rubi_mos2002
New member
- Xu
- 0
Bây giờ, tôi sẽ nói cho bạn biết một trong vài chân lý phổ quát mà tôi tin. Nó là một chân lý phổ quát hữu ích và mạnh mẽ nhất mà tôi ý thức được vì nó nêu bật con đường đi tới thành công cá nhân. Nhưng trước khi nói, bạn nên biết rằng là một người yêu thích cứ liệu, tôi thường là người đa nghi nhất trong phòng. Để xem trọng cứ liệu, tôi cố gắng loại bỏ những quan điểm và sở thích của tôi ngay từ đầu.
Chính sự cam kết này với cứ liệu (chứ không phải với lý thuyết hoặc niềm tin) khiến tôi trở nên rất đa nghi trước nhiều cái gọi là chân lý phổ quát. Nhiều chân lý hóa ra là sai lầm khi được kiểm tra dựa vào cứ liệu. Và tin tưởng vào một chân lý phổ quát có thể nguy hiểm, vì nó ngăn không cho một người chấp nhận cứ liệu mâu thuẫn với nó. Để tránh cái bẫy này, tôi nói với các sinh viên của tôi là nếu họ gặp một tuyên bố bao gồm những từ như “luôn luôn, không bao giờ, mọi hoặc chỉ” thì nó gần như chắc chắn sai vì đa số sự thật là tùy thuộc vào điều kiện. Ví dụ, con người thấy một công việc khó khăn là thú vị hơn chỉ khi công việc đó đem lại một phần thưởng nội tại và chỉ khi họ có đủ thời gian để hoàn thành công việc.
Tuy nhiên, theo tôi, một chân lý phổ quát dường như hữu ích nhất và vô điều kiện đó là: Cách duy nhất để nhận ra sự thay đổi tích cực trong cuộc đời bạn là bằng cách đưa ra những sự lựa chọn.
Điều đó đúng. Cách duy nhất mà bạn, tôi, con của tôi, tổng thống Obama, Vladimir Putin, hay Justin Bieber có thể thay đổi tích cực cuộc sống của chúng ta là thông qua những sự lựa chọn của chúng ta.
Chìa khóa là nhận ra rằng chúng ta đưa ra nhiều sự lựa chọn hơn chúng ta nghĩ, hoặc chúng ta sẵn sàng thừa nhận.
Chúng ta chọn xem phim kinh dị. Chúng ta chọn làm bạn với người có những thói quen tốt (hoặc xấu). Chúng ta chọn đi học. Chúng ta chọn xem bản tin thời sự buổi tối. Chúng ta chọn sống ở ngoại ô. Chúng ta chọn đi làm xa. Chúng ta chọn kết hôn. Chúng ta chọn có con. Chúng ta chọn. Chúng ta chọn.
Một số lựa chọn chúng ta đưa ra dường như chẳng giống sự lựa chọn chút nào. Nhìn chung những sự lựa chọn đó rơi vào 2 loại: những thói quen và những hành vi quy phạm. Những thói quen là những sự lựa chọn mà chúng ta thường xuyên đưa ra đến nỗi theo thời gian chúng đòi hỏi ít sự kiểm soát thực hiện. Kết quả là, chúng bắt đầu trở thành tự động hóa. Nhưng chúng không. Khi nói đến những thói quen xấu, chúng ta có thể bị thúc đẩy để nhường quyền kiểm soát cho tính tự động hóa. Đó là, chúng ta có thể nói với bản thân rằng sự lựa chọn được đưa ra từ lâu và hiện tại chúng ta bị kiểm soát bởi tính tự động hóa. Một ví dụ: Đi thang máy thay vì đi cầu thang bộ. Sau nhiều năm đi thang máy lên văn phòng ở tầng ba, một người đàn ông tuổi trung niên thấy ông ấy gần như không thể leo cầu thang bộ. Cơ thể của ông dường như kéo ông đến thang máy. Nhưng ngay khi người đàn ông nhận ra ông đang lựa chọn đi thang máy, thì ông ấy có thể sớm bắt đầu tìm những giải pháp giúp ông lựa chọn đi thang bộ thay cho thang máy.
Chúng ta luôn luôn có một sự lựa chọn. Ngay cả khi nói đến những chuẩn tắc dường như không có sự lựa chọn, thì vẫn luôn luôn có một sự lựa chọn. Bạn có thể chọn bỏ học và thành lập một công ty. Bạn có thể chọn yêu cầu một đồng nghiệp giúp đỡ việc gì đó mà bạn rất tự hào vì bạn giỏi trong lĩnh vực đó. Bạn có thể chọn nói cho mẹ bạn biết rằng bạn không thích những thói quen của bà.
Sự tự do lựa chọn của chúng ta là cái làm chúng ta chịu trách nhiệm cho mình là ai, và do đó, chúng ta buộc phải chịu trách nhiệm cho mình là ai.
Chúng ta bị buộc phải lựa chọn.
Nếu chúng ta quyết định không lựa chọn, thì nó cũng là một sự lựa chọn. Chúng ta không thể có tự do ý chí mà không thừa nhận những lựa chọn của chúng ta. Và khi một người có tự do ý chí thì cách duy nhất để nhận ra sự thay đổi tích cực trong cuộc sống của bạn là bằng cách lựa chọn.
Chính sức mạnh này của sự lựa chọn đã thúc đẩy tôi nghiên cứu những sự lựa chọn mà con người đưa ra và họ lựa chọn như thế nào. Cứ mỗi tuần tôi sẽ gửi một bài ở blog này. Những bài viết của tôi sẽ chia sẻ cứ liệu từ những nghiên cứu mới mà tôi và các đồng nghiệp thực hiện, những quan điểm của tôi về những sự lựa chọn của mọi người, và những lựa chọn đó hình thành như thế nào. Tôi nghiên cứu về sự lựa chọn vì tôi muốn giúp con người đưa ra những lựa chọn tốt hơn. Là một giảng viên marketing, tôi đôi lúc viết bài cho những nhà quản lý, nhưng tôi cũng viết cho những người tiêu dùng – vì những người tiêu dùng hiểu bản thân họ sẽ có sức mạnh đưa ra những lựa chọn có thể ảnh hưởng tích cực lên cuộc sống của họ.
Nguồn
https://www.psychologytoday.com/blo...he-only-way-make-positive-change-in-your-life
Chính sự cam kết này với cứ liệu (chứ không phải với lý thuyết hoặc niềm tin) khiến tôi trở nên rất đa nghi trước nhiều cái gọi là chân lý phổ quát. Nhiều chân lý hóa ra là sai lầm khi được kiểm tra dựa vào cứ liệu. Và tin tưởng vào một chân lý phổ quát có thể nguy hiểm, vì nó ngăn không cho một người chấp nhận cứ liệu mâu thuẫn với nó. Để tránh cái bẫy này, tôi nói với các sinh viên của tôi là nếu họ gặp một tuyên bố bao gồm những từ như “luôn luôn, không bao giờ, mọi hoặc chỉ” thì nó gần như chắc chắn sai vì đa số sự thật là tùy thuộc vào điều kiện. Ví dụ, con người thấy một công việc khó khăn là thú vị hơn chỉ khi công việc đó đem lại một phần thưởng nội tại và chỉ khi họ có đủ thời gian để hoàn thành công việc.
Tuy nhiên, theo tôi, một chân lý phổ quát dường như hữu ích nhất và vô điều kiện đó là: Cách duy nhất để nhận ra sự thay đổi tích cực trong cuộc đời bạn là bằng cách đưa ra những sự lựa chọn.
Điều đó đúng. Cách duy nhất mà bạn, tôi, con của tôi, tổng thống Obama, Vladimir Putin, hay Justin Bieber có thể thay đổi tích cực cuộc sống của chúng ta là thông qua những sự lựa chọn của chúng ta.
Chìa khóa là nhận ra rằng chúng ta đưa ra nhiều sự lựa chọn hơn chúng ta nghĩ, hoặc chúng ta sẵn sàng thừa nhận.
Chúng ta chọn xem phim kinh dị. Chúng ta chọn làm bạn với người có những thói quen tốt (hoặc xấu). Chúng ta chọn đi học. Chúng ta chọn xem bản tin thời sự buổi tối. Chúng ta chọn sống ở ngoại ô. Chúng ta chọn đi làm xa. Chúng ta chọn kết hôn. Chúng ta chọn có con. Chúng ta chọn. Chúng ta chọn.
Một số lựa chọn chúng ta đưa ra dường như chẳng giống sự lựa chọn chút nào. Nhìn chung những sự lựa chọn đó rơi vào 2 loại: những thói quen và những hành vi quy phạm. Những thói quen là những sự lựa chọn mà chúng ta thường xuyên đưa ra đến nỗi theo thời gian chúng đòi hỏi ít sự kiểm soát thực hiện. Kết quả là, chúng bắt đầu trở thành tự động hóa. Nhưng chúng không. Khi nói đến những thói quen xấu, chúng ta có thể bị thúc đẩy để nhường quyền kiểm soát cho tính tự động hóa. Đó là, chúng ta có thể nói với bản thân rằng sự lựa chọn được đưa ra từ lâu và hiện tại chúng ta bị kiểm soát bởi tính tự động hóa. Một ví dụ: Đi thang máy thay vì đi cầu thang bộ. Sau nhiều năm đi thang máy lên văn phòng ở tầng ba, một người đàn ông tuổi trung niên thấy ông ấy gần như không thể leo cầu thang bộ. Cơ thể của ông dường như kéo ông đến thang máy. Nhưng ngay khi người đàn ông nhận ra ông đang lựa chọn đi thang máy, thì ông ấy có thể sớm bắt đầu tìm những giải pháp giúp ông lựa chọn đi thang bộ thay cho thang máy.
Chúng ta luôn luôn có một sự lựa chọn. Ngay cả khi nói đến những chuẩn tắc dường như không có sự lựa chọn, thì vẫn luôn luôn có một sự lựa chọn. Bạn có thể chọn bỏ học và thành lập một công ty. Bạn có thể chọn yêu cầu một đồng nghiệp giúp đỡ việc gì đó mà bạn rất tự hào vì bạn giỏi trong lĩnh vực đó. Bạn có thể chọn nói cho mẹ bạn biết rằng bạn không thích những thói quen của bà.
Sự tự do lựa chọn của chúng ta là cái làm chúng ta chịu trách nhiệm cho mình là ai, và do đó, chúng ta buộc phải chịu trách nhiệm cho mình là ai.
Chúng ta bị buộc phải lựa chọn.
Nếu chúng ta quyết định không lựa chọn, thì nó cũng là một sự lựa chọn. Chúng ta không thể có tự do ý chí mà không thừa nhận những lựa chọn của chúng ta. Và khi một người có tự do ý chí thì cách duy nhất để nhận ra sự thay đổi tích cực trong cuộc sống của bạn là bằng cách lựa chọn.
Chính sức mạnh này của sự lựa chọn đã thúc đẩy tôi nghiên cứu những sự lựa chọn mà con người đưa ra và họ lựa chọn như thế nào. Cứ mỗi tuần tôi sẽ gửi một bài ở blog này. Những bài viết của tôi sẽ chia sẻ cứ liệu từ những nghiên cứu mới mà tôi và các đồng nghiệp thực hiện, những quan điểm của tôi về những sự lựa chọn của mọi người, và những lựa chọn đó hình thành như thế nào. Tôi nghiên cứu về sự lựa chọn vì tôi muốn giúp con người đưa ra những lựa chọn tốt hơn. Là một giảng viên marketing, tôi đôi lúc viết bài cho những nhà quản lý, nhưng tôi cũng viết cho những người tiêu dùng – vì những người tiêu dùng hiểu bản thân họ sẽ có sức mạnh đưa ra những lựa chọn có thể ảnh hưởng tích cực lên cuộc sống của họ.
Nguồn
https://www.psychologytoday.com/blo...he-only-way-make-positive-change-in-your-life