• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Các sự kiện tác động đến phong trào nông dân cuối thế kỷ XIV trong Đại Việt sử ký toàn thư (Ngô Sĩ L

Trang Dimple

New member
Xu
38
Các sự kiện tác động đến phong trào nông dân cuối thế kỷ XIV trong Đại Việt sử ký toàn thư (Ngô Sĩ Liên và các sử thần triều Lê)

Bước vào những năm 40 của thế kỷ XIV, tình hình chính trị - xã hội Đại Việt có những xáo động lớn. Năm 1341, Hiến Tông mất, thượng hoàng Minh Tông cử Hoàng tử Hạo mới sáu tuổi lên làm vua - tức Trần Dụ Tông. Trần Dụ Tông vừa lên ngôi, trong mấy năm liên tiếp thiên tai xảy ra dồn dập, nạn hạn hán, lụt lội gây ra mất mùa đói kém.

1.Trần Dụ Tông (tại vị 1341-1369)

“1341(Tân tị năm thứ 13, Nguyên Chí Chính năm thứ nhất) mất mùa đói kém kéo dài, nhân dân nhiều người trộm cướp.

1343, (Quý Mùi năm thứ 3, Nguyên Chí Chính thứ 3) cả 2vụ đều mất nạn đói rất nghiêm trọng,làm cho dân nghèo gia nô, vương hầu nổi dậy khắp nơi.

1344, (Giáp Thân năm thứ 4, Nguyên Chí Chính năm thứ 4) mất mùa, đói kém kéo dài, mùa xuân tháng 2 người Trà hương là Ngô Bệ họp bọn ở núi Yên Phụ để đi trộm cướp.

1351 (Tân Mão năm thứ 11, Nguyên Chí Chính năm thứ 11) mùa xuân tháng giêng người Thái Nguyên và Lạng Sơn tụ họp đi ăn cướp và đánh lẫn nhau, sai quân dẹp yên” [tr.631].

“1352, Nhâm Thìn năm thứ 12, Nguyên Chí Chính năm thứ 12), mùa thu tháng 7, nước sông lớn tràn lan vỡ đê Bát Khối (xã Bát tràng và xã Thổ Khối thuộc Gia Lâm ngày nay) lúa má bị ngâm, châu Khoái, châu Hồng và phủ Thuận An bị hại)” [tr.633].

“1354, Giáp Ngọ năm thứ 14 tháng 3 ngày 11 có nhật thực, bấy giờ vì đói kém nhân gian khổ vì giặc cướp có kẻ tự xưng là cháu ngoại Hưng Đạo vương, tên là Tề tụ họp các gia nô trốn tránh của các vương hầu làm giặc, cướp bóc các xứ Lạng Giang, Nam Sách” [tr 635].

“1360, Nguyên chí chính thứ 20 tháng 3 Ngô Bệ bị giết.

…Tháng 11 xuống chiếu bắt gia nô các vương hầu, công chúa đều phải thích chữ vào tràn chỉ rõ xưng hàm, kẻ nào không thích vào trán, không có tên trong sổ tức là giặc cướp, tội nặng thì trị, tội nhẹ xung làm quan nô.” [tr.644]

2.Trần Nghệ Tông

“1370, Canh Tuất Thiệu Khánh thứ nhất, Nhật Lễ tiếm ngôi, rượu chè hoang dâm, hàng ngày chỉ ham chơi, thích chơi các trò.

Sử thần Ngô Sĩ Liên bàn: Nhật Lễ tiếm ngôi trời, là người họ tôn thất nhà Trần há lại có thể điềm nhiên ngồi trông cho xã tắc nhà Trần rời sang họ khác ư. Ngay lúc bấy giờ, Nhật Lễ có tội giết Thái hậu, tiếc rằng các tôn thất nhà Trần không biết kể tội mà giết đi mà mưu chước sơ xuất vụng về, bị nó giết hại đáng thương thay.” [tr.656]

3. Thuận Tông Hoàng đế

“Mùa thu, tháng 8, 1389, Nguyễn Thanh người Thanh Hóa, tự xưng là Linh Đức trốn tránh tai nạn. Dân chúng vùng sông Lương Giang đều hưởng ứng.” [tr.314]

“Tháng 9, Nguyễn Kỵ, người Nông Cống, tụ họp bè lũ đi cướp bóc, tự xưng là Lỗ Vương Điền Kỵ.” [tr.315]

“Tháng 12/1389, nhà sư Thiên Nhiên là Phạm Sư Ôn làm phản, hô hào dân chúng tụ tập ở lộ Quốc Oai Thượng, tiếm xưng hiệu lớn, lấy Nguyễn Tông Mại người Cổ Sở, Lư Mộ: Nguyễn Khả Hành người La Xã làm Hành khiển; chiêu tập những bọn không quê quán lập các quân hiệu Thần Kì, Dũng Đấu, Vô Hạn đánh vào kinh sư.” [tr.316]

“Mùa đông, tháng 10/1392, đặt các quan cửa sông và tuần thú ở các xứ để xét bắt trộm cướp, mỗi xứ tùy vị trí xung yếu có thể đặt 3, 4 hay 5 đô.

Tháng 12 xuống chiếu rằng quân lính và dân thường hễ ai chốn việc cho nhà nước thì phải phạt 4 quan tiền, thích vào gáy 4 chữ: kẻ đầu mục thì xử tội chém, ruộng đất xung công.” [tr.318]

“Tháng 6 hạn hán.

Mùa thu, tháng 7, gió dữ, mưa lớn.

Tháng 8, động đất, nước to.

Tháng 9, có sâu lúa.” [tr.319]

4. Thiếu Đế

“Tháng 8/ 1399, tên cướp Nguyễn Nhữ Cái trốn vào núi Thiết Sơn làm giả tiền giấy tiêu dùng. Gặp lúc Thuận Tông bị giết, Khát Chân bị chém, mới chiêu dụ dân lành được hơn vạn người, hoạt động ở các xứ Lập Thạch, sông Đáy, Lịch Sơn, Tản Viên, cướp bóc bừa bãi, các châu huyện không sao chống đỡ được.” [tr.326]

5.Trần Duệ Tông

“1373, Quý Sửu, Long Khánh thứ nhất, Minh Hồng Vũ thứ 6, mùa thu tháng 8 định việc bổ xung quân ngũ, sửa đóng chiến thuyền để đánh chiếm Chiêm Thành. Hạ lệnh cho quân và dân quyên thóc cho nhà nước thưởng cho tước phảm theo thứ bậc. Năm ấy giặc cướp thi nhau nổi dậy.”

6.Trần Phế Đế

“1378, Mậu Ngọ Xương Phù năm thứ 2, Minh Hồng Vũ thứ 11 là năm có lụt lớn, kho tàng cạn kiệt triều đình phải tăng thuế đinh, mỗi người nộp 3quan bất kể có ruộng hay không. Vua Y theo, bấy giờ đương có việc dụng binh, kho tàng cạn kiệt nên Đỗ Tử Bình mới kiến nghị như thế.” [tr.680]

“1379, Kỷ Mùi năm thứ 3, Minh Hồng Vũ thứ 12, mùa hạ đại hạn, đói to. Mùa thu tháng 8 người lộ Bắc Giang là Nguyễn Bổ tự xưng là Đường Lang Tử y, lấy pháp thuật tiếm hiệu xưng vương mà làm loạn. Nhưng cuộc khởi nghĩa bị quân triều đình đánh dẹp và Nguyễn Bổ bị giết.” [tr.681]

“1381, Tân Dậu năm thư 5 Minh Hồng Vũ thứ 14 nhân có quân Chămpa kéo vào cướp phá Hồ Thuật người Diễn Châu nổi dậy bạo loạn bị xử chém. Trong thời gian này quân Chămpa lại kéo vào cướp phá vùng đất Nghệ An làm cho đời sống nhân dân thêm cùng cực, mâu thuẫn ngày càng thêm gay gắt.” [tr.683]

“1382, Nhâm Tuất năm thứ 6, Minh hồng Vũ thứ 15. Mùa thu tháng 7, nước to quân dân Nghệ An, Diễn Châu vẫn phải đi vét các cảng, đào các kênh ở Hải Tây để chuẩn bị đánh Chămpa.

“1389, Kỷ tị năm thứ 2, Minh hồng Vũ năm thứ 22, phong trào nông dân khởi nghĩa lại càng lên mạnh Đế Nghiền tức Trần Phế Đế sau khi bị giáng làm Linh Đức Vương đã bị Hồ Quý ly bức tủ và trôn ở núi An bài. Mùa thu tháng 8 người Thanh Hóa Nguyễn Thanh tự xưng là Linh Đức Vương tránh nạn ở sông Lương. Nhân dân đều hưởng ứng. Cùng lúc ở Nông Cống có Nguyễn Kỵ tập hợp bè lũ nông dân tự xưng là Lỗ Vương Điền Kỵ (tướng nước Tề thời chiến quốc nổi dây bạo loạn.” [tr.696]

“1389, Thiên Nhiên tăng là Phạm Sư Ôn làm phản tụ họp bè lũ ở lộ Quốc Oai thượng, tiếm xưng danh hiệu cho người Cổ Sở Lư Mộ là Nguyễn Tống Mại, người La Xá là Nguyễn Khả Hành làm hành khiển, chiêu tập những kẻ không quê quán làm các quân thần kỳ, dũng đấu, vô hạn đến đánh kinh sư. Hai vua sang châu Bắc Giang, Sư Ôn ở kinh sư 3ngày rồi ra đóng ở Nộn Châu. Thượng hoàng sai tướng coi quân Tả thánh dực là Hoàng Phụng Thế đi đánh dẹp. Hoàng Phụng Thế từ miệt giang (phần lưu sông Hát với sông Đáy tiến quân theo đường thủy. Quân khởi nghĩa tan vỡ. Phạm Sư Ôn bị bắt và bị giết cùng các tướng (699-700).

1392, Nhâm thân năm thứ 5, Hồ Quý Ly một người ngoại bính của nhà Trần đã nắm quyền bính trong triều đặt quân tuần tiễu và canh giữ các sông, ải, lộ, để đàn áp phong trào nổi dậy. Nhưng các cuộc khởi nghĩa vẫn liên tiếp nổ ra. Tình hình sản xuất thấp kém, hạn hán bão lụt, sâu cắn lúa hoành hành.

1399, Kỷ Mão, Kiến Tân năm thứ 2, Minh Doãn văn kiến Văn năm thứ nhất tình hình nhà Trần hết sức rối ren. Hồ Quý Ly lập mưu giết Trần Thuận Tông và phe chống đối của Trần Khát Chân tổng cộng trên 370người. Nguyễn Nhữ Cái vốn là người trước kia trốn vào núi thiết sơn làm tiền giây giả nhân tình hình đó đã triệu tập nhân dân hơn 1 vạn người nổi dậy trên 1 địa bàn rộng lớn ở các vùng Lập thạch vĩnh Phúc, Đáy Giang Sơn Tây, Đà Giang Hòa Bình. Quan quân chịu nhiều vất vả mà không chế ngự được.” [tr.722]

=> Những sự kiện trên cho chúng ta thấy rằng: có rất nhiều nguyên nhân để bùng nổ phong trào như: thiên tai, mất mùa, nạn đói xảy ra, ... sự xa đọa của các tầng lớp quý tộc cầm quyền nhà Trần, làm đời sống nhân dân khổ cực, sự bất lực trước các cuộc xâm lược và yêu sách của nước ngoài chính là những nguyên nhân cơ bản làm bùng nổ phong trào nông dân cuối thế kỉ XIV.

- Vương triều Trần, từ vua Trần Dụ Tông (1341 – 1369) trở về sau, ngày càng đi vào con đường suy tàn. Vua quan đua nhau ăn chơi hưởng lạc, không còn chăm lo đến đời sống của nông dân như trước. Trong nội bộ tầng lớp quý tộc cầm quyền chia bè phái, mâu thuẫn, giết hại lẫn nhau để tranh giành địa vị, quyền lực ngày càng khốc liệt, điển hình là một số vụ quý tộc đại thần nhà Trần.

- Đời sống cực khổ của các tầng lớp nhân dân: Vua quan, quý tộc ăn chơi hưởng lạc, không chăm lo thực hiện chức năng của nhà nước, lại còn ra sức huy động sức người, sức của của nhân dân phục vụ cho các cuộc chiến tranh “ chinh phạt” các nước Ai Lao, Champa, bởi vậy đời sống nhân dân vô cùng cực khổ. Nửa sau thế kỉ XIV đã có tới 9 lần vỡ đê, lụt lớn, 11 lần hạn hán, dẫn đến hậu quả mất mùa, đói kém, dân nghèo phải bán cả nhà, con cái, ruộng vườn.

Sống trong hoàn cảnh cùng cực đó, nhiều người phải bán mình trở thành nông nô, nô tì của tầng lớp quan lại, nhưng cuộc sống thân phận “gia nô của các thế gia” còn khổ cực hơn. Đó chính là nguyên nhân dẫn đến mẫu thuẫn xã hội gay gắt và phong trào khởi nghĩa nông dân cuổi thế kỉ XIV bùng nổ. Đó là các cuộc khởi nghĩa của Ngô Bệ ở Hải Dương năm 1344, cuộc khởi nghĩa của Tề ở Bắc Giang năm 1354, … Lực lượng tham gia đông đảo là nông dân nghèo, nông nô, nô tì trong các điền trang của vương hầu, quý tộc Trần. Điều đó chứng tỏ từ nửa cuối thế kỉ XIV, xã hội Việt Nam đã bước vào cuộc khủng hoảng, vương triều Trần đã suy thoái.

- Sự bất lực trước các cuộc xâm lược và yêu sách của nước ngoài.

Nửa cuối thế kỉ XIV, vua Champa thường xuyên đánh phá vùng biên giới phía nam Đại Việt và cũng đã có vài ba lần tiến quân đánh phá kinh thành Thăng Long. Vua Trần phải đi lánh nạn. Nhiều lần vua Trần đem quân chống cự nhưng không ít lần bị thất bại như các lần vào năm 1376, 1378, 1383, 1389.

Nguy cơ xâm lược đất nước ta của nhà Minh ngày càng đến gần, nhưng vương triều Trần đã bất lực, không còn đủ khả năng để tổ chức, lãnh đạo dân tộc kháng chiến như trước đó.

Tầng lớp quý tộc vừa nắm giữ các chức vụ chủ chốt ở triều đinh và ở chính quyền địa phương, vừa có rất nhiều đặc quyền, đặc lợi, có rất nhiều điền trang, thái ấp cùng nông nô, nô tì, đã đưa đến sự phát triển mạnh mẽ quan hệ, bóc lột nông nô, nô tì của quý tộc trong xã hội. Vào cuối thế kỉ XIV, sau một thời gian phát huy được mặt tích cực đối với sự phát triển kinh tế, ổn định xã hội, thì vào cuối Trần, quan hệ bóc lột đó đã bộc lộ mặt tiêu cực, đời sống nông nô, nô tì do bị bóc lột triệt để trở nên hết sức cực khổ, nông dân nghèo bị bần cùng hóa đã dẫn đến mâu thuẫn xã hội gay gắt và phong trào nông dân khởi nghĩa cuối Trần. Khởi nghĩa nông dân cuối triều Trần, nhưng mâu thuẫn sâu sắc trong chế độ ruộng đất và nông nghiệp đương đại. Các cuộc khởi nghĩa không chỉ lôi cuốn nông dân nghèo mà còn cả hàng loạt nông nô, nô tì ở các điền trang của vương hầu, quý tộc.

Chính vì điều kiện khó khăn như vậy nên nhiều cuộc khởi nghĩa đã nổ ra, dân nghèo nổi dậy khắp nơi.

Năm 1344, dưới lá cờ của Ngô Bệ nông dân nổi dậy ở vùng núi Yên Phụ (Hải Dương) đánh phá nhà cửa của quan lại, địa chủ.

1357 – 1358, nghĩa quân Ngô Bệ lại bùng lên ở Yên Phụ.

1354, Tề tự xưng là cháu ngoại của Trần Hưng Đạo tụ tập các gia nô bỏ trốn.

1379, ở Thanh Hóa, Nguyễn Thanh tụ tập nông dân khởi nghĩa.

1390, nhà sư Phạm Sư Ôn phất cờ khởi nghĩa ở Quốc Oai (Hà Tây).

1399, khởi nghĩa của Nguyễn Nhữ Cái ở vùng Sơn Tây, Vĩnh Phúc.

Ta nhận thấy, các cuộc khởi nghĩa thời kỳ này mang tính tự phát, lẻ tẻ, do vậy chỉ diễn ra trong thời gian ngắn.

Thành phần tham gia đông đảo không chỉ lôi cuốn nông dân nghèo mà còn cả hàng loạt nông nô, nô tì ở các điền trang của vương hầu,quý tộc.

Hầu hết các cuộc khởi nghĩa đều thất bại.

Mặc dù các cuộc khởi nghĩa nông dân diễn ra lẻ tẻ nhưng lại diễn ra liên tiếp. Tức sau một phong trào nông dân này bị đàn áp lại có phong trào khác nổi lên thay thế. Phong trào nông dân thời kỳ này tựa như những con sóng nối lên liên tiếp.

Mục tiêu của các cuộc khởi nghĩa là lấy của người giàu chia cho người nghèo. Các cuộc đấu tranh nhằm vào quý tộc, vương hầu, khởi nghĩa của Phạm Sư Ôn còn tấn công vào cả triều đình.

Khởi nghĩa nông dân cuối thời Trần kéo dài ngót nửa thế kỷ XIV, thể hiện tinh thần chiến đấu bền bỉ, sức mạnh vùng lên của các tầng lớp bị áp bức chống chế độ nhà Trần. Đó là những sự kiện lịch sử quân sự phủ đầy những trang sử cuối thời Trần. Các cuộc khởi nghĩa tuy đều bị thất bại nhưng nó đã báo hiệu tình hình nguy biến của nhà nước quân chủ phong kiến nhà Trần. Nhận rõ thời cơ đó, Hồ Quý Ly đã từng bước nắm được các quyền lực quân sự, tạo được những uy đầu tiên để nắm lấy chính quyền vào năm 1400

NGUỒN : DIENDANKIENTHUC.NET*
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top