Cách để luyện trí nhớ? Tuyển tập các phương pháp.

yezterday

New member
Xu
0
Phương pháp Lập Nhóm.

Lúc ghi nhớ, nếu ta có thể dựa vào kiến thức và kinh nghiệm của mình để sắp xếp các tài liệu cần nhớ thành từng nhóm, từng nhóm một thì có thể nhớ được nhiều hơn rất dễ dàng. Ta có thể luyện tập ý thức “tìm ra quy luật” trước một vấn đề cần ghi nhớ (tùy theo thói quen của từng người) mà kết hợp với các phương pháp ghi nhớ khác.

Cách “áp đặt trật tự” lên các thông tin để cho dễ nhớ, dễ thuộc là chia thành từng nhóm có ý nghĩa, càng quen thuộc thì càng tốt như sau:

- Thiết kế con số bằng hình ảnh: Thông thường người ta nhớ con số dễ dàng hơn nếu chia nó ra thành từng nhóm hai số. Ngoài ra, trong những con số cần nhớ, bạn hãy kết nối với những con số bạn đã thuộc như ngày sinh hoặc số nhà quen thuộc nào đó. Ví dụ: Một số điện thoại di động bao gồm 10 con số: 0-9-0-3-5-0-7-6-9-5 rất khó nhớ. Lập nhóm các con số thành từng cặp giúp bạn chỉ cần nhớ 5 yếu tố. Đó là: (09-03)-50-76-95. Trong đó, 95 là năm sinh của bạn, 76 là số nhà, 50 là tuổi của bố chẳng hạn….

- Học các bộ môn khác như nhớ các niên đại lịch sử, công thức toán, định luật lý, phương trình hóa… ta cũng có thể vận dụng “phương pháp lập nhóm”: Đem những yếu tố tương đồng, tương tự hoặc tương phản lập thành nhóm, rồi ghi nhớ các nhóm ấy. Như vậy, sẽ nhớ nhanh hơn và lâu hơn so với cách học từng yếu tố riêng rẽ.

- Lập nhóm những điểm giống nhau hoặc có cùng tính chất, lập thành mối liên kết giữa con người, vật thể, hình ảnh và ý tưởng, qua đó mà tăng cường khả năng ghi nhớ tất cả. Ví dụ: để ghi nhớ ngày tháng của các sự kiện lịch sử, bạn có thể liên kết chúng với những những ngày tháng có liên hệ với đời sống cá nhân, hoặc so sánh tương ứng với những con số quen thuộc như sức nặng và chiều cao của bạn.

- Muốn nhớ từ vựng khi học ngoại ngữ, bạn cũng có thể dùng phương pháp lập nhóm: Ghép một số từ riêng rẽ thành một cụm từ hoặc câu có nghĩa, xếp các từ có cùng gốc, cùng tiếp đầu ngữ, tiếp vị ngữ thành nhóm… Nhờ hình thành các mối liên tưởng nên khi học thời gian tốn như nhau nhưng lại nhớ được nhiều hơn, lâu hơn.

- Cũng tương tự như vậy, khi bạn cần phải nhớ chuỗi sự kiện (tư liệu thông tin cần nhớ khá dài), hãy bắt đầu bằng cách thành lập các nhóm. Các nghiên cứu về trí nhớ cho thấy: Bạn sẽ nhớ tốt hơn nếu bạn lập nhóm các sự vật không quá 7 nhóm. Vì thế, bạn cần “áp đặt trật tự”, sắp xếp thông tin thêm lần thứ hai nếu tài liệu cần nhớ khá dài. Chẳng hạn như theo nhóm thứ tự chữ cái, theo các tiêu chí lớn nhỏ, xa gần… Cụ thể là bạn “lập nhóm” nhiều tư liệu ấy thành một “cây trí nhớ” có đầy đủ thân, lá, rể, cành. Trong đó, thân là một nhóm, rể là một nhóm, cành lớn, cành nhỏ v.v… (Lập đề cương).

Tóm lại, nếu “phương pháp lập nhóm” được nắm vững, kết hợp với những phương pháp ghi nhớ khác một cách thành thạo thì chắc chắn nó sẽ giúp đỡ các bạn rất nhiều. Không chỉ trong việc học tập ở trường hiện nay mà còn sẽ rất hữu ích cho công việc và cả cuộc sống sau này của các bạn nữa.

Nghi Quân (Hieuhoc.com).
 
Phương pháp liên tưởng

Phương pháp liên tưởng là cách kết nối một vấn đề đang học, một vấn đề đang gặp phải cần được ghi nhớ, một vấn đề chưa thật quen thuộc, chưa thật hiểu rõ, nay ta móc nối nó vào cái mà mình đã biết rành rẽ thì sẽ rất dễ nhớ và nhớ rất lâu.

Để ứng dụng, ta cần xem lại các định luật liên tưởng như sau:

1- Luật tương tự: các sự vật tương tự về tính chất hoặc đặc trưng có thể hình thành liên tưởng. Như sắt thép làm ta liên tưởng đến sự cứng rắn, truyện “Tấm Cám” làm ta liên tưởng đến tình cảm gia đình…

2- Luật tương phàn: Các sự vất có những đặc điểm tương phản có thể hình thành liên tưởng. Như: sáng-tối, nóng-lạnh, nhút nhát-can đảm, thành công-thất bại…

3- Luật gần nhau: các sự vật gần nhau về thời gian và không gian cũng hình thành liên tưởng. Như thấy hoa thì có thể liên tưởng đến bướm, đến ong…

4- Luật quan hệ: Hình thành liên tưởng do mối quan hệ giữa các sự vật. Như: do cây cối ta nghĩ đến rừng, thấy ong ta nghĩ đến mật lại có thể tiếp tục liên tưởng đến sự ngọt ngào…
5- Ba luật phụ là:


- Luật sáng rõ: liên tưởng càng rõ ràng thì ấn tượng càng sâu sắc.

- Luật lập lại: ấn tượng càng sâu sắc khi liên tưởng được lập đi lập lại nhiều lần.

- Luật (thời gian) xa gần: thời gian hình thành liên tưởng càng gần càng sâu sắc, càng xa chúng ta thì càng mờ nhạt.

Mỗi loại liên tưởng sẽ là một kết nối, là một “móc dính” với các nội dung tư liệu cần ghi nhớ. Vì thế, nếu bạn muốn có một trí nhớ tốt hãy thường xuyên rèn luyện: Khéo léo kết nối nó với những sự vật, sự việc muôn màu muôn sắc trong cuộc sống chung quanh. Chắc chắn bạn sẽ có một trí nhớ ngày càng tốt hơn.

Ngoài nhiệm vụ chính là liên tưởng, là tìm ra sự liên hệ giữa các kiến thức với nhau để dễ ghi nhớ. Phương pháp tư duy liên tưởng còn giúp chúng ta có thể tự học được nhiều hơn, phát huy tính khám phá, tính sáng tạo. Ví dụ: từ quả táo rụng, nhờ liên tưởng nên Newton đã tìm ra các định luật chuyển động, đó là một minh chứng cho hiệu quả của sự liên tưởng. Vì vậy, đã là nhà khoa học, nhà nghệ thuật… thì ai cũng phải dùng phương pháp tư duy này.

Tóm lại, phương pháp liên tưởng là một phương pháp tư duy quan trọng rất thường được sử dụng. Nó không chỉ có tác dụng và cần thiết trong đời sống học tập hiện nay của bạn, mà phương pháp liên tưởng này sẽ còn rất hữu dụng và cần thiết cho suốt cả cuộc đời.


Nghi Quân. (Hieuhoc.com).
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top