• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Các vấn đề phát triển KT-XH ở vùng Đông Nam Á

ButNghien

Học tập suốt đời!
Thành viên BQT
Xu
46
CÁC VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KT-XH Ở VÙNG ĐÔNG NAM Á




1. Vấn đề dân số và vấn đề dân tộc

a) Đông Nam Á là một khu vực đông dân của thế giới. Dân số toàn khu vực năm 1996 là 501 triệu người, tương đương với dố dân cảu Mĩ La tinh hay gần bằng châu Âu. Tỉ lệ sinh hiện nay còn cao (30‰), chỉ trừ Thái Lan và Xingapo có tỉ lệ sinh trung bình. Việc giảm tỉ lệ tử vong đã đạt được tiến bộ đáng kể (hiện nay là 9‰). Như vậy, dân số ở khu vực Đông Nam Á vẫn tiếp tục “bùng nổ”, trước khi tiến tới ổn định vào những thập niên đầu của thế kỉ XXI.

Sự gia tăng dân số nhanh là một trong những trở ngại cho các quốc gia trong khu vực nhằm đẩy mạnh sự tăng trưởng kinh tế và nâng cao mức thu nhập quốc dân bình quân trên đầu người. Sự tăng nhanh dân số và nguồn lao động cũng gây khó khăn thêm cho việc giải quyết các vấn đề xã hội (việc làm và nạn thất nghiệp, trình độ học vấn và nạn mù chữ, dịch vụ y tế và các căn bệnh xã hội, nạn suy dinh dưỡng ở trẻ em…).

Mặt khác, dân số đông và nguồn lao động dồi dào, rẻ, kể cả lao động có tay nghề của nhiều nước trong khu vực lại là điểm hấp dẫn sự đầu tư của nước ngoài (khai thác tài nguyên và chiếm lĩnh thị trường). Nó cũng đòi hỏi các nước này phải lựa chọn các mô hình phát triển kinh tế dựa trên nguồn lao động dư thừa.

b) Các nước ở Đông Nam Á đều có thành phần dân tộc khá phức tạp. Bởi vậy, vấn đề dân tộc đều được các nước chú ý giải quyết. Các dân tộc trong khu vực nói nhiều thứ tiếng khác nhau, thuộc ba dòng ngôn ngữ: dòng Nam Á, dòng Nam Đảo và dòng Hán - Tạng. Sự sặc sỡ của bức tranh phân bố dân tộc, những nét riêng về văn hoá, về tập quán sản xuất và sinh hoạt… của từng dân tộc đã tạo nên sự hấp dẫn của nền văn hoá ở đây, đồng thời cũng góp phần tạo nên tính năng động của dân cư. Tuy nhiên, sự phong phú về thành phần dân tộc, cộng với sự đa dạng về tôn giáo, tín ngưỡng trong khu vực làm cho vấn đề dân tộc ở đây đặc biệt tế nhị.

2. Vấn đề đẩy mạnh tăng trưởng và phát triển kinh tế

a) Đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế là một mục tiêu hàng đầu của tất cả các nước Đông Nam Á. Để nhằm mục tiêu này, các nước ASEAN đã dựa vào hai thế mạnh chủ yếu của mình là tài nguyên thiên nhiên và nguồn lao động. Các nước ASEAN cũng phải khắc phục hai điểm yếu cơ bản của mình là thiếu vốn và thiếu kỹ thuật tiên tiến. Từ những năm sáu mươi và bảy mươi của thế kí XX, các nước ASEAN bắt đầu áp dụng chiến lược “thay thế hàng nhập khẩu”. Trước hết, các nước này tập trung nỗ lực phát triển các ngành công nghiệp khai khoáng và các cây công nghiệp phục vụ xuất khẩu (Cao su, ca cao, dừa, cọ, dầu…). Gần đây, các nước ASEAN đã tập trung nhiều hơn vào việc phát triển các ngành công nghiệp chế biến và các hoạt động dịch vụ.

Các nước ASEAN đã áp dụng những chính sách và biện pháp khác nhau để thu hút đầu tư của nước ngoài, mở các khu chế xuất. Với những biện pháp như vậy, các nước này đã bước đầu khắc phục được những khó khăn về vốn và thực hiện được việc chuyển giao kỹ thuật.

Một số nước đã đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao như Xingapo, Malaixia và Thái Lan.

b) Trong quá trình tăng trưởng kinh tế, cơ cấu kinh tế của các nước ASEAN có những biến đổi mạnh mẽ, đặc biệt là dưới ảnh hưởng của các công ti xuyên quốc gia. Mỗi nước lựa chọn một số ngành mũi nhọn, một số sản phẩm mũi nhọn phục vụ xuất khẩu. Chẳng hạn, ở Inđônêxia là ngành khai thác và chế biến dầu mỏ, ở Xingapo là công nghiệp vi điện tử và chế biến các sản phẩm dựa vào nguyên liệu nhập (tái chế sản phẩm dầu mỏ, tái xuất khẩu cao su đã chế biến…). Công nghiệp có vị trí ngày càng cao, cơ sở hạ tầng được cải thiện và tỉ trọng của các hoạt động dịch vụ trong thu nhập quốc dân cũng tăng lên (đặc biệt là ở các nước Xingapo, Malaixia và Thái Lan)

3. Tăng trưởng kinh tế và các vấn đề xã hội

a) Đối với các nước đang phát triển nói chung và các nước Đông Nam Á nói riêng, sự tăng trưởng kinh tế còn phụ thuộc nhiều vào các nguồn lực bên ngoài và thị trường quốc tế. Hơn nữa, hai thế mạnh chủ yếu của các nước này là nguồn nguyên liệu dồi dào và nguồn lao động gía rẻ sẽ giảm ý nghĩa trong tương lai. Thứ nhất, giá xuất khẩu nguyên liệu không ngừng giảm so với giá nhập khẩu máy móc, thiết bị. Thứ hai, trong điều kiện khoa học – kỹ thuật ngày càng phát triển thì nhu cầu về sức lao động rẻ sẽ giảm đi mà thay vào đó là nhu cầu về lao động có kỹ thuật cao. Vì vậy, sự tăng trưởng của các nước này là chưa có cơ sở vững chắc.

b) Chính những điều trên đang đặt các nước Đông Nam Á vào tình trạng nợ nước ngoài rất lớn. Chẳng hạn như số nợ nước ngoài năm 1995 của Inđônêxia là hơn 124,4 tỉ đôla Mĩ, của Thái Lan là 83,1 tỉ đô la Mĩ, của Malaixia khoảng 34,3 tỉ đô la Mĩ, của Philippin là hơn 39,4 tỉ đô la Mĩ. Những khó khăn về kinh tế dễ làm tăng lạm phát và tăng tỉ lệ người thất nghiệp ở các nước này.

c) Một hậu quả xã hội khác là sự phân hoá ngày càng lớn giữa người giàu và người nghèo: giữa thành thị, các vùng được đầu tư và vùng nông thôn rộng lớn.

d) Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội của hai nước láng giềng Lào và Campuchia có những điểm khác biệt so với các nước Đông Nam Á khác. Đây là hai nước hiện có tỉ lệ sinh cao nhất và tỉ lệ tử vong của trẻ em vào loại cao của khu vực Đông Nam Á. Nền kinh tế của Lào và Campuchia phải trải qua những biến động lớn trong mấy thập niên qua do chiến tranh. Về cơ bản, nền kinh tế của hai nước này vẫn là kinh tế tiểu nông, tự cấp, tự túc. Hiện nay, Nhà nước và nhân dân hai nước Lào và Campuchia đang phấn đấu để đưa đất nước tiến lên.




ST
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top