Các yếu tố ảnh hưởng và vấn đề cơ khí hóa trong quá trình ủ

tuan1990

Banned
Xu
0
Như đã nói, sự tạo thành phân ủ chỉ chủ yếu là nhờ vào tác dụng phân giải vật thể hữu cơ của các vi sinh vật. Nhưng do nguyên liệu khác nhau, điều kiện ủ khác nhau,… mà cường độ phân giải sẽ khác nhau. Dưới đây là những yếu tố nổi bật ảnh hưởng tới quá trình ủ phân.


1. * Hàm ẩm (hay độ ẩm, w)
đảm bảo được hàm ẩn tối ưu trong đống ủ là điều kiện cơ bản nhất để quá trình lên men diễn ra thuận lợi. Sau khi hút nước, xác cây cỏ( vốn ở trạng thái khô) sẽ trương lê, mềm ra, có lợi cho sự phân giải của vi sinh vật. khi nước di chuyển trong đống ủ thì các vo sinh vật cũng đi theo, làm cho đống phân hoai đều. Các chất dinh dưỡng tan trong nước sẽ cung cấp cho vi sinh vật sống và phát triển. Thường hàm ẩn trong đống ủ 60-70% là tốt nhất.


2. không khí


Trong đống ủ cần bảo đảm lượng không khí vừa phải, nhằm giúp cho các vi khuẩn háo khí tồn tại và phát triển. Do vậy, không lèn đống chặt quá. Nhưng cũng không được xốp quá, vì nếu có nhiều không khí hoạt động của các vi khuẩn ấy sẽ mạnh, làm hao tổn chất hữu cơ, nhất là đạm sẽ bay hơi ở mức độ lớn. Để tránh tình trạng như vậy, có thể thêm đất bột vào để tăng khả năng hấp phụ và giữ chất dinh dưỡng, song không quá 20% kẻo đống ủ sẽ bị bí, lâu hoai.


2. * Độ PH.
Chỉ số này có thể ảnh hưởng mạnh đến sự lên men của rác độn. Môi trường trung tính hoặc hơi kiềm là thích hợp nhất cho các hoạt động vi sinh phát triển. Vì thế khi ủ cần thêm đủ chất kiềm như vôi bột (2-3%), bột đá vôi(5%),….


Trong trường hợp thiếu vôi có thể dùng bột apatit hay photphorit (5-6%). Khi đó độ chua sẽ bị trung hòa, đồng thời chất lân khó tiêu sẽ chuyển sang dạng dễ tiêu, cung cấp thức ăn cho vi sinh vật, và làm tăng chất lượng phân bón.


3. * Tỷ lệ C/N
Đây là tỉ lệ giữa cacbon (C) đạ diện các chất hữu cơ, với phần dinh dưỡng chủ yếu có trong cây là chất đạm (N). Giá trị của nó càng thấp thì độ dinh dưỡng hay lượng đạm càng lớn. ………..

Trong thực tế việc điều chỉnh tỉ lệ C/N của đống ủ là một trong những biện pháp có hiệu quả làm cho phân chóng hoai, nâng cao tỉ lệ mùn hóa của phân. Nguyên liệu cho ủ phân phần lớn ở dạng thô, tỉ lệ C/N cao( chẳng hạn của vỏ trấu cà phê là 40-60, lau sậy và các cây hòa thảo già- mía, cao lương, lúa mì,… là 60-100), khi ủ sẽ lâu hoaim, chất lượng kém. Bởi vậy để đẩy nhanh sự phân giải rác độn và tăng chất lượng phân thành phẩm thì cần phải:
- Phối trộn thêm các nguyên liệu có nhiều đạm như các cây họ đậu, cỏ lào,…. Với tỉ lệ 30-40% so với tổng lượng nguyên liệu.


- Hoặc thêm 0.5% SA thay cho các nguyên liệu nói trên.
- Gia tăng phân chuồng làm chất men. Việc này không chỉ làm tăng lượng đạm, mà còn quyết định chất lượng phân ủ. Tỷ lệ phân men ít nhất phải đạt 15-20% so với tổng lượng nguyên liệu.
\

II. # CƠ KHÍ HÓA TRONG SẢN XUẤT PHÂN Ủ

Ở nhiều nước, việc sản xuất phân ủ đã trở thành một nghề thực thụ,. Hoặc dưới dạng dịch vụ, hoặc dạng sản xuất hàng hóa. Nghề này có thể được lồng ghép vào những cơ sở phụ trợ nông nghiệp, như bảo vệ thực vật, cải taọ đất, bảo dưỡng cây trồng, triển khai kỹ thuật mới,….
Một khi đã được chuyên môn hóa như vậy, tất yếu sẽ dẫn tới những yêu cầu và điều kiện cho cơ giới các khâu công việc nói chung và ủ phân nói riêng.


Để cơ giới hóa công việc ủ phân, trước hết phải trang bị các loại máy cắt thái, máy bơm phun nước, máy nghiền xát,…. Tùy tình hình đầu tư và yêu cầu về dạng sản phẩm mà trang bị cho thích hợp. vùng đồng cỏ, đồi núi thì các máy phát cây thu gom là cần thiết, sản phẩm không đóng bao đòi hỏi các xe vận chuyển và công cụ xếp dỡ hơn là máy khâu bao và đóng gói. Nguyên liệu thân dài và to như lau sậy, điền thanh, bắp cây,…….. thì phải có máy thái, đập,…..

Máy bơm phun trong xưởng ủ phân là dụng cụ không thể thiếu. Nếu nguồn nước gần nơi ủ thì có thể bơm phun trực tiếp. song tốt nhất là nên trữ nước để có thể khử độ cứng, khử phèn và tiến hành các xử lý khác, nhằm có được loại nước thích hợp cho các hoạt động vi sinh. Điều đó cũng phù hợp với tình hình xa nguồn nước hoặc khan hiếm nước.


Với quy mô lớn cũng cần có các phương tiện đảo trộn rác, lèn rác,… Trong điều kiện được trang bị đầy đủ, huấn luyện tay nghề chu đáo và tuân thủ nghiêm ngặt quy trình quy phạm thì chắc chắn phân ủ thành phẩm sẽ có chất lượng cao, có khi còn tốt hơn phân chuồng vì chủ động cân đối được các thành phần dinh dưỡng, đặc biệt loại trừ được mầm bệnh và sự ô nhiễm vốn có của phân chuồng.


THEO pvt
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top