Rằm tháng giêng
2. Thân bài
* Cảm nhận được hình ảnh đêm trăng rằm tràn ngập sắc xuân:
- Hình ảnh ánh trăng: “nguyệt chính viên” - trăng đúng lúc tròn nhất.
=> Không gian bao la, tràn ngập ánh trăng.
- Sức sống của mùa xuân: “xuân giang, xuân thủy, tiếp xuân thiên”
=> Ba chữ “xuân” nối tiếp nhau thể hiện sức xuân và sắc xuân đang trỗi dậy. Khung cảnh tràn đầy sức sống.
=> Hai câu đầu đã khắc họa bức tranh thiên nhiên đêm rằm mùa xuân đẹp, bát ngát, rộng lớn và tràn đầy sức sống.
* Ngưỡng mộ tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của người chiến sĩ cách mạng:
- Công việc: “đàm quân sự” - bàn việc quân nghĩa là bàn việc kháng chiến, bàn việc sinh tử của của dân tộc.
- Hình ảnh “trăng ngân đầy thuyền”: gợi sức lan tỏa của ánh trăng trong đêm rằm và qua đó thể hiện ý nguyện, mong muốn vươn tới thành công trong sự nghiệp cách mạng.
=> Hai câu thơ cuối cho thấy phong thái ung dung, lạc quan, luôn tin tưởng vào sự nghiệp cách mạng và tâm hồn giao cảm, hòa hợp với thiên nhiên của Bác Hồ.
3. Kết bài
- Đánh giá tác phẩm: một bài thơ hay…
- Cảm nhận chung về bài thơ: yêu thích, khơi gợi sở thích tìm hiểu thơ ca Hồ Chí Minh…
Qua bài viết soạn văn 7: Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học, rất mong các em sẽ làm bài thật tốt và được điểm cao trong mỗi lần kiểm tra.
Chính vì vậy, Sen Biển sẽ giới thiệu đến bạn đọc tài liệu Soạn văn 7: Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học, mời tham khảo nội dung chi tiết dưới đây.
I. Tìm hiểu cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học
1. Đọc bài vănHọc sinh đọc văn bản trong SGK
2. Trả lời câu hỏi
a. Bài văn viết về bài ca dao:
Đêm qua ra đứng bờ ao
Trông cá cá lặn trông sao sao mờ
Buồn trông con nhện chăng tơ
Nhện ơi nhện hỡi nhện chờ mối ai
Đêm đêm tưởng dải Ngân Hà
Chuôi sao Tinh Đẩu đã ba năm tròn
Đá mòn nhưng dạ chẳng mòn
Tào Khê nước chảy vẫn còn trơ trơ.
b. Tác phẩm phát biểu cảm nghĩ của mình về bài ca dao bằng cách tưởng tượng, liên tưởng, hồi tưởng, suy ngẫm về các hình ảnh, chi tiết của nó. Các yếu tố đó trong bài văn là:
- Yếu tố tưởng tượng: Hình ảnh bóng một người đội khăn, mặc áo dài, chắp tay sau lưng, quay mặt trông trời sao lấp lánh.
- Yếu tố liên tưởng: Nghĩ rằng hình ảnh trên là người quen của mình.
- Yếu tố hồi tưởng: Nhớ về hình ảnh tiếng gió khuya vi vu và bóng người đội khăn.
- Suy ngẫm về các hình ảnh: hình ảnh ngưu lang chức nữ, con sông Tào Khê…
=> Tổng kết:
- Phát biểu cảm nghĩ về một tác phẩm văn học (bài thơ, bài văn) là trình bày những cảm xúc, tưởng tượng, liên tưởng, suy ngẫm của mình về nội dung và hình thức của tác phẩm đó.
- Bài cảm nghĩ về tác phẩm văn học cũng có ba phần:
Mở bài: Giới thiệu tác phẩm và hoàn cảnh tiếp xúc với tác phẩm.
Thân bài: Những cảm xúc, suy nghĩ do tác phẩm khơi gợi.
Kết bài: Ấn tượng chung của người viết về tác phẩm.
II. Luyện tập
Đề bài: Phát biểu cảm nghĩ về một trong các bài thơ: Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh, Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê, Cảnh khuya, Rằm tháng giêngGợi ý
Bài 1: Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh
1. Mở bài
Giới thiệu đôi nét về tác giả Lý Bạch và bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh
2. Thân bài
* Khung cảnh đêm trăng được nhà thơ khắc họa chân thực:
- Các từ “minh”, “quang”, “sương”: Ánh trăng trong đêm rất sáng và mở ảo, chiếu xuống mà nhìn là dưới mặt đất đất đang phủ một làn sương mờ ảo.
- Từ “sàng” (giường): Giúp người đọc nhận biết được vị trí ngắm trăng của nhà thơ. Ánh trăng xuyên qua khe cửa, chiếu xuống đầu giường chứng tỏ trăng đêm rất sáng và trời cũng đã khuya rồi. Nhưng lúc này, nhà thơ vẫn còn thức để ngắm trăng - chứng tỏ tâm trạng thao thức, băn khoăn của nhà thơ.
- Từ “nghi” và từ “sương” cùng xuất hiện bổ xung ý nghĩa cho nhau:
=> Ánh trăng chiếu xuống vạn vật trong đêm tối mờ ảo khiến cho nhà thơ không phân biệt được đâu là trăng đâu là màn sương đêm.
* Lý Bạch đã giúp cho người đọc cảm nhận thấm thía nỗi nhớ quê hương:
- Từ “vọng” được hiểu theo hai cách: Nhìn ra xa - hành động ngắm trăng của nhà thơ. Ngóng trông, nhìn về quê hương ở phía xa. Từ vọng đã diễn tả nỗi nhớ quê hương của nhà thơ.
- Hình ảnh đối lập: “cử đầu” - “đê đầu” (ngẩng đầu - cúi đầu) giúp cho câu thơ trở nên đăng đối.
- Tình cảm của nhân vật trữ tình được bộc lộ trực tiếp qua từ “tư” (nhớ): nỗi nhớ quê hương sâu đậm.
=> Hai câu sau khắc họa tình cảm nhớ thương của nhân vật trữ tình dành cho quê hương
3. Kết bài
- Đánh giá về tác phẩm: một bài thơ hay, sâu sắc.
- Cảm nhận chung về bài thơ: yêu thích, hứng thú.
Bài 2: Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê
1. Mở bài
Giới thiệu đôi nét về nhà thơ Hạ Tri Chương và bài thơ Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê.
2. Thân bài
* Suy nghĩ về sự ra đi và trở về của nhà thơ:
- Câu thơ mở đầu nói về một nghịch cảnh: Lúc rời khỏi quê hương vẫn còn trẻ, nhưng khi trở về thì đã có tuổi - đã già rồi. Qua đó người đọc thấy được khoảng thời gian xa quê của nhân vật trữ tình là rất dài.
- Sự đối lập: “Giọng quê không thay đổi” nhưng “mái tóc đã điểm bạc”. Đó chính là tình cảm thủy chung son sắc của nhà thơ dành cho quê hương.
=> Hai câu đầu đã khái quát được quãng thời gian đằng đẵng xa quê của nhà thơ. Đồng thời bộc lộ nỗi niềm xót xa, nhớ mong của nhân vật trữ tình.
* Nỗi xót xa, đồng cảm với nhà thơ khi ông trở thành người xa lạ trên chính mảnh đất của mình:
- Câu hỏi hồn nhiên của đứa trẻ: “Khách tòng hà xứ lai? (Khách ở nơi nao đến?).
Từ “khách” đã chỉ ra một thực tế xót xa: Một người con của quê hương, sau bao nhiêu năm mới trở về đã trở thành con người xa lạ.
=> Hai câu cuối đã xây dựng tình cảnh của nhân vật trữ tình đầy hóm hỉnh mà cũng thật xót xa.
3. Kết bài
- Đánh giá tác phẩm: một bài thơ sâu sắc, ý nghĩa.
- Cảm nhận chung về bài thơ: yêu thích, hứng thú tìm hiểu…
Bài 3: Cảnh khuya
1. Mở bài
Giới thiệu đôi nét về nhà thơ Hồ Chí Minh và bài thơ Cảnh khuya.
2. Thân bài
* Cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên chiến khu Việt Bắc:
- Câu thơ 1: “Tiếng suối trong như tiếng hát xa”
Trong không gian núi rừng Việt Bắc tĩnh mịch, âm thanh nổi bật đó chính là tiếng suối chảy.
Tiếng suối được so sánh với “tiếng hát xa”: tiếng suối trở nên có âm điệu hơn và tình cảm hơn.
- Câu thơ 2: “Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa” có hai cách hiểu:
Ánh trăng chiếu xuống mặt đất xuyên qua từng tán cây, chiếu xuống cả những bông hoa rừng. Không gian thiên nhiên ngập tràn ánh trăng.
Ánh trăng sáng chiếu xuống mặt đất xuyên qua từng tán cây cổ thụ, khi phản chiếu xuống mặt đất tạo ra hình thù như những bông hoa.
=> Hai câu thơ đầu đã khắc họa hình ảnh thiên nhiên núi rừng Việt Bắc thơ mộng.
* Thấu hiểu được nỗi suy tư, lo âu của nhà thơ:
- Câu 3: “Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ” có hai cách hiểu
Hình ảnh “cảnh khuya như vẽ” gợi ra một bức tranh thiên nhiên đẹp đẽ tựa như một bức tranh.
Bác ngồi đấy say mê ngắm nhìn khung cảnh đêm khuya, thiên nhiên và con người hòa quyện tạo nên một bức tranh.
- Câu 4: “Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà” cho thấy hai lý do mà Người chưa ngủ
Vì cảnh thiên nhiên quá đỗi đẹp đẽ làm cho tâm hồn người nghệ sĩ bâng khuâng say đắm.
Vì “lo nỗi nước nhà” lo cho sự nghiệp cách mạng của đất nước, cho cuộc sống của nhân dân. Đây mới là lý do quan trọng nhất khiến Người mất ngủ.
=> Qua hai câu thơ trên, người đọc thấy được hình ảnh người thi sĩ đa sầu đa cảm và con người chiến sĩ kiên trung trong Bác Hồ.
3. Kết bài
- Đánh giá về bài thơ: một trong những bài thơ hay nhất của chủ tịch Hồ Chí Minh.
- Cảm nhận chung về tác phẩm: yêu thích…
Bài 4: Rằm tháng giêng
1. Mở bài
Giới thiệu về tác giả Hồ Chí Minh và bài thơ Rằm tháng giêng
2. Thân bài
* Cảm nhận được hình ảnh đêm trăng rằm tràn ngập sắc xuân:
- Hình ảnh ánh trăng: “nguyệt chính viên” - trăng đúng lúc tròn nhất.
=> Không gian bao la, tràn ngập ánh trăng.
- Sức sống của mùa xuân: “xuân giang, xuân thủy, tiếp xuân thiên”
=> Ba chữ “xuân” nối tiếp nhau thể hiện sức xuân và sắc xuân đang trỗi dậy. Khung cảnh tràn đầy sức sống.
=> Hai câu đầu đã khắc họa bức tranh thiên nhiên đêm rằm mùa xuân đẹp, bát ngát, rộng lớn và tràn đầy sức sống.
* Ngưỡng mộ tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của người chiến sĩ cách mạng:
- Công việc: “đàm quân sự” - bàn việc quân nghĩa là bàn việc kháng chiến, bàn việc sinh tử của của dân tộc.
- Hình ảnh “trăng ngân đầy thuyền”: gợi sức lan tỏa của ánh trăng trong đêm rằm và qua đó thể hiện ý nguyện, mong muốn vươn tới thành công trong sự nghiệp cách mạng.
=> Hai câu thơ cuối cho thấy phong thái ung dung, lạc quan, luôn tin tưởng vào sự nghiệp cách mạng và tâm hồn giao cảm, hòa hợp với thiên nhiên của Bác Hồ.
3. Kết bài
- Đánh giá tác phẩm: một bài thơ hay…
- Cảm nhận chung về bài thơ: yêu thích, khơi gợi sở thích tìm hiểu thơ ca Hồ Chí Minh…
Qua bài viết soạn văn 7: Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học, rất mong các em sẽ làm bài thật tốt và được điểm cao trong mỗi lần kiểm tra.