Tieuthuyet0202
Member
- Xu
- 0
Để viết đúng chính tả với học sinh bắt đầu vào lớp 1 là rất khó. Bản thân các em mới nhận biết về chữ cái và ghép các chữ cái lại dẫn đến việc viết sai chính tả rất hay gặp. Chính vì vậy tôi chia sẻ bài viết này cho các thầy cô giáo dạy lớp 1 tham khảo nhé.
Chúng ta đều biết, thuật ngữ “ Chính tả ” hiểu theo nghĩa gốc là “ Phép viết đúng” hay “ Cách viết chữ được coi là chuẩn”. Chính tả là hệ thống các quy tắc về cách viết thống nhất cho các con chữ, chữ, từ, dấu thanh (hệ thống các kí hiệu) của một ngôn ngữ.
Nói cách khác, chính tả là những chuẩn mực của ngôn ngữ viết được thừa nhận trong ngôn ngữ toàn dân. Chính tả trước hết là sự quy định có tính chất xã hội, một sự quy định có tính chất bắt buộc gần như tuyệt đối. Một ngôn ngữ văn hoá không thể ai muốn viết thế nào thì viết, ai muốn hiểu thế nào thì hiểu. Bởi vậy không thể không có một quy tắc chính tả thống nhất. Chính tả có thống nhất thì việc giao tiếp bằng ngôn ngữ viết mới không gặp trở ngại giữa nơi này với nơi khác, giữa địa phương này với địa phương khác cho dù phát âm có khác nhau, nó là cầu nối giữa các thế hệ từ đời này sang đời khác. Chính tả thống nhất còn là một trong những biểu hiện của trình độ văn hoá phát triển của cả một dân tộc.
Do chữ viết của Tiếng Việt là chữ viết ghi âm, vì vậy nguyên tắc chính tả chú yếu của Tiếng Việt là nguyên tắc ngữ âm học, nghĩa là mỗi âm vị được thể hiện bằng một (hoặc một tổ hợp) chữ cái, mỗi âm tiết, mỗi từ có một cách viết nhất định.
Nói rằng chữ viết Tiếng Việt là chữ viết ghi âm, giữa cách đọc và cách viết thống nhất với nhau, đọc thế nào thì viết thế ấy. Tuy nhiên trong thực tế chính tả tiếng việt không dựa hoàn toàn vào cách phát âm của bất cứ một phương ngữ nào, bởi mỗi phương ngữ đều có những sai lệch so với chính âm nên có lẽ đây là lí do chính dẫn đến việc học sinh ( kể cả người lớn) viết sai chính tả do phát âm không chuẩn ở một số vùng, một số địa phương.
Chính vì thế để dạy học Tiếng Việt tốt cho HS tiểu học nói chung và HS lớp Một nói riêng. Muốn hình thành và phát triển ở HS các kĩ năng tiếng việt như Nghe, Đọc, Nói, Viết để HS học tập, giao tiếp, trao đổi tư tưởng, tình cảm, cảm xúc… trong môi trường hoạt động, các tình huống giao tiếp thì đòi hỏi người học sinh phải hiểu và sử dụng đúng từ ngữ tiếng việt cả trong ngôn ngữ nói và văn bản viết. Môn Tiếng Việt là một môn học thật sự quan trọng trong việc hình thành nhân cách cho HS. Ở lớp Một trong tất cả các phân môn, các tiết học của Tiếng Việt đều hướng đến mục đích phát triển ngôn ngữ nói- viết (Từ Tập đọc, Tập viết đến Chính tả ). Học sinh lớp Một bước đầu hiểu để diễn đạt bằng ngôn ngữ, từ đó hình thành văn bản hoàn chỉnh( ở mức đơn giản).
Chúng ta biết rằng Tiếng Việt của chúng ta rất đa dạng và muôn màu sắc. Học Tiếng việt là để sử dụng chứ không chỉ để biết. Việc học sinh lớp Một hiểu và sử dụng đúng từ ngữ Tiếng việt trong văn bản viết như thế nào để có hiệu quả mới là phương thức dạy – học theo yêu cầu mục tiêu mới. Trong đó điều quan trọng là trong mỗi tiết học Chính tả của học sinh lớp Một giáo viên thường xuyên có cách hướng dẫn phù hợp, dễ nhớ để học sinh bước đầu hiểu và ghi nhớ các quy tắc chính tả sơ giản nhất.Vì bản thân việc học sinh viết đúng chính tả hay không sẻ phản ánh việc học sinh hiểu hay không các ngôn từ đang sử dụng. Điều này đặt ra cho giáo viên dạy Tiểu học nói chung và giáo viên dạy lớp Một nói riêng một nhiệm vụ hết sức quan trọng, thường xuyên trong dạy học Chính tả là hướng dẫn và nhắc học sinh ghi nhớ quy tắc chính tả. Muốn làm được điều đó người dạy ngoài việc hướng dẫn học sinh lĩnh hội những thông tin về từ ngữ Tiếng việt còn đòi hỏi cả lương tâm, trách nhiệm và tâm huyết nghề nghiệp của mỗi người. Tục ngữ có câu “Uốn tre từ thuở còn măng”. Tuổi lớp Một là một thời điểm để giáo viên có điều kiện rèn 4 kĩ năng về nghe, đọc, nói, viết tốt nhất.
Trong thực tế dạy học Chính tả cho học sinh lớp Một (ở học kì II). Phần lớn học sinh viết sai lỗi chính tả là học sinh chưa nắm được ngôn từ phổ thông nên phát âm lệch chuẩn, chưa nắm được quy tắc chính tả, thiếu tính cẩn thận, không hiểu nghĩa từ. Mặt khác một phần nguyên nhân là người dạy chưa hướng dẫn cho học sinh cụ thể để học sinh phân biệt rõ các từ ngữ khi dùng( phát âm sai do phương ngữ).
Tuy rằng môn Chính tả đối với học sinh lớp Một còn rất mới mẻ, các yêu cầu chưa cao. Việc một học sinh hoàn thành một bài chính tả trọn vẹn (không mắc bất kì một lỗi chính tả nào) được hoàn thiện dần từ lớp Một đến lớp Ba. Nhưng thực tiễn dạy học cho thấy trong day học chúng ta không nên biến những kiến thức đơn giản thành những kiến thức phức tạp mà nên đơn giản hoá những kiến thức phức tạp để học sinh dễ tiếp cận và tiếp thu hơn. Đối với học sinh lớp Một cũng vậy, dù yều cầu của một tiết Chính tả còn ở mức đơn giản nhưng người dạy không nên chỉ chờ đợi vào những điều tốt đẹp ngày mai, mà ngay từ hôm nay, ngay từ lúc này cần phải biết sửa chữa những sai sót, phải biết giúp học sinh ghi nhớ những quy tắc chính tả đơn giản đầu tiên ấy để làm tiền đề vững chắc cho sự hoàn thiện ở các lớp học tiếp theo. Thực tiễn đó chứng tỏ việc học sinh nắm được các quy tắc để viết chính tả là hết sức cần thiết đối với mỗi người giáo viên khi dạy- học phân môn Chính tả trong Tiếng việt.
Từ những cơ sở lí luận và thực tiễn trên. tôi xin trình bày kinh nghiệm nhỏ mà tôi đã thực hiện có hiệu quả trong việc dạy- học Chính tả: “Giúp học sinh lớp Một ghi nhớ quy tắc chính tả”.
Tiếng việt là một môn học hình thành nhân cách cho học sinh một cách toàn diện. Việc học sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp một nói riêng viết đúng chuẩn không phải các em chỉ học một phân môn Chính tả là đủ mà nó phải là sự tổng hợp của nhiều phân môn như: Học vần, Tập viết, Tập đọc, Kể chuyện, Luyện từ và câu, …. Có như thế thì các em mới viết đúng ( chữ nào thì viết hoa, cách trình bày một bài viết), viết đẹp. Ngoài ra giáo viên phải sửa lỗi cho học sinh bất cứ lúc nào, trong các giờ học, trong sinh hoạt, trong giao tiếp, …. Một khi học sinh nắm vững quy trình viết, đơn vị từng con chữ, các dấu thanh, dấu câu… ngay từ lớp Một thì đó sẽ là cơ sở cơ bản để các em học tốt Chính tả ở các lớp trên.
Chúng ta biết rằng ở lứa tuổi học sinh lớp Một tư duy phán đoán còn hạn chế nên việc hướng dẫn các em nắm được các quy tắc chính tả được bắt đầu bằng những biện pháp ghi nhớ máy móc như: Học sinh phát âm đúng, nắm đúng quy trình viết, đơn vị các con chữ, các dấu thanh, cách trình bày bài viết, …. Mặt khác khi dạy Chính tả, Tập đọc, phần giải nghĩa tiếng, từ giáo viên cần vận dụng từ điển Tiếng việt, lấy ví dụ làm sao gần gũi, sát hợp với những hiểu biết của học sinh đồng thời đưa ra những trường hợp sai để so sánh, đổi chiếu… qua đó giúp học sinh nhận ra cách viết đúng chính tả. Một yêu cầu cũng hết sức quan trọng trong việc giúp học sinh viết đúng chính tả là việc giáo viên chấm chữa bài. Khi chấm bài cho học sinh giáo viên cần tổng hợp các lỗi sai chính tả để kịp thời uốn nắn, sữa chữa, giúp học sinh tiến bộ.
Để giúp học sinh lớp Một viết chính tả đúng chuẩn, biết sử dụng các quy tắc chính tả đúng chỗ, đúng lúc…. Ngay từ tuần học thứ nhất đến tuần học thứ sáu giáo viên cần phải nỗ lực tập trung dạy cho tất cả học sinh trong lớp đều viết được, viết đúng quy trình, độ cao, độ dài các chữ ghi âm, các dấu thanh. Học âm chữ, tiếng nào học sinh viết (đọc) được thành thạo chắc chắn các âm, chữ, tiếng đó.
Trong sáu tuần đầu giáo viên rèn cho học sinh nghe viết trong khâu kiểm tra bài cũ( đọc âm, tiếng, từ). Ngoài ra cứ đến bài ôn tập giáo viên đọc các âm, tiếng, từ cho học sinh nghe viết vào bảng con. Trong quá trình học sinh viết kết hợp sữa sai về độ cao, độ dài con chữ, chữa viết sai lỗi chính tả. Đây là hình thức rèn nghe viết ở bước sơ giản nhưng rất quan trọng.
– VD: Bài 16- ôn tập (SGK, Tiếng Việt 1- tập 1, trang 34).
Giáo viên đọc cho học sinh nghe viết một số âm, tiêng, từ như: n, th, nô, ni, na, đỏ, mà , mỡ, …., tổ cò.
Kết thúc 6 tuần đầu các em đã hoàn toàn nắm được độ cao, độ dài con chữ, các dấu thanh… Sang tuần thứ 7 học sinh chỉ cần dùng các âm đã học để ghép thành vần.
– VD: Bài 29: vần ia. Các em chỉ việc viết i đứng trước, a đứng liền sau thì được vần ia.
Chính vì thế từ tuần 7 trở đi nhiệm vụ chính của giáo viên là tiếp tục hình thành kỹ năng nghe viết cho học sinh. Tuỳ đặc điểm đối tượng học sinh mà giáo viên lựa chọn vần, tiếng, từ, câu cho phù hợp trình độ học sinh, không đòi hỏi quá cao với các em. Phải cho học sinh đi từ dễ đến khó và phải được duy trì liên tục để học sinh khắc sâu vào trí nhớ mới có hiệu quả.
Từ tuần 23 trở đi các em học chính tả dạng tập chép hoặc nghe viết lại một đoạn văn, một bài thơ. Các bước dạy chính tả dạng tập chép và nghe viết cơ bản là như nhau, chỉ khác là: Một dạng học sinh nhìn bài viết có sẵn để chép lại (sao lại), còn một dạng nghe viết tức là học sinh phải sử dụng nhiều giác quan như: Thính giác, thị giác và phải nhớ để ghi lại những điều giáo viên đọc.
Cứ ba bài chính tả tập chép thì đến một bài nghe viết (quy định ở sách TV 1- tập 2). Cho nên “dạng chính tả tập chép” là cơ sở để các em làm quen cách trình bày viết đúng, chính xác một đoạn văn, bài thơ, rèn kỹ năng chép tối thiểu đạt tốc độ 2 tiếng/ phút theo mục tiêu phân môn chính tả. Vì thế với các bài chính tả tập chép giáo viên cần chú trọng dạy kỹ thuật, thao tác để các em nắm vững quy tắc viết chính tả.
Trong quá trình giảng dạy trên cơ sở học sinh ghi nhớ các quy tắc chính tả máy móc tôi đã sử dụng một số cách hướng dẫn học sinh dễ nhớ như sau:
Một là: Để học sinh viết đúng chính tả thì bước đầu tiên trong dạy- học người dạy cần giúp học sinh nắm vững các bước sau:
– Cho học sinh đọc bài chính tả (chú ý phát âm đúng).
– Hướng dẫn viết từ khó vào bảng con, đọc các từ khó (chú ý phát âm đúng).
– Hướng dẫn cách trình bày về cách trừ lề, ghi tên môn, tên bài.
– Giáo viên hướng dẫn kỹ khi nào cần viết hoa (chữ đầu câu, tên riêng…). Học sinh phải biết đây là quy tắc chính tả buộc phải tuân theo. Khi gặp trường hợp dấu chấm xuống dòng thì phải viết lùi vào một ô, cách ghi dấu (,), dấu chấm than (!), dấu hai chấm ), gạch đầu dòng (-), dấu hỏi (?).
– Nếu là viết bài thơ thì tuỳ vào thể loại thơ có số chữ nhiều hay ít mà trình bày cho cân đối với trang giấy và viết xong mỗi câu thơ thì phải xuống dòng, chữ đầu dòng lại viết hoa.
Hai là: Với chính tả “nghe viết” các bước giáo viên thực hiện như tiết tập chép nhưng yêu cầu cao hơn ( học sinh nghe để viết) nên ngoài việc khi viết giọng đọc của giáo viên phải thong thả, phát âm chuẩn, dứt khoát. Trong quá trình viết giáo viên thỉnh thoảng nêu một số câu hỏi cho học sinh như: Chữ đầu câu phải viết như thế nào? (viết hoa); Chấm xuống dòng phải viết như thế nào? (lùi vào một ô, viết hoa)….
Giáo viên hướng dẫn học sinh kết hợp phát âm và tri giác chữ viết. Cách ghi nhớ mối liên hệ giữa âm thanh ngôn ngữ và kí hiệu chữ viết. Đây là phương pháp trực quan không thể thiếu đổi với học sinh lớp Một – Là giai đoạn đầu khi tiếp cận với môn Chính tả. Cách này giáo viên viết sẵn các từ khó vào bảng con( bìa cứng hoặc bảng lớp), tạo điều kiện cho học sinh được quan sát chữ viết, tự phân tích tiếng theo 3 bộ phận: Phụ âm đầu, vần, thanh.
VD: “cố gắng”: g + ăng + thanh sắc = gắng
Khác với “gắn bó”: g + ăn + thanh sắc = gắn ….
Từ việc cho học sinh phân tích, giáo viên cho học sinh đánh vần tiếng “gắng”, “gắn” hoặc giáo viên yêu cầu 2 học sinh của hai tổ lên bảng ghi 2 từ do giáo viên yêu cầu, cả lớp viết bảng con. Sau đó cho lớp nhận xét, so sánh. Giáo viên kết luận, bổ sung.
Quan sát sẽ giúp các em nhận rõ những đường nét, thao tác viết và bằng sự ghi nhớ thị giác các em sẽ nắm được cách viết của các từ đó, ghi nhớ mặt chữ lâu hơn.
Bên cạnh đó khi đọc cho học sinh viết chính tả( hay tập chép) giáo viên hướng dẫn viết các tiếng có dấu thanh , /, ?, ~ , để học sinh phân biệt bằng biện pháp ghi nhớ thính giác.
VD: Giáo viên đọc chậm tiếng “ bẻ ”, yêu cầu 3 học sinh viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con. Sau đó cho lớp so sánh, nhận xét và sửa chữa đúng.
Từ cho học sinh quan sát, nhận diện, ghi nhớ các âm, vần, tiếng…đối với học sinh lớp Một sẽ là cơ sở giúp các em năm được cách phát âm và viết đúng chính tả.
Ba là: Cùng kết hợp với cách hướng dẫn học sinh ghi nhớ quy tắc chính tả bằng trực quan trong dạy học Chính tả tôi sử dụng phương pháp so sánh. Đây là phương pháp được sử dụng nhiều trong các loại bài chính tả. Mặc dù với học sinh lớp Một các bài chính tả chỉ chú yếu ở dạng tập chép và nghe đọc ( một đoạn văn ngắn).Tuy nhiên tôi đã sử dụng cách so sánh, đối chiếu lồng vào các bài chính tả âm – vần để khắc phục những lỗi sai do viết theo phát âm phương ngữ. Cách hướng dẫn này cần kết hợp chặt chẽ cùng lúc với phương pháp trực quan. Giáo viên phải căn cứ vào đặc điểm địa phương và thực tế phát âm của học sinh để lựa chọn các bài tập chính tả, các từ dùng để đối chiếu phù hợp với phương ngữ. Người dạy hướng dẫn học sinh phân biệt một số tiếng, từ mà học sinh dễ sai lẫn khi phát âm, dẫn đến sai lệch về ngữ nghĩa, dẫn đến chữ viết sai.
VD: “ Cỏ ” với “ Có ” ; “ Cỗ ” với “ Cổ ” ;
“ Nghĩ ” với “ Nghỉ ” ; “ Cũ ” với “ Củ ”…
Bốn là: Hướng dẫn học sinh ghi nhớ hình thức chữ viết của từ và nghĩa của từ mà học sinh biểu hiện (phương pháp giải thích). Phương pháp này nhằm khắc sâu ghi nhớ cho học sinh. Việc giải thích thường tập trung về mặt ngữ nghĩa hoặc giải thích về mặt quy tắc. Chẳng hạn như giáo viên giải thích cho các em hiểu về sự khác biệt giữa các từ: “ lo” – “ no”, “ xinh” – “ sinh”, “ chúng” – “ trúng” …
VD: – Nam rất lo lắng làm bài tập. // Buổi sáng Nam ăn rất no.
Để học sinh nắm nghĩa và định hình cách viết đúng. Giáo viên có thể hướng dẫn một số “ mẹo” giúp các em ghi nhớ quy tắc chính tả như:
– Với cặp từ “ ch – tr ”, giáo viên giải thích một cách dễ nhớ rằng: Những từ chỉ quan hệ gia đình trong Tiếng việt thường viết “ ch ” ví dụ như: cha, chú, chị, cháu,… .Những từ chỉ đồ vật trong gia đình cũng thường viết “ ch ”, ví dụ như: chén, chăn, chiếu, chảo, chậu, chổi,… .Còn những từ có nghĩa trơ trụi thì thường viết “ tr ”, ví dụ như: trần trụi, trống trái, trống không,.…Sau đó cho học sinh tự tìm một vài từ để ghi nhớ, và nhắc lại quy tắc chính tả đó.
Hay như với trường hợp ng/ngh; g/gh; k/c giáo viên thường xuyên nhắc nhở trong suốt quá trình học là : Khi đứng trước nguyên âm i, iê, ê, e thì viết “ngh”, “gh”, “k”.Ví dụ: nghỉ hè, con nghé, ghế gỗ, cái kéo,….Còn khi đứng trước các nguyên âm còn lại như a, ă, ô, ơ,… thì viết “c”, “ng”, “ngh”. Ví dụ: ngân nga, gà ri, con cá,….
Ngoài các cách hướng dẫn đó, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh ghi nhớ các quy tắc chính tả để viết đúng bằng một số mẹo vặt gần gũi, dễ phân biệt, dễ nhớ như: Khi viết “i” hay “y” thì giáo viên hỏi học sinh là: “Tay” dài hay “Tai” dài, học sinh sẻ trả lời là “Tay” dài, vậy “Tai” dài nên khi viết tiếng “Tay” phải viết “y”; “Tai” ngắn nên khi viết tiếng “Tai” phải viết “i”.
Hay như khi hướng dẫn học sinh viết các tiếng có vần “yêu, yên, yêm, uyên” hay “ iêu, iên, iêm”, giáo viên hướng dẫn cho học sinh biết và ghi nhớ là: Bản thân vần “yêu, yên, yêm, uyên” có “y” đã là một tiếng, nên nó chỉ việc thêm đấu thanh (sắc, hỏi) vào là tạo nên tiếng mới mà không cần phải có âm đầu. Ví dụ: yêu quý, chim yến, yếm dãi, uyên ương.…Nhưng với âm “iêu, iên, iêm” có “i” thì buộc phải có âm đầu ghép với nó thì mới thành tiếng mới.
Ví dụ: Buổi chiều, kiên cường, thanh kiếm,… .
Trước khi giáo viên đọc cho học sinh viết một từ giáo viên hướng dẫn cho học sinh hiểu nghĩa của từ đó bằng cách mô tả sơ lược hoặc đặt câu hỏi với từ đó giúp học sinh “liên tưởng” hoặc “so sánh” ngắn gọn về chữ khó viết ngay trong khi đọc chính tả.
Ví dụ: Giáo viên đọc một từ có hình thức ngữ âm là “za” thì học sinh sẻ rất lúng túng trong việc xác định hình thức chữ viết của từ này. Nhưng để học sinh dễ dàng viết đúng chính tả thì giáo viên đọc là “gia đình” hoặc “da thịt” hay “ra vào”(kết hợp hướng dẫn để học sinh dễ phân biệt hình thức chữ viết d/ gi/ r).
Đối với học sinh lớp Một phần lớn các cách ghi nhớ quy tắc chính tả là ghi nhớ máy móc mà chưa đề cao lắm đến ghi nhớ có ý thức. Tuy nhiên nó là cơ sở quan trọng ban đầu để học sinh học tốt chính tả ở các lớp trên. Chính vì thế mỗi giáo viên chủ nhiệm lớp Một phải thật sự quan tâm đến từng học sinh thì mối có kết quả.
Việc hướng dẫn học sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp Một nói riêng ghi nhớ các quy tắc chính tả là một vấn đề cần được quan tâm thường xuyên. Đòi hỏi mỗi giáo viên không chỉ hướng dẫn các em lĩnh hội được kiến thức, kỹ năng,…, mà cần có lương tâm, tình yêu nghề và trách nhiệm cao.
Trên đây là kinh nghiệm nhỏ của tôi khi hướng dẫn học sinh lớp Một ghi nhớ quy tắc chính tả. Hy vọng sẽ được các bạn đồng nghiệp gần xa góp ý bổ sung để giúp học sinh không chỉ ở những vùng học sinh phát âm phương ngữ lệch chuẩn; không những đối với học sinh lớp Một mà đối với tất cả học sinh tiểu học ở mọi miền trên đất nước ghi nhớ quy tắc chính tả tốt hơn.
- Tổng hợp
Chúng ta đều biết, thuật ngữ “ Chính tả ” hiểu theo nghĩa gốc là “ Phép viết đúng” hay “ Cách viết chữ được coi là chuẩn”. Chính tả là hệ thống các quy tắc về cách viết thống nhất cho các con chữ, chữ, từ, dấu thanh (hệ thống các kí hiệu) của một ngôn ngữ.
Nói cách khác, chính tả là những chuẩn mực của ngôn ngữ viết được thừa nhận trong ngôn ngữ toàn dân. Chính tả trước hết là sự quy định có tính chất xã hội, một sự quy định có tính chất bắt buộc gần như tuyệt đối. Một ngôn ngữ văn hoá không thể ai muốn viết thế nào thì viết, ai muốn hiểu thế nào thì hiểu. Bởi vậy không thể không có một quy tắc chính tả thống nhất. Chính tả có thống nhất thì việc giao tiếp bằng ngôn ngữ viết mới không gặp trở ngại giữa nơi này với nơi khác, giữa địa phương này với địa phương khác cho dù phát âm có khác nhau, nó là cầu nối giữa các thế hệ từ đời này sang đời khác. Chính tả thống nhất còn là một trong những biểu hiện của trình độ văn hoá phát triển của cả một dân tộc.
Do chữ viết của Tiếng Việt là chữ viết ghi âm, vì vậy nguyên tắc chính tả chú yếu của Tiếng Việt là nguyên tắc ngữ âm học, nghĩa là mỗi âm vị được thể hiện bằng một (hoặc một tổ hợp) chữ cái, mỗi âm tiết, mỗi từ có một cách viết nhất định.
Nói rằng chữ viết Tiếng Việt là chữ viết ghi âm, giữa cách đọc và cách viết thống nhất với nhau, đọc thế nào thì viết thế ấy. Tuy nhiên trong thực tế chính tả tiếng việt không dựa hoàn toàn vào cách phát âm của bất cứ một phương ngữ nào, bởi mỗi phương ngữ đều có những sai lệch so với chính âm nên có lẽ đây là lí do chính dẫn đến việc học sinh ( kể cả người lớn) viết sai chính tả do phát âm không chuẩn ở một số vùng, một số địa phương.
Chính vì thế để dạy học Tiếng Việt tốt cho HS tiểu học nói chung và HS lớp Một nói riêng. Muốn hình thành và phát triển ở HS các kĩ năng tiếng việt như Nghe, Đọc, Nói, Viết để HS học tập, giao tiếp, trao đổi tư tưởng, tình cảm, cảm xúc… trong môi trường hoạt động, các tình huống giao tiếp thì đòi hỏi người học sinh phải hiểu và sử dụng đúng từ ngữ tiếng việt cả trong ngôn ngữ nói và văn bản viết. Môn Tiếng Việt là một môn học thật sự quan trọng trong việc hình thành nhân cách cho HS. Ở lớp Một trong tất cả các phân môn, các tiết học của Tiếng Việt đều hướng đến mục đích phát triển ngôn ngữ nói- viết (Từ Tập đọc, Tập viết đến Chính tả ). Học sinh lớp Một bước đầu hiểu để diễn đạt bằng ngôn ngữ, từ đó hình thành văn bản hoàn chỉnh( ở mức đơn giản).
Chúng ta biết rằng Tiếng Việt của chúng ta rất đa dạng và muôn màu sắc. Học Tiếng việt là để sử dụng chứ không chỉ để biết. Việc học sinh lớp Một hiểu và sử dụng đúng từ ngữ Tiếng việt trong văn bản viết như thế nào để có hiệu quả mới là phương thức dạy – học theo yêu cầu mục tiêu mới. Trong đó điều quan trọng là trong mỗi tiết học Chính tả của học sinh lớp Một giáo viên thường xuyên có cách hướng dẫn phù hợp, dễ nhớ để học sinh bước đầu hiểu và ghi nhớ các quy tắc chính tả sơ giản nhất.Vì bản thân việc học sinh viết đúng chính tả hay không sẻ phản ánh việc học sinh hiểu hay không các ngôn từ đang sử dụng. Điều này đặt ra cho giáo viên dạy Tiểu học nói chung và giáo viên dạy lớp Một nói riêng một nhiệm vụ hết sức quan trọng, thường xuyên trong dạy học Chính tả là hướng dẫn và nhắc học sinh ghi nhớ quy tắc chính tả. Muốn làm được điều đó người dạy ngoài việc hướng dẫn học sinh lĩnh hội những thông tin về từ ngữ Tiếng việt còn đòi hỏi cả lương tâm, trách nhiệm và tâm huyết nghề nghiệp của mỗi người. Tục ngữ có câu “Uốn tre từ thuở còn măng”. Tuổi lớp Một là một thời điểm để giáo viên có điều kiện rèn 4 kĩ năng về nghe, đọc, nói, viết tốt nhất.
Trong thực tế dạy học Chính tả cho học sinh lớp Một (ở học kì II). Phần lớn học sinh viết sai lỗi chính tả là học sinh chưa nắm được ngôn từ phổ thông nên phát âm lệch chuẩn, chưa nắm được quy tắc chính tả, thiếu tính cẩn thận, không hiểu nghĩa từ. Mặt khác một phần nguyên nhân là người dạy chưa hướng dẫn cho học sinh cụ thể để học sinh phân biệt rõ các từ ngữ khi dùng( phát âm sai do phương ngữ).
Tuy rằng môn Chính tả đối với học sinh lớp Một còn rất mới mẻ, các yêu cầu chưa cao. Việc một học sinh hoàn thành một bài chính tả trọn vẹn (không mắc bất kì một lỗi chính tả nào) được hoàn thiện dần từ lớp Một đến lớp Ba. Nhưng thực tiễn dạy học cho thấy trong day học chúng ta không nên biến những kiến thức đơn giản thành những kiến thức phức tạp mà nên đơn giản hoá những kiến thức phức tạp để học sinh dễ tiếp cận và tiếp thu hơn. Đối với học sinh lớp Một cũng vậy, dù yều cầu của một tiết Chính tả còn ở mức đơn giản nhưng người dạy không nên chỉ chờ đợi vào những điều tốt đẹp ngày mai, mà ngay từ hôm nay, ngay từ lúc này cần phải biết sửa chữa những sai sót, phải biết giúp học sinh ghi nhớ những quy tắc chính tả đơn giản đầu tiên ấy để làm tiền đề vững chắc cho sự hoàn thiện ở các lớp học tiếp theo. Thực tiễn đó chứng tỏ việc học sinh nắm được các quy tắc để viết chính tả là hết sức cần thiết đối với mỗi người giáo viên khi dạy- học phân môn Chính tả trong Tiếng việt.
Từ những cơ sở lí luận và thực tiễn trên. tôi xin trình bày kinh nghiệm nhỏ mà tôi đã thực hiện có hiệu quả trong việc dạy- học Chính tả: “Giúp học sinh lớp Một ghi nhớ quy tắc chính tả”.
Tiếng việt là một môn học hình thành nhân cách cho học sinh một cách toàn diện. Việc học sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp một nói riêng viết đúng chuẩn không phải các em chỉ học một phân môn Chính tả là đủ mà nó phải là sự tổng hợp của nhiều phân môn như: Học vần, Tập viết, Tập đọc, Kể chuyện, Luyện từ và câu, …. Có như thế thì các em mới viết đúng ( chữ nào thì viết hoa, cách trình bày một bài viết), viết đẹp. Ngoài ra giáo viên phải sửa lỗi cho học sinh bất cứ lúc nào, trong các giờ học, trong sinh hoạt, trong giao tiếp, …. Một khi học sinh nắm vững quy trình viết, đơn vị từng con chữ, các dấu thanh, dấu câu… ngay từ lớp Một thì đó sẽ là cơ sở cơ bản để các em học tốt Chính tả ở các lớp trên.
Chúng ta biết rằng ở lứa tuổi học sinh lớp Một tư duy phán đoán còn hạn chế nên việc hướng dẫn các em nắm được các quy tắc chính tả được bắt đầu bằng những biện pháp ghi nhớ máy móc như: Học sinh phát âm đúng, nắm đúng quy trình viết, đơn vị các con chữ, các dấu thanh, cách trình bày bài viết, …. Mặt khác khi dạy Chính tả, Tập đọc, phần giải nghĩa tiếng, từ giáo viên cần vận dụng từ điển Tiếng việt, lấy ví dụ làm sao gần gũi, sát hợp với những hiểu biết của học sinh đồng thời đưa ra những trường hợp sai để so sánh, đổi chiếu… qua đó giúp học sinh nhận ra cách viết đúng chính tả. Một yêu cầu cũng hết sức quan trọng trong việc giúp học sinh viết đúng chính tả là việc giáo viên chấm chữa bài. Khi chấm bài cho học sinh giáo viên cần tổng hợp các lỗi sai chính tả để kịp thời uốn nắn, sữa chữa, giúp học sinh tiến bộ.
Để giúp học sinh lớp Một viết chính tả đúng chuẩn, biết sử dụng các quy tắc chính tả đúng chỗ, đúng lúc…. Ngay từ tuần học thứ nhất đến tuần học thứ sáu giáo viên cần phải nỗ lực tập trung dạy cho tất cả học sinh trong lớp đều viết được, viết đúng quy trình, độ cao, độ dài các chữ ghi âm, các dấu thanh. Học âm chữ, tiếng nào học sinh viết (đọc) được thành thạo chắc chắn các âm, chữ, tiếng đó.
Trong sáu tuần đầu giáo viên rèn cho học sinh nghe viết trong khâu kiểm tra bài cũ( đọc âm, tiếng, từ). Ngoài ra cứ đến bài ôn tập giáo viên đọc các âm, tiếng, từ cho học sinh nghe viết vào bảng con. Trong quá trình học sinh viết kết hợp sữa sai về độ cao, độ dài con chữ, chữa viết sai lỗi chính tả. Đây là hình thức rèn nghe viết ở bước sơ giản nhưng rất quan trọng.
– VD: Bài 16- ôn tập (SGK, Tiếng Việt 1- tập 1, trang 34).
Giáo viên đọc cho học sinh nghe viết một số âm, tiêng, từ như: n, th, nô, ni, na, đỏ, mà , mỡ, …., tổ cò.
Kết thúc 6 tuần đầu các em đã hoàn toàn nắm được độ cao, độ dài con chữ, các dấu thanh… Sang tuần thứ 7 học sinh chỉ cần dùng các âm đã học để ghép thành vần.
– VD: Bài 29: vần ia. Các em chỉ việc viết i đứng trước, a đứng liền sau thì được vần ia.
Chính vì thế từ tuần 7 trở đi nhiệm vụ chính của giáo viên là tiếp tục hình thành kỹ năng nghe viết cho học sinh. Tuỳ đặc điểm đối tượng học sinh mà giáo viên lựa chọn vần, tiếng, từ, câu cho phù hợp trình độ học sinh, không đòi hỏi quá cao với các em. Phải cho học sinh đi từ dễ đến khó và phải được duy trì liên tục để học sinh khắc sâu vào trí nhớ mới có hiệu quả.
Từ tuần 23 trở đi các em học chính tả dạng tập chép hoặc nghe viết lại một đoạn văn, một bài thơ. Các bước dạy chính tả dạng tập chép và nghe viết cơ bản là như nhau, chỉ khác là: Một dạng học sinh nhìn bài viết có sẵn để chép lại (sao lại), còn một dạng nghe viết tức là học sinh phải sử dụng nhiều giác quan như: Thính giác, thị giác và phải nhớ để ghi lại những điều giáo viên đọc.
Cứ ba bài chính tả tập chép thì đến một bài nghe viết (quy định ở sách TV 1- tập 2). Cho nên “dạng chính tả tập chép” là cơ sở để các em làm quen cách trình bày viết đúng, chính xác một đoạn văn, bài thơ, rèn kỹ năng chép tối thiểu đạt tốc độ 2 tiếng/ phút theo mục tiêu phân môn chính tả. Vì thế với các bài chính tả tập chép giáo viên cần chú trọng dạy kỹ thuật, thao tác để các em nắm vững quy tắc viết chính tả.
Trong quá trình giảng dạy trên cơ sở học sinh ghi nhớ các quy tắc chính tả máy móc tôi đã sử dụng một số cách hướng dẫn học sinh dễ nhớ như sau:
Một là: Để học sinh viết đúng chính tả thì bước đầu tiên trong dạy- học người dạy cần giúp học sinh nắm vững các bước sau:
– Cho học sinh đọc bài chính tả (chú ý phát âm đúng).
– Hướng dẫn viết từ khó vào bảng con, đọc các từ khó (chú ý phát âm đúng).
– Hướng dẫn cách trình bày về cách trừ lề, ghi tên môn, tên bài.
– Giáo viên hướng dẫn kỹ khi nào cần viết hoa (chữ đầu câu, tên riêng…). Học sinh phải biết đây là quy tắc chính tả buộc phải tuân theo. Khi gặp trường hợp dấu chấm xuống dòng thì phải viết lùi vào một ô, cách ghi dấu (,), dấu chấm than (!), dấu hai chấm ), gạch đầu dòng (-), dấu hỏi (?).
– Nếu là viết bài thơ thì tuỳ vào thể loại thơ có số chữ nhiều hay ít mà trình bày cho cân đối với trang giấy và viết xong mỗi câu thơ thì phải xuống dòng, chữ đầu dòng lại viết hoa.
Hai là: Với chính tả “nghe viết” các bước giáo viên thực hiện như tiết tập chép nhưng yêu cầu cao hơn ( học sinh nghe để viết) nên ngoài việc khi viết giọng đọc của giáo viên phải thong thả, phát âm chuẩn, dứt khoát. Trong quá trình viết giáo viên thỉnh thoảng nêu một số câu hỏi cho học sinh như: Chữ đầu câu phải viết như thế nào? (viết hoa); Chấm xuống dòng phải viết như thế nào? (lùi vào một ô, viết hoa)….
Giáo viên hướng dẫn học sinh kết hợp phát âm và tri giác chữ viết. Cách ghi nhớ mối liên hệ giữa âm thanh ngôn ngữ và kí hiệu chữ viết. Đây là phương pháp trực quan không thể thiếu đổi với học sinh lớp Một – Là giai đoạn đầu khi tiếp cận với môn Chính tả. Cách này giáo viên viết sẵn các từ khó vào bảng con( bìa cứng hoặc bảng lớp), tạo điều kiện cho học sinh được quan sát chữ viết, tự phân tích tiếng theo 3 bộ phận: Phụ âm đầu, vần, thanh.
VD: “cố gắng”: g + ăng + thanh sắc = gắng
Khác với “gắn bó”: g + ăn + thanh sắc = gắn ….
Từ việc cho học sinh phân tích, giáo viên cho học sinh đánh vần tiếng “gắng”, “gắn” hoặc giáo viên yêu cầu 2 học sinh của hai tổ lên bảng ghi 2 từ do giáo viên yêu cầu, cả lớp viết bảng con. Sau đó cho lớp nhận xét, so sánh. Giáo viên kết luận, bổ sung.
Quan sát sẽ giúp các em nhận rõ những đường nét, thao tác viết và bằng sự ghi nhớ thị giác các em sẽ nắm được cách viết của các từ đó, ghi nhớ mặt chữ lâu hơn.
Bên cạnh đó khi đọc cho học sinh viết chính tả( hay tập chép) giáo viên hướng dẫn viết các tiếng có dấu thanh , /, ?, ~ , để học sinh phân biệt bằng biện pháp ghi nhớ thính giác.
VD: Giáo viên đọc chậm tiếng “ bẻ ”, yêu cầu 3 học sinh viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con. Sau đó cho lớp so sánh, nhận xét và sửa chữa đúng.
Từ cho học sinh quan sát, nhận diện, ghi nhớ các âm, vần, tiếng…đối với học sinh lớp Một sẽ là cơ sở giúp các em năm được cách phát âm và viết đúng chính tả.
Ba là: Cùng kết hợp với cách hướng dẫn học sinh ghi nhớ quy tắc chính tả bằng trực quan trong dạy học Chính tả tôi sử dụng phương pháp so sánh. Đây là phương pháp được sử dụng nhiều trong các loại bài chính tả. Mặc dù với học sinh lớp Một các bài chính tả chỉ chú yếu ở dạng tập chép và nghe đọc ( một đoạn văn ngắn).Tuy nhiên tôi đã sử dụng cách so sánh, đối chiếu lồng vào các bài chính tả âm – vần để khắc phục những lỗi sai do viết theo phát âm phương ngữ. Cách hướng dẫn này cần kết hợp chặt chẽ cùng lúc với phương pháp trực quan. Giáo viên phải căn cứ vào đặc điểm địa phương và thực tế phát âm của học sinh để lựa chọn các bài tập chính tả, các từ dùng để đối chiếu phù hợp với phương ngữ. Người dạy hướng dẫn học sinh phân biệt một số tiếng, từ mà học sinh dễ sai lẫn khi phát âm, dẫn đến sai lệch về ngữ nghĩa, dẫn đến chữ viết sai.
VD: “ Cỏ ” với “ Có ” ; “ Cỗ ” với “ Cổ ” ;
“ Nghĩ ” với “ Nghỉ ” ; “ Cũ ” với “ Củ ”…
Bốn là: Hướng dẫn học sinh ghi nhớ hình thức chữ viết của từ và nghĩa của từ mà học sinh biểu hiện (phương pháp giải thích). Phương pháp này nhằm khắc sâu ghi nhớ cho học sinh. Việc giải thích thường tập trung về mặt ngữ nghĩa hoặc giải thích về mặt quy tắc. Chẳng hạn như giáo viên giải thích cho các em hiểu về sự khác biệt giữa các từ: “ lo” – “ no”, “ xinh” – “ sinh”, “ chúng” – “ trúng” …
VD: – Nam rất lo lắng làm bài tập. // Buổi sáng Nam ăn rất no.
Để học sinh nắm nghĩa và định hình cách viết đúng. Giáo viên có thể hướng dẫn một số “ mẹo” giúp các em ghi nhớ quy tắc chính tả như:
– Với cặp từ “ ch – tr ”, giáo viên giải thích một cách dễ nhớ rằng: Những từ chỉ quan hệ gia đình trong Tiếng việt thường viết “ ch ” ví dụ như: cha, chú, chị, cháu,… .Những từ chỉ đồ vật trong gia đình cũng thường viết “ ch ”, ví dụ như: chén, chăn, chiếu, chảo, chậu, chổi,… .Còn những từ có nghĩa trơ trụi thì thường viết “ tr ”, ví dụ như: trần trụi, trống trái, trống không,.…Sau đó cho học sinh tự tìm một vài từ để ghi nhớ, và nhắc lại quy tắc chính tả đó.
Hay như với trường hợp ng/ngh; g/gh; k/c giáo viên thường xuyên nhắc nhở trong suốt quá trình học là : Khi đứng trước nguyên âm i, iê, ê, e thì viết “ngh”, “gh”, “k”.Ví dụ: nghỉ hè, con nghé, ghế gỗ, cái kéo,….Còn khi đứng trước các nguyên âm còn lại như a, ă, ô, ơ,… thì viết “c”, “ng”, “ngh”. Ví dụ: ngân nga, gà ri, con cá,….
Ngoài các cách hướng dẫn đó, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh ghi nhớ các quy tắc chính tả để viết đúng bằng một số mẹo vặt gần gũi, dễ phân biệt, dễ nhớ như: Khi viết “i” hay “y” thì giáo viên hỏi học sinh là: “Tay” dài hay “Tai” dài, học sinh sẻ trả lời là “Tay” dài, vậy “Tai” dài nên khi viết tiếng “Tay” phải viết “y”; “Tai” ngắn nên khi viết tiếng “Tai” phải viết “i”.
Hay như khi hướng dẫn học sinh viết các tiếng có vần “yêu, yên, yêm, uyên” hay “ iêu, iên, iêm”, giáo viên hướng dẫn cho học sinh biết và ghi nhớ là: Bản thân vần “yêu, yên, yêm, uyên” có “y” đã là một tiếng, nên nó chỉ việc thêm đấu thanh (sắc, hỏi) vào là tạo nên tiếng mới mà không cần phải có âm đầu. Ví dụ: yêu quý, chim yến, yếm dãi, uyên ương.…Nhưng với âm “iêu, iên, iêm” có “i” thì buộc phải có âm đầu ghép với nó thì mới thành tiếng mới.
Ví dụ: Buổi chiều, kiên cường, thanh kiếm,… .
Trước khi giáo viên đọc cho học sinh viết một từ giáo viên hướng dẫn cho học sinh hiểu nghĩa của từ đó bằng cách mô tả sơ lược hoặc đặt câu hỏi với từ đó giúp học sinh “liên tưởng” hoặc “so sánh” ngắn gọn về chữ khó viết ngay trong khi đọc chính tả.
Ví dụ: Giáo viên đọc một từ có hình thức ngữ âm là “za” thì học sinh sẻ rất lúng túng trong việc xác định hình thức chữ viết của từ này. Nhưng để học sinh dễ dàng viết đúng chính tả thì giáo viên đọc là “gia đình” hoặc “da thịt” hay “ra vào”(kết hợp hướng dẫn để học sinh dễ phân biệt hình thức chữ viết d/ gi/ r).
Đối với học sinh lớp Một phần lớn các cách ghi nhớ quy tắc chính tả là ghi nhớ máy móc mà chưa đề cao lắm đến ghi nhớ có ý thức. Tuy nhiên nó là cơ sở quan trọng ban đầu để học sinh học tốt chính tả ở các lớp trên. Chính vì thế mỗi giáo viên chủ nhiệm lớp Một phải thật sự quan tâm đến từng học sinh thì mối có kết quả.
Việc hướng dẫn học sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp Một nói riêng ghi nhớ các quy tắc chính tả là một vấn đề cần được quan tâm thường xuyên. Đòi hỏi mỗi giáo viên không chỉ hướng dẫn các em lĩnh hội được kiến thức, kỹ năng,…, mà cần có lương tâm, tình yêu nghề và trách nhiệm cao.
Trên đây là kinh nghiệm nhỏ của tôi khi hướng dẫn học sinh lớp Một ghi nhớ quy tắc chính tả. Hy vọng sẽ được các bạn đồng nghiệp gần xa góp ý bổ sung để giúp học sinh không chỉ ở những vùng học sinh phát âm phương ngữ lệch chuẩn; không những đối với học sinh lớp Một mà đối với tất cả học sinh tiểu học ở mọi miền trên đất nước ghi nhớ quy tắc chính tả tốt hơn.
- Tổng hợp