[FONT="]CÁC TU SĨ AI CẬP CỔ ĐẠI QUAN SÁT SAO THIÊN LANG ĐỂ DỰ BÁO NƯỚC LŨ SÔNG NIN[/FONT]
Sông Nin là một con sông lớn nhất ở châu Phi chảy từ miền rừng nhiệt đới ở Trung Phi đi lên phía Bắc để vào Địa Trung Hải, mà châu thổ của nó có thủ đô Cai – rô của Ai Cập. Sông Nin dài tới 6 571 km, hàng năm có lũ lớn, nước lũ san bằng nhà cửa, làng mạc và ruộng đồng, cho nên hàng năm phải chia lại ruộng đất. Vì vậy, môn hình học đã phát triển ở đây rất sớm. Sau mỗi cơn lũ, lương thực, thực phẩm không còn, đời sống hai bên bờ sông Nin điêu đứng, sau nhiều năm quan sát thiên văn, các tu sĩ cổ đại ở Ai Cập đã nhận thấy rằng mỗi khi sao Thiên Lang ( Sirius) – là sao chòm Đại khuyển – xuất hiện vào buổi sáng thì chỉ vài tháng sau đó là có lũ lớn. Khoảng 2000 năm trước Công nguyên, các tu sĩ Ai Cập đã tiến hành quan sát sao Thiên Lang để dự báo mức nước sông Nin lên, xuống: nhờ vậy mà người dân Ai Cập biết trước để trồng trọt và thu hoạch mùa màng, biết dự trữ lương thực để phòng ngừa mất mùa, đói kém khi có lũ. Do đó, Các – Mác đã viết: “ Sự cần thiết tính chu kỳ nước sông Nin lên, xuống đã tạo nên ngành Thiên văn Ai Cập, đồng thời các tu sĩ Ai Cập đã trở thành những người chỉ đạo canh tác” ( Tuyển tập Mác – Ăng – Ghen T23.1960 bản tiếng Nga, trang 522).
Chúng ta biết Mặt Trời dịch chuyển trên hoàng đạo mỗi năm được một vòng, mỗi ngày Mặt Trời dịch chuyển một cung gần 1°, chu kỳ thời tiết là một năm lịch dương. Thời gian một ngôi sao mọc phụ thuộc kinh độ nơi quan sát và tọa độ của ngôi sao trên bầu trời. Sao Thiên Lang có độ xích bán kính là 6 giờ 45 phút, độ xích vĩ là - 16º 43’ ( Nam thiên cầu): đối với vùng châu thổ sông Nin, nó sẽ mọc vào buổi sáng trước mùa lũ vài tháng.
[FONT="]Nguồn NXBDG.
[/FONT]
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: