• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Cách để học tốt môn Địa lí

Phong Cầm

Yêu!
Thành viên BQT
Học cách làm bài thi môn Địa lý.


Những số con số nhằng nhịt hoặc dãy số liệu dài lê thê khiến không ít teen “hãi” môn Địa lý. Tuy nhiên, theo cô Trần Thị Bích Liên, nếu có phương pháp học hiệu quả, việc nhớ và đoạt điểm cao môn Địa lý không khó.
Cô Trần Thị Bích Liên, giáo viên Địa lý, PTTH chuyên Nguyễn Huệ cho rằng, việc ôn tập sẽ thực sự khó khăn nếu học sinh coi Địa là môn học thuộc lòng. “Lối tư duy và suy luận logic, kỹ năng khái quát kiến thức, khai thác mối quan hệ các đối tượng địa lý… và quan trọng nhất là có phương pháp học hiệu quả sẽ giúp học sinh đạt kết quả tốt môn Địa lý”, cô Liên chia sẻ.


Nắm vững kiến thức cơ bản bằng sơ đồ hình xương cá
Không chỉ riêng môn Địa lý mà ở tất cả các môn học khác, việc nắm vững kiến thức cơ bản là vô cùng quan trọng. Nhưng với lượng kiến thức lớn nếu chỉ học thuộc lòng không ít học sinh rơi vào tình trạng “học trước quên sau”.

1301536216-1-t539810.jpeg


Có phương pháp học, việc ôn thi môn Địa lý sẽ trở nên dễ dàng hơn.

Một phương pháp giúp học sinh dễ nhớ hơn là dùng sơ đồ hình xương cá nhằm hệ thống, khái quát kiến thức cơ bản. Cụ thể, chúng ta có ba phần chính là: Địa lý tự nhiên và dân cư; Địa lý các ngành kinh tế và Địa lý vùng kinh tế. Trong mỗi phần này lại chia ra từng bài, trong từng bài lại có từng ý lớn. Như vậy, sau khi đã có được khung của toàn chương trình, học sinh đã có được một hình dung về những nội dung cơ bản mà mình cần ôn tập để “đắp thịt” vào.

Khi làm bài thi, sơ đồ hình xương cá sẽ giúp học sinh nhớ nhanh và triển khai ý mạch lạc hơn nhiều. Sau khi đọc đề, thí sinh chỉ cần dành ra vài phút để vạch lại sơ đồ, từ đó các ý lớn, ý nhỏ được trình bày một cách rõ ràng, mạch lạc theo các đề mục. Chỉ cần thêm các dẫn chứng chi tiết là có một câu trả lời hoàn chỉnh.

Một điều nữa mà học sinh thường “sợ” ở môn Địa lý đó là việc có quá nhiều các con số, hoặc một dãy số liệu quá dài. Tuy nhiên, một mẹo nhỏ là các bạn không nhất thiết phải nhớ chính xác các con số. Trong một số trường hợp có thể chỉ cần đưa ra những con số tương đối.

Học sinh cũng không nhất thiết phải nhớ hết cả một dãy số liệu quá dài nhưng nhất thiết phải nhớ được những số liệu cơ bản làm dẫn chứng cho bài viết. Ví dụ: dẫn chứng về tốc độ gia tăng dân số nước ta thì cần nắm được những mốc quan trọng, thường là đầu – cuối hoặc những năm có sự biến động lớn như tăng, giảm đột ngột....

Học cách nhận dạng nhanh để làm biểu đồ

Phần vẽ biểu đồ hoặc phân tích bảng số liệu hầu như đề thi nào cũng có. Phần này đòi hỏi học sinh phải có kỹ năng nhận dạng để có cách làm bài nhanh nhất. Học sinh có thể dựa vào một số gợi ý sau đây để có cách lựa chọn các dạng biểu đồ cho phù hợp:
- Biểu đồ tròn: Thể hiện quy mô và cơ cấu của đối tượng (theo tỷ lệ % tương đối)
- Biểu đồ cột chồng: Thể hiện tốt nhất quy mô và cơ cấu của đối tượng (theo tỷ lệ % tuyệt đối)
- Biểu đồ cột đơn: Thể hiện sự biến động của một đối tượng qua nhiều năm
- Biểu đồ cột kép: Thể hiện sự so sánh các đối tượng khi có cùng đơn vị quan một số năm
- Biểu đồ đường: Thể hiện sự diễn biên của các đối tượng khác nhau về đơn vị qua nhiều năm
- Biểu đồ đường kết hợp với cột: các đối tượng khác nhau về đơn vị nhưng có mối quan hệ với nhau. Hoặc so sánh các đối tượng với cùng một đối tượng chung
- Biểu đồ miền kết hợp với đường: Thường dùng biểu đồ này trong trường hợp đặc biệt: ví dụ tỷ lệ xuất và nhập, cán cân xuất nhập khẩu, tỷ lệ sinh tử…

Trong việc phân tích biểu đồ nhiều khi phải đổi số liệu tuyệt đối sang số liệu tương đối. Bước này tuy rất đơn giản nhưng lại dễ nhầm lẫn. Vì thế, nên kiểm tra lại sau khi viết kết quả vào bài thi.
Ngược lại, khi phân tích bảng số liệu phải dựa vào số liệu tuyệt đối. Chú ý các mốc đột biến như tăng vượt bậc hay giảm mạnh. Khi viết phân tích cần có cái nhìn tổng thể sau đó đi từng bộ phận. Vì thế, nên có một câu mở đầu tóm lược ý ngắn gọn nhất của đề bài trước khi nhận xét từng đối tượng cụ thể.

Sử dụng Atlat hiệu quả và vận dụng kiến thức thực tế để tạo dấu ấn cho bài thi
Tôi thấy rằng, phần lớn học sinh đều chưa biết cách vận dụng tối đa tính năng của Atlat. Atlat có thể là công cụ hữu hiệu để nhớ nhanh các dẫn chứng cho bài thi mà không cần phải học thuộc lòng. Bên cạnh đó, các bạn cũng có thể sử dụng Atlat như một nguồn số liệu (thay vì phải nhớ rất nhiều số liệu từ SGK). Ví dụ, số liệu về dân số Việt Nam qua các năm hay tên của các đô thị, các trung tâm công nghiệp, các bãi biển du lịch...
Ngoài ra, một điều không kém phần quan trọng giúp bài thi của học sinh có chiều sâu và chiều rộng đó là vận dụng những kiến thức ngoài SGK. Các bạn có thể đọc các sách hướng dẫn tham khảo, theo dõi tin tức sự kiện thực tiễn để làm dẫn chứng thuyết phục trong bài. "Tôi thường đánh giá cao những bài viết có như sự thể hiện dấu ấn cá nhân của học sinh như thế".

 
Môn Địa lí tưởng chừng như là môn dễ “ăn” nhất trong ba môn thi đại học khối C, nhưng thực tế phản ánh lại không phải như thế.


[FONT=Arial !important] Vậy Địa lí có thực sự là một “chướng ngại vật” khó vượt qua?
Không giống như kì thi tốt nghiệp, thi đại học không có bất kì một trọng tâm hay giới hạn nào ngoài chương trình SGK đã được lên khung từ trước. Môn Địa lí tưởng chừng như là môn dễ “ăn” nhất trong ba môn thi đại học, nhưng thực tế phản ánh lại không phải như thế. Môn Địa đối với nhiều thí sinh lại trở thành một “chướng ngại vật” khó có thể vượt qua. Tuy nhiên, nếu biết cách học, và kĩ năng làm bài, học sinh hoàn toàn có thể đạt điểm cao, thậm chí điểm tuyệt đối.

Cô Đỗ Thị Thủy, giáo viên giỏi môn Địa lí, trường THPT Phạm Hồng Thái, TP.HCM đã trình bày một số vấn đề học sinh cần lưu tâm trong quá trình ôn cũng như khi làm bài thi môn địa.

1. Về phần lí thuyết

Đầu tiên, cô khẳng định: “Không có bất kì một trọng tâm nào cho môn Địa, học sinh phải nắm chắc những vấn đề cốt lõi nhất, cơ bản nhất theo những vấn đề SGK đưa ra. Các em có thể vạch ra sườn, dàn ý từ lớn đến nhỏ. Nên nhớ tư duy địa mang tính hệ quả, các vấn đề của địa lí đều được hình thành dựa trên mối quan hệ nhân quả. Nếu học vẹt thì địa sẽ rất khô và khó, học phải hiểu được nội dung”.

Cuốn SGK địa lí rất mỏng, nhiều bạn có tâm lí “thoải mái” khi đã học rất kĩ SGK, nhưng nên nhớ, đó chỉ là những nội dung cơ bản. Khi trình bày lí thuyết, học sinh phải “độc lập” trong việc phân tích, sao cho thật đúng, thật sâu sắc và thiết thực. Chính vì thế, có nhiều trường hợp học sinh “rất thuộc bài” mà điểm vẫn không như ý muốn.

2. Về phần thực hành

Đây là phần tạo nên nhiều hứng thú cho học sinh nhất vì nhiều bạn cho rằng “đỡ” đi một phần học thuộc” và đa phần thí sinh rất tự tin mình sẽ đạt điểm trọn vẹn. Nhưng trên thực tế, đây là một phần không hề đơn giản.

Để phần thực hành được tốt, cô Thủy đã chỉ ra một số thao tác cơ bản:

“Trước hết phải nhận xét khái quát, kế đến là nhận xét số liệu thành phần, liên hệ với sự thay đổi của từng thành phần. Học sinh cần chú ý đến các đối tượng các biệt phát triển liên tục và đối tượng giảm liên tục, số liệu lớn nhất, số liệu nhỏ nhất và giải thích chúng dựa trên những kiến thức lí thuyết đã học”.

Ở mỗi nhận xét, các em phải đưa ra được số liệu minh họa, và phải xử lí số liệu đối với những biểu đồ miền. Nên có những nhận xét về số liệu tuyệt đối đối với các hiện tượng mang tính cá biệt.

Ngoài ra, cô còn hướng dẫn xử lí số liệu: “Thi ĐH không được sử dụng Atlat, nên các em phải tự nhớ số liệu. Không nên nhớ máy móc, cũng không cần phải chính xác tuyệt đối, chỉ cần các em nêu “khoảng” số liệu cũng có thể chấp nhận được. Thi địa không yêu cầu nhiều, tuy nhiên các em phải hiểu bản chất số liệu”.

3. Những lỗi thường gặp

Để chuẩn bị thật chu đáo cho kì thi ĐH môn địa, học sinh chúng mình cũng cần phải biết những lỗi thường gặp, để từ đó có thể khắc phục. Cô Thủy đã chỉ ra một số lỗi tiêu biểu học sinh hay gặp. Đó là:

“Phần lí thuyết, chủ yếu mất điểm khi các em xác định sai, xác định không đúng trọng tâm yêu cầu của để do không đọc kĩ đề bài. Khi làm bài, các em hay quên ý hoặc sa đà vào những vấn đề không cần thiết dẫn đến thiếu thời gian.

Ở phần bài tập, nhiều em xác định sai cách vẽ. Bài thi sẽ không đơn giản như thi tốt nghiệp, nên học sinh phải cẩn thận, chú ý đến từng từ trong đề. Ví dụ yêu cầu vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu khác với yêu cầu vẽ biểu đồ thể hiện sự thay đổi cơ cấu. Học sinh phải thật tinh.

Khi vẽ, các em hay quên đối tượng cần thể hiện trên biểu đồ (ví dụ thiếu số liệu %, chia sai tỉ lệ %, tất nhiên thầy cô không so đo, nhưng phải làm sao cho thật hợp lí) Vẽ biểu đồ cột, miền thì đa phần thí sinh quên đơn vị (trừ 0. 25 đ), quên chú thích…Những lỗi đó rất nhỏ thôi, nhưng sẽ bị trừ 0.25 điểm mỗi lỗi. Chính vì thế, khi vẽ, học sinh phải chú ý hình thành cho mình một kĩ năng, làm bài tuần tự, để tránh bỏ sót.

4. Lời nhắc nhở tới học sinh

Đây chỉ là những lưu ý rất nhỏ của cô rút ra từ kinh nghiệm chấm thi của bản thân, nhưng nếu chịu khó thực hiện theo thì thí sinh sẽ đạt điểm cao: “Đặc điểm của môn địa đó là rất gần với môn tự nhiên, ý tứ được triển khai rất rõ ràng. Khi chấm bài, giám khảo sẽ đếm ý để tính điểm. Phần lí thuyết phải trình bày sáng sủa, sao cho người chấm hiểu là mình nắm vững vấn đề, phải có mở, có kết, hành văn trong sáng, dài khoảng 3 tờ, không tán linh tinh. Thời tiết mùa hè oi bức, cách bố cục bài viết của các em như thế sẽ tạo được tâm lí thoải mái cho người chấm, và cũng là một mẹo nhỏ để ghi điểm”.

(Theo GDTD)
[/FONT]

Tran Thi Hoan


 
[h=2] Để làm tốt bài thi môn Địa Lý.[/h] Địa lý là môn nằm giữa ranh giới của khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Sẽ không đúng nếu nói nó là môn học thuộc lòng. Muốn làm bài thi môn Địa lý cho tốt, các bạn cần phải hiểu để nhớ bài, không nên hiểu mang máng nhất là các khái niệm. Không hiểu rỏ, có học thuộc thì cũng dễ quên và học tủ thì lại càng hỏng vì nguy cơ lệch tủ!

Vậy làm bài như thế nào?
Về lý thuyết.

Cần nắm toàn bộ và bao quát kiến thức Địa lý đã được học, nên học từ tổng thể đến các thành phần rồi đến chi tiết. Có thể nêu được những mảng chính sau:
- Phần nền tảng và quan trọng nhất là những vấn đề liên quan đến thế mạnh, nguồn lực phát triển của quốc gia, các địa phương về mặt tự nhiên, kinh tế - xã hội.
- Thứ hai là các vấn đề phát triển kinh tế - xã hội của nước ta, trong từng phần phải nắm rõ được hiện trạng phát triển, nguyên nhân, hậu quả có thể có của vấn đề, và đặc biệt là đưa ra được giải pháp của vấn đề.
-Thứ ba là những vấn đề kinh tế - xã hội trong từng vùng.
-Thứ tư là một phần không nên bỏ qua: vấn đề VN trong mối quan hệ với các nước trong khu vực.
Sau khi nắm vững kiến thức, các bạn nên làm quen với các dạng đề thi khác nhau như: dạng trình bày, phân tích và chứng minh, dạng lý giải, dạng so sánh. Yêu cầu chung là phải nắm vững kiến thức, khả năng chắt lọc, vận dụng kiến thức phù hợp, khả năng tổng hợp kiến thức chứ không đơn thuần là thuộc bài.

Về kỹ năng.

_ Bảng số liệu. Tính toán và nhận xét số liệu thống kê, cần chú ý: Số liệu có nội dung gì, các nội dung được cụ thể hóa ở chỉ tiêu thống kê cụ thể như thế nào. Về thời gian của số liệu thống kê (một thời điểm hay một chuỗi thời điểm), các đơn vị tính của chỉ tiêu, mối quan hệ có thể có giữa các chỉ tiêu đó... Phải làm rõ được sự thay đổi của các giá trị, các chỉ tiêu theo thời gian, phải chỉ ra được khoảng tăng hoặc giảm mang tính chu kỳ, nhưng cần tránh nêu quá chi tiết mà không nêu được nội dung chính yếu.

_ Biểu đồ: Cần rèn luyện các dạng biểu đồ cột, biểu đồ đường hay đồ thị, biểu đồ tròn, biểu đồ miền. Vẽ biểu đồ đòi hỏi sự chính xác về phân chia số lượng, tỷ lệ thời gian, sử dụng các ký hiệu để thể hiện nội dung khác nhau, có ghi chú. Trên biểu đồ phải ghi đầy đủ các yếu tố khác như đơn vị, tên biểu đồ.
Nguyên tắc khi vẽ lược đồ VN là phải đảm bảo độ chính xác tương đối về hình dạng, thể hiện được các hệ thống sông chính, các điểm dân cư, khu vực hành chính cơ bản. Vận dụng kiến thức đã học để giải thích hiện tượng Địa lý, giải thích phù hợp và sát với yêu cầu, tránh dông dài.

Sử dụng Atlat.

Nếu biết sử dụng Atlat Địa lý một cách có hiệu quả thì các bạn sẽ không còn e ngại vì các địa danh và rất nhiều số liệu phải ghi nhớ. Thay vì phải nhớ hết số liệu trong chương trình, các bạn hãy học cách đọc và hiều quyển Atlat. Đây là quyển sách đã có đầy đủ các biểu đồ, các số liệu và được phép sử dụng trong phòng thi.

Các bạn cũng phải lưu ý: Để sử dụng thành thạo Atlat thì trong quá trình học phải thường xuyên học gắn với Atlat. Nhưng nếu chỉ học ôn theo quyển Atlat thì không đủ, vì đề thi sẽ vừa dựa vào kiến thức trong quyển Atlat, vừa dựa vào kiến thức trong sách giáo khoa.

Học tủ là hiện tượng phổ biến của nhiều học sinh trước đây. Một số bạn suy luận rằng, năm trước đề thi đã có câu này thì năm nay sẽ không ra nữa... Nhưng với đề thi như hiện nay (đề thi có nhiều câu hỏi ở nhiều phần khác nhau, các câu hỏi thi tốt nghiệp kiểm tra trên bình diện kiến thức rộng tránh cho học sinh học tủ, học lệch), nên nếu các bạn học tủ thì rất dễ lệch tủ, hỏng thi!


Và 1 vài lời khuyên:
3.gif

Bước vào phòng thi môn Địa lý, TS nên chú ý những dụng cụ cần thiết được mang vào phòng thi môn Địa lý đúng theo quy định như trong quy chế tuyển sinh.


_ Nhận dạng đề thi: Đề thi thường có từ 3 - 4 câu, trong đó phần lý thuyết thường chiếm từ 65% - 70% tổng số điểm. Cần nhận dạng được đề thi, ví như dạng trình bày hay chứng minh, biểu đồ tròn hay biểu đồ miền, số liệu đã được xử lý hay số liệu thô...


_ Lập dàn ý: Để không bị sót ý, viết lặp lại, lan man, lạc đề, vừa có thể theo dõi được bài làm, kịp thời bổ sung ý cho bài viết... thì lập dàn ý cho các câu hỏi trước khi viết là việc làm hết sức cần thiết. Ngay sau khi nhận dạng đề, TS nên tập trung vạch ra các ý tương đối chi tiết theo dạng dàn ý mở. Nên lưu ý, dàn ý là những ý tiêu đề, trọng tâm chứ không phải bài viết hoàn chỉnh vì không đủ thời gian.- Phân bố thời gian hợp lý cho từng câu hỏi: TS nên phân bố thời gian đều và phù hợp cho các câu hỏi trong đề bài, và tiêu chí nên căn cứ vào tỷ trọng từng câu hỏi, tức là số điểm của câu hỏi. Nên dành khoảng thời gian từ 15 - 20 phút để phác thảo dàn ý, từ 10 - 15 phút cho việc kiểm tra đọc lại bài.

_ Ngoài ra, trong khi làm bài thì chú ý phần dễ làm trước, khó làm sau nhưng phải đảm bảo tính hệ thống, logic trong bài làm, và nên làm ở tất cả các câu chứ không nên tập trung vào một câu nào đó. Với những số liệu thống kê dùng để minh họa cho bài làm được lấy từ sách giáo khoa, hoặc những số liệu đã được cập nhật từ bên ngoài, TS cần nói rõ nguồn gốc và thời điểm của chúng. Khi vẽ biểu đồ, chú ý ghi tên biểu đồ, bảng chú giải và đặc biệt phải có sự tương thích giữa ký hiệu trong bảng chú giải với những ký hiệu đã dùng trong biểu đồ. Bài thi địa lý có thể trình bày ở dạng bài gồm: mở bài, thân bài và kết luận, hoặc dùng trả lời trực tiếp vào câu hỏi, nhưng cần diễn đạt rõ ràng, ngắn gọn, mạch lạc và dễ hiểu.
Nguồn: sưu tầm.
 
[h=2] Kĩ năng nhận xét và phân tích biểu đồ[/h] Trong bài thi, kĩ năng nhận xét và phân tích biểu đồ thường chiếm khoảng 20-25% số điểm.Thực tế rất nhiều học sinh mất điểm phần này.Vậy rèn luyện kỹ năng này như thế nào?

Đối với phần rèn luyện kĩ năng

TS (thí sinh) nên đọc kĩ câu hỏi để nắm chắc yêu cầu và phạm vi cần nhận xét. Phần nhận xét và phân tích phải dựa vào biểu đồ đã vẽ cũng như các số liệu thống kê có trong đề thi. Khi đi vào bài làm, trước tiên TS cần nhận xét, phân tích các số liệu có tầm khái quát chung, sau đó mới phân tích các số liệu thành phần. Sau đó tìm mối liên hệ so sánh giữa các con số theo hàng ngang, hàng dọc, tìm giá trị nhỏ nhất (thấp nhất), lớn nhất và trung bình. Đặc biệt chú ý tới những số liệu hoặc hình nét đường, cột… trên biểu đồ thể hiện sự đột biến tăng hay giảm. Đối với các số liệu, TS cần có kĩ năng tính tỉ lệ hoặc tính ra số lần tăng (hay giảm) để chứng minh cụ thể cho ý kiến nhận xét của mình.

Việc vận dụng linh hoạt các số liệu để dẫn chứng là điều cần thiết đối với phần thi này, tuyệt đối không được nhận xét một cách chung chung, cần tìm ra mối liên hệ (hay tính quy luật) giữa các số liệu, không được bỏ sót các dữ liệu khi làm bài.


Phần nhận xét, phân tích biểu đồ thường có 2 nhóm ý:

Nhóm những ý nhận xét về diễn biến và mối liên hệ giữa các số liệu (1) và nhóm giải thích nguyên nhân (2) của các diễn biến (hoặc mối liên hệ) đó. Đối với mỗi nhóm, TS cần có cách vận dụng kiến thức riêng. Với nhóm 1, TS dựa vào biểu đồ đã vẽ và bảng số liệu đã cho. Cần nắm được nguyên tắc phân tích số liệu như: Số liệu có nội dung gì, các nội dung được cụ thể hóa ở chỉ tiêu thống kê cụ thể như thế nào? Các đơn vị tính của chỉ tiêu, mối quan hệ có thể có giữa các chỉ tiêu đó… Khi phân tích, TS phải làm rõ được sự thay đổi của các giá trị, các chỉ tiêu theo thời gian, phải chỉ ra được khoảng tăng hoặc giảm mang tính chu kì (tốc độ gia tăng), thấy được những thời điểm với những giá trị đặc biệt (sự tăng, giảm đặc biệt). Phần này không khó và thường chiếm 1 điểm trong cơ cấu điểm bài thi.

Đối với nhóm (2), TS cần vận dụng những kiến thức đã được học để giải thích nguyên nhân, nên chú ý đến những yếu tố tác động trực tiếp, gián tiếp vào đối tượng, các mốc thời gian để có cách trả lời hợp lý. TS có thể sử dụng kiến thức của nhiều bài vào trong phần này nếu biết cách vận dụng và nắm vững kiến thức. Chú ý, phần giải thích nên tách thành đoạn riêng, không nên đi liền cùng phần nhận xét sẽ khiến cho bài làm trở nên dài dòng, mất tính thẩm mĩ.

Sử dụng ngôn ngữ trong lời nhận xét, phân tích biểu đồ

Trong các loại biểu đồ cơ cấu, số liệu đã được quy về thành các tỉ lệ tương đối . Do đó, khi nhận xét, TS phải dùng từ “tỉ trọng” trong cơ cấu để so sánh nhận xét. VD: Khi nhận xét biểu đồ cơ cấu giá trị các ngành kinh tế qua một số năm, TS không được ghi “Giá trị của ngành nông - lâm - ngư có xu hướng tăng (hay giảm)” mà phải ghi “Tỉ trọng giá trị của ngành nông - lâm - ngư có xu hướng tăng (hay giảm)”.

Khi nhận xét về trạng thái phát triển của các đối tượng trên biểu đồ cần sử dụng từ ngữ phù hợp với các mức độ.

VD: Về trạng thái tăng: TS dùng những từ nhận xét theo từng cấp độ như “tăng”, “tăng mạnh”, “tăng nhanh”, “tăng đột biến”, “tăng liên tục”… Đi kèm sau các từ đó bao giờ cũng phải có số liệu dẫn chứng cụ thể tăng bao nhiêu (triệu tấn, tỷ đồng, triệu người, hay tăng bao nhiêu , bao nhiêu lần…).
Về trạng thái giảm: cần dùng những từ sau “giảm”, “giảm ít”, “giảm mạnh”, “giảm chậm”, “giảm đột biến” kèm theo những con số dẫn chứng cụ thể (triệu tấn, tỉ đồng, triệu dân, hay giảm bao nhiêu , giảm bao nhiêu lần…).
Về nhận xét tổng quát: Cần dùng các từ diễn đạt sự phát triển như “phát triển nhanh”, “phát triển chậm”, “phát triển ổn định”, “phát triển không ổn định”, “phát triển đều”, “có sự chênh lệch giữa các vùng”…

Lưu ý: Từ ngữ trong bài thi môn địa lý phải ngắn gọn, rõ ràng, có cấp độ, lập luận phải hợp lý và sát với yêu cầu của đề. Do ba-rem điểm môn địa lý thường được chia nhỏ tới 0,25 điểm nên việc tách ý, viết đủ ý là việc cần phải ưu tiên hàng đầu. Khi làm bài, nếu không thể trình bày bài thi một cách logic, mạch lạc, TS có thể đánh số thứ tự 1, 2, 3 hoặc a, b, c hay gạch đầu dòng cho các ý của mình để người chấm dễ quan sát.

 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top