• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Các sự kiện tác động đến phong trào nông dân cuối thế kỷ XIV trong Việt Nam sử lược (Trần Trọng Kim)

Trang Dimple

New member
Xu
38
Các sự kiện tác động đến phong trào nông dân cuối thế kỷ XIV trong Việt Nam sử lược (Trần Trọng Kim)
-
Vua Trần Dụ Dông (1341 – 1369)

Năm 1341, thượng hoàng Minh Tông lập người em tên Hạo lên làm vua, tức vua Dụ Tông (1341 – 1369). Từ 1358 trở đi, khi thượng hoàng mất, rồi các cựu thần như Trương Hán Siêu, Nguyễn Trung Ngạn cũng mất cả, từ đó việc chính trị bỏ trễ nải. Kẻ gian thần mỗi ngày một đắc chí. Ông Chu Văn An là một nhà danh nho thời bấy giờ và đang làm quan tại triều, thấy chính trị bại hoại làm sớ dân lên xin chém bảy người quyền thần. Vua không nghe, ông ấy bỏ quan về ở núi Chí Linh.

Vua Dụ Tông về sau cứ rượu chè chơi bời, xây cung điện, đào hồ đắp núi, rồi lại cho gọi những người nhà giàu vào trong cung điện đánh bạc. Bắc vương hầu công chúa phải đặt chuyện hát tuồng và bắt các quan thi nhau uống rượu, ai uống rượu được một trăm thăng thì thưởng cho hai trật.

Chính sự như thế, cho nên giặc cướp nổi lên như ong dấy: ở mạn Hải Dương thì có giặc Ngô Bệ làm loạn ở núi Yên Phụ; ở các nơi thì chỗ nào cũng có giặc nổi lên cướp phá. Dân tình khổ sở, năm nào cũng phải đói kém. Cơ nghiệp nhà Trần bắt đầu suy từ đấy. [tr.180 – 181]

Người Chiên thấy binh thế nước Nam suy nhược, có ý khinh dễ, cho nên qua năm Mậu Thân (1368) vua nước Chiêm cho sứ sang đòi đất Hóa Châu. Việc đòi Hóa Châu này thì sử chỉ chép qua đi mà thôi. Vả bấy giờ ở nước Nam ta, vua Dụ Tông chỉ lo việc hoang chơi, không tưởng gì đến việc võ bị. [tr.182]

- Vua Trần Nghệ Tông (1370 – 1372)

“Nghệ Tông là một ông vua nhu nhược, việc gì cũng để cho người ngoại thích là Lê Quý Ly quyết đoán cả” [tr.183], không phân biệt được hiền gian để kẻ quyền thần làm loạn.

Là một ông vua rất tầm thường, chí khí đã không có, trí lược cũng kém hèn để cho kẻ gian thần lừa đảo, giết hại con cháu họ hàng, xa bỏ những kẻ trung thần nghĩa sĩ, cứ yêu dùng một mình Quý Ly cho được quyền thế đến nỗi làm siêu đổ cơ nghiệp nhà Trần. Vì Nghệ Tông mà Quý Ly ngày càng chuyên quyền, nhà Trần mới mất vào tay Quý Ly, vì sự rối loạn ấy mà giặc Minh mới có cớ mà sang cướp phá nước Nam trong 20 năm trời.

- Vua Trần Phế Đế (1377 – 1388)

Quân Chiêm Thành bấy giờ ra vào nước Nam ta như đi vào chỗ không người, cho nên trong mấy năm mà vào phá kinh thành ba lần; ba lần Thượng hoàng cùng Đế Hiễn phải bỏ thành mà chạy. Thế mà đến khi giặc về rồi, cũng không sửa sang gì để phòng bị về sau, thật là làm nhục cái tiếng con cháu Trần Hưng Đạo vương.

Trong nước bấy giờ dân tình đói khổ, nhà vua thì sợ giặc phải đưa của đi chôn ở trên núi Thiên Kiện, tức núi Kiện Khê, huyện Thanh Liêm. Ở ngoài bờ cõi thì người Chiêm nay vào đánh chỗ này, mai vào phá chỗ khác, nhà nước mỗi ngày một hèn yếu, đến nỗi phải nhờ đến lũ tăng nhân là bọn Đại nạn thiền sư đi đánh giặc Chiêm.

Thuế má thì càng ngày càng nặng. Trước dân An Nam cứ phải định ngạch chịu thuế, chết không trừ, ai đã làm lính, thì cả đời làm lính, chứ không bao giờ được làm quan. Còn những người có điền thổ thì phải đóng tiền, ai không có gì thì thôi. Khi nào có binh sự, thì những người có ruộng, có đồng dâu, hay là có đầm cá phải chịu thóc, tiền và vải, để cho quân dùng. Đến nay giặc giã luôn, kho tàng trống hốc, Đỗ Tử Bình xin với vua bắt mỗi suất đinh mỗi năm phải đóng 3 quan tiền thuế. Thuế thân sinh ra từ đấy (Đỗ Tử Bình trước đi đánh quân Chiêm Thành có tội phải đày đi làm lính. Nay không biết làm thế nào đã được phục chức). [tr.187 – 188]

- Vua Trần Nhuận Tông (1388 – 1398)

Bấy giờ trong triều thì Lê Quý Ly chuyên quyền, chọn những chân tay cho cai quản các đội quân để làm vây cánh, ngoài các trấn thì giặc giã nổi lên nhiều lắm. Ở Thanh Hóa có tên Nguyễn Thanh tự xưng là Linh Đức vương làm loạn ở Lương Giang; tên Nguyễn Kị tự xưng là Lỗ Vương làm loạn ở Nông Cống. Ở Quốc Oai thì có người sư tên là Phạm Sư Ôn nổi lên đem quân về đánh Kinh sư. Thượng hoàng, Thuận Tông và triều đình phải bỏ chạy lên Bắc Giang. Phạm Sư Ôn lấy được kinh sư, ở ba ngày rồi rút về Quốc Oai. Bấy giờ có tướng quân là Hoàng Phụng Thế đóng ở Hoàng Giang đề phòng giữ quân Chiêm Thành, nghe tin Sư Ôn phạm đất kinh sư mới đem quân về đánh lẻn bắt được Sư Ôn và phá tan giặc ấy. [tr.189 – 190]

Như vậy, vua quan ăn chơi hưởng lạc, không chăm lo, quan tâm dến sản xuất nông nghiệp, đời sống của nông dân, lại còn ra sức huy động sức người sức của của nhân dân vào phục vụ cho các cuộc chiến tranh “chinh phạt” nước Ai Lao, Chămpa. Bởi vậy, nhân dân vô cùng khổ cực. Nửa sau thế kỷ XIV đã có tới 9 lần vỡ đê, lụt lớn. Hậu quả tất nhiên của thiên tai và chiến tranh là mất mùa, đói kém, dân nghèo phải bán cả nhà cửa, con cái, ruộng vườn. Nhiều người bán mình trở thành nông nô, nô tì nhưng thân phận “gia nô của các thế gia” còn khổ cực hơn. Đó chính là những nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn xã hội gay gắt và phong trào nông dân bùng nổ. Đó là các cuộc khởi nghĩa của Ngô Bệ ở Hải Dương năm 1344, cuộc khởi nghĩa của Tề ở Bắc Giang 1354, khởi nghĩa của Nguyễn Thanh ở Thanh Hóa (1379), khởi nghĩa của Phạm Sư Ôn ở Hà Tây (1390), khởi nghĩa của Nguyễn Nhữ Cái ở Sơn Tây… Khởi nghĩa nông dân cuối thời Trần đã nói lên cuộc khủng hoảng suy thoái của vương triều Trần, những mâu thuẫn sâu sắc trong chế độ ruộng đất và nông nghiệp đương thời. Các cuộc khởi nghĩa không chỉ lôi cuốn nông dân nghèo mà còn cả hàng loạt nông nô, nô tì ở các điền trang của vương hầu quý tộ

NGUỒN :DIENDANKIENTHUC.NET*
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top