Nếu hay thấy nóng, dễ táo bón, bị mụn nhọt…, bạn thuộc tạng nhiệt, nên ăn các thực phẩm tính mát hay lạnh như hải sản, mướp đắng, đậu phụ, rau cần…
Đông y chia thể tạng con người thành hai loại chính: hàn và nhiệt. Những người tạng hàn hay cảm thấy lạnh, sợ lạnh, sợ gió, thích ăn uống nóng, ít khát nước, dễ sợ nước, dễ ngủ, kém ăn, chậm tiêu, dễ đau bụng đi ngoài, da và chân tay lạnh, mạch chậm…
Mướp đắng hợp với người tạng nhiệt.
Người thể nhiệt thường cảm thấy nóng, da và chân tay nóng, hay bứt rứt trong người, thích uống nước lạnh, hay khát nước, dễ táo bón, nổi mụn nhọt, mẩn ngứa,nước tiểu hay sậm màu, mạch nhanh…
Theo thạc sĩ Tạ Văn Sang thuộc Trung tâm Y dược Tinh Hoa (14 Nguyễn Như Đổ, Hà Nội), để bảo đảm sức khỏe, nên cân bằng yếu tố hàn nhiệt trong ăn uống. Người tạng nhiệt nên ưu tiên các thức ăn tính mát, lạnh, còn người tạng hàn sử dụng nhiều thực phẩm ấm, nóng.
Thức ăn tính mát, lạnh
Động vật: Thịt trâu, thịt vịt, gà ác, hải sản, một số thủy sản như lươn, ốc, cá mè, chạch, ba ba, ếch, trứng vịt lộn…
Rau củ: Rau cần, rau má, rau dền, rau lang, mồng tơi, lá mơ, sả, nấm rơm, củ đậu, bí đao, mướp đắng, sắn dây, đậu xanh, đậu nành…
Trái cây: Cam, lê, dâu, củ mã thầy, dưa hấu, me, thanh long…
Gia vị: Nước tương, xì dầu, dấm thanh.
Thức ăn tính ấm, nóng
Động vật: Thịt gà, thịt chó, thịt dê, chim sẻ, bồ câu…
Rau củ: Củ cải trắng, cà rau răm, rau húng, mùi tàu, thì là, kinh giới, tía tô, bí đỏ, măng tre, hẹ…
Trái cây: Sầu riêng, mít, vải, nhãn, xoài, chôm chôm…
Gia vị: Hành, gừng, nghệ, riềng, tỏi, tiêu, ớt, nước mắm…
Tuy nhiên, trên thực tế, để đảm bảo dinh dưỡng, chúng ta cần ăn uống đa dạng chứ không phải chỉ dùng những thực phẩm hợp với tạng của mình. Vì vậy, thạc sĩ Tạ Văn Sang khuyên nên kết hợp cân bằng các món hàn nhiệt trong bữa ăn.
Với những món ăn cực nóng hay cực lạnh, nên dùng gia vị có tính chất đối nghịch để điều hòa. Chẳng hạn, với thịt chó (tính nóng), dùng các loại rau ăn kèm tính mát như lá mơ, sả. Với món ốc (tính lạnh), pha nước chấm nhiều gừng, tỏi, ớt…
Ngoài ra, bạn cũng nên cân bằng hàn nhiệt trong bữa ăn theo mùa. Chẳng hạn mùa hè nên chú trọng các thức ăn tính mát và ngược lại.
Sưu tầm.
Đông y chia thể tạng con người thành hai loại chính: hàn và nhiệt. Những người tạng hàn hay cảm thấy lạnh, sợ lạnh, sợ gió, thích ăn uống nóng, ít khát nước, dễ sợ nước, dễ ngủ, kém ăn, chậm tiêu, dễ đau bụng đi ngoài, da và chân tay lạnh, mạch chậm…
Mướp đắng hợp với người tạng nhiệt.
Người thể nhiệt thường cảm thấy nóng, da và chân tay nóng, hay bứt rứt trong người, thích uống nước lạnh, hay khát nước, dễ táo bón, nổi mụn nhọt, mẩn ngứa,nước tiểu hay sậm màu, mạch nhanh…
Theo thạc sĩ Tạ Văn Sang thuộc Trung tâm Y dược Tinh Hoa (14 Nguyễn Như Đổ, Hà Nội), để bảo đảm sức khỏe, nên cân bằng yếu tố hàn nhiệt trong ăn uống. Người tạng nhiệt nên ưu tiên các thức ăn tính mát, lạnh, còn người tạng hàn sử dụng nhiều thực phẩm ấm, nóng.
Thức ăn tính mát, lạnh
Động vật: Thịt trâu, thịt vịt, gà ác, hải sản, một số thủy sản như lươn, ốc, cá mè, chạch, ba ba, ếch, trứng vịt lộn…
Rau củ: Rau cần, rau má, rau dền, rau lang, mồng tơi, lá mơ, sả, nấm rơm, củ đậu, bí đao, mướp đắng, sắn dây, đậu xanh, đậu nành…
Trái cây: Cam, lê, dâu, củ mã thầy, dưa hấu, me, thanh long…
Gia vị: Nước tương, xì dầu, dấm thanh.
Thức ăn tính ấm, nóng
Động vật: Thịt gà, thịt chó, thịt dê, chim sẻ, bồ câu…
Rau củ: Củ cải trắng, cà rau răm, rau húng, mùi tàu, thì là, kinh giới, tía tô, bí đỏ, măng tre, hẹ…
Trái cây: Sầu riêng, mít, vải, nhãn, xoài, chôm chôm…
Gia vị: Hành, gừng, nghệ, riềng, tỏi, tiêu, ớt, nước mắm…
Tuy nhiên, trên thực tế, để đảm bảo dinh dưỡng, chúng ta cần ăn uống đa dạng chứ không phải chỉ dùng những thực phẩm hợp với tạng của mình. Vì vậy, thạc sĩ Tạ Văn Sang khuyên nên kết hợp cân bằng các món hàn nhiệt trong bữa ăn.
Với những món ăn cực nóng hay cực lạnh, nên dùng gia vị có tính chất đối nghịch để điều hòa. Chẳng hạn, với thịt chó (tính nóng), dùng các loại rau ăn kèm tính mát như lá mơ, sả. Với món ốc (tính lạnh), pha nước chấm nhiều gừng, tỏi, ớt…
Ngoài ra, bạn cũng nên cân bằng hàn nhiệt trong bữa ăn theo mùa. Chẳng hạn mùa hè nên chú trọng các thức ăn tính mát và ngược lại.
Sưu tầm.