• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Các sự kiện tác động đến phong trào nông dân cuối thế kỷ XIV trong Đại Việt sử ký tiền biên

Trang Dimple

New member
Xu
38
Các sự kiện tác động đến phong trào nông dân cuối thế kỷ XIV trong Đại Việt sử ký tiền biên

Năm 1343. Năm mất mùa, dân nhiều người làm trộm cướp, gia nô của vương hầu lại càng quá đáng.

Sử thần Ngô Thì Sĩ bàn: Dụ Tông lên ngôi đến khi ấy 4 năm, nạn đói kém luôn chép vào sử sách. Dân chúng cũng cùng cực lắm đấy mà nghe có lệnh miễn thuế cấp chuẩn cho người nghèo kiêu tiểu nhân bị đói rách thúc bách; còn nghĩ gì đến liêm sỉ thà rằng cầu may có thể nhảy ra ngoài vòng pháp luật chẳng hơn là sớm chiều có thể chết hay sao? Còn như việc Trâu Canh vụng trộm với gái, Bùi Khoan uống trộm rượu vua lại quý trọng bề trên thưởng cho kẻ ăn trộm mà dân làm theo. Vốn là như thế thì muốn mượn sức của phong đoàn để đánh giặc có đám lau sậy hết được chăng. [tr.440 – 441]

Năm 1344, Ngô Bệ tụ tập đồng bọn ở núi Yên Phụ (Hải Hưng) làm trộm cướp.

Năm 1348, mùa hạ tháng 5 hạn, mùa thu tháng 7 nước to.

Năm 1351, người Thái Nguyên và Lạng Sơn tự họp làm trộm cướp đánh lẫn nhau. [tr.442]

Mùa thu tháng 7 năm 1352, nước to chảy lan tràn, lúa mạ bị ngập thiệt hại.

Quý Tỵ (Thiệu Phong) năm thứ 13 (1353) mùa xuân, tháng giêng ban chiếu cho các vương hầu đóng thuyền chiến tạo khí giới luyện tập quân sĩ. [tr.444]

Tháng 3 ngày 1, có Nhật thực (1354) bấy giờ vào năm đói, nhân dân lại lao khổ vì trộm cướp, có ngườ xưng là cháu ngoại của Hưng Đạo Vương tên là Tề tụ họp các gia nô bỏ trốn của vương hầu làm trộm cướp ở các xứ Lạng Sơn, Nam Sách.

Sử thần Ngô Thì Sĩ bàn: “Khi nhà Trần thịnh vượng đánh đuổi giặc Hồ, giữ gìn thế nước, nhờ sức gia nô của vương hầu rất nhiều. Đến khi nhà Trần suy, tản ra làm trộm cướp, tụ tập thì làm giặc, tai hại cho gia nô của vương hầu càng lắm. Các vương hầu Trần đều được cho mở đệ đệ nuôi gia đống, cho nên mối tệ lưu lại đến đời sau, có lẽ bắt nguồn từ đấy chăng?

Huệ Túc không thành công ở Chiêm Thành, Hưng thiếu thi cũng không có công trạng với Chế Nô, đều là bọn nhỏ mọn tầm thường chỉ biết chạy ngựa mà chơi đạn vàng mang chim ưng ăn chả gà. Vui đàn hát trong nhà lộng lẫy, khoe cung têm với bọn theo vương hầu không nghe người khách có lời “muốn ăn cá”. Bọn gia nô có ước nguyện được miễn đánh đập họ, coi họ như cỏ rác, nuôi họ như súc vật. Những người tài năng không được biểu dương trong triều mà để mặc họ bị đê nén. Kẻ hèn lắm thì không thương gia đình họ mà để mặc bọn họ đói rét. Cho nên họ phóng đãng thích hò hét trong đời gió bụi, bọn hèn hạ thì chỉ nghĩ đến sự ăn uống được no nê. Vì thế cho nên làm cho họ không đi khắp bốn phương mà làm trộm cướp. [tr.445-446]

Năm 1358, từ tháng 3 đến tháng 7 hạn, sâu cắt lúa, cá chết nhiều. Ngô Bệ đem quân tụ họp ở núi Yên Phụ dựng cờ lớn, tiêm ngoi Yết Bảng rằng “Phát chẩn cứu dân nghèo”. Từ Thiên Liêu đến Chí Linh, Bệ đều chiếm giữ.

Mùa đông tháng 11, ban chiếu cho An phủ sứ lộ đem quân đội phong đoàn bắt bọn trộm cướp.

Năm 1378 nạn đói.

Mùa thu tháng 8, người lộ ở Bắc Giang là Nguyễn Bố khởi nghĩa.

ð Những khó khăn do cuộc chiến tranh xâm lược của đế chế Mông – Nguyên.

Ở nửa sau thế kỉ XIII dần dần được khắc phục. Xã hội Đại Việt trở lại ổn định trong một thời gian. Tầng lớp quý tộc nhân đó chuyển sang hoạt động mở rộng điền trang, thái ấp, tăng thêm số lượng nông nô, nô tì, củng cố địa vị thống trị ở địa phương.

Ở Trung ương, đến thời vua Trần Dụ Tông, những hiện tượng suy thoái ngày càng tăng thêm. Dụ Tông sai đào hồ lớn ở vườn ngự, chất đá làm núi, bốn mặt đào kênh thông với cống lớn để lấy nước vào hồ, làm chỗ vui chơi. Sau đó, Dụ Tông còn sai người đào thêm hồ khác, bắt dân các huyện ở Hải Đông chở nước mặn về chứa để nuôi các loại hải sản. Bọn quan lại cũng nhân đó thả sức bắt quan xây dựng dinh thự, chùa chiền nuôi con hát chơi bời. Xuất hiện hàng loạt tên nịnh thần và việc triều chính bị lũng đoạn. Để lấy uy quyền, vua Trần đã nhiều lần đem quân đi đánh Ai Lao ở mạn tây Nghệ, có lúc bị thua to, đốc tướng Đoàn Nhữ Hai bị giết. Từ sau thất bại trong trận tấn công vào Chămpa năm 1318, nhà Trần không còn sức khống chế nước này. Tình hình ở các vùng đất phía Nam, đặc biệt là hai châu, O, Lý (Thuận Hóa) mới được sáp nhập, luôn luôn mất ổn định vì tăng thêm quan. Những cuộc chiến tranh với Ai Lao, Chămpa đã buộc nhà Trần phải huy động nhiều của cải lương thực, binh lính, gây thêm nhiều hàng loạt khó khăn cho nhân dân.

Từ đầu thế kỉ XIV, do mất mùa đói kém, nông dân đã phải bán vợ, bán con, bán mình làm nô tì cho quý tộc, địa chủ giàu có. Bọn này nhân đó xâm chiếm hoặc mua rẻ ruộng đất, mở rộng điềm trang, tăng thêm số người làm. Nhiều nhà chùa cũng trở thành chủ đất lớn với rất nhiều điền nô.

Cùng với tình trạng đó, các cuộc chiến tranh với Ai Lao, Chămpa lại buộc nông dân nghèo phải bỏ ruộng đồng. Nhà nước không còn sức quan tâm đến sản xuất nông nghiệp, sửa đập và bảo vệ đê điều, các công trình thủy lợi. Trong nửa sau thế kỉ XIV, đã có 9 lần đê vỡ, lụt lớn. Có những năm vừa hạn, vừa lụt như năm 1348, 1355, 1393… Hậu quả tất nhiên của thiên tai và chiến tranh là mất mùa, đói kém. Chỉ tính từ đầu thế kỷ XIV cho đến năm 1379, đã có hơn 10 nạn đói lớn, dân nghèo phải bán nhà cửa, con cái, ruộng vườn.

Năm 1343, đại hạn, mất mùa, dân nghèo nổi dậy khắp nơi. Năm 1344, dưới lá cờ khởi nghĩa của Ngô Bệ, nông dân nổi dậy khởi nghĩa.

Năm 1379, ở Thanh Hóa, Nguyên Thanh tụ tập nông dân khởi nghĩa tự xưng là Linh đức vương.

Đầu năm 1390, nhà sư Phạm Sư Ôn khởi nghĩa ở Hà Tây.

Cuộc khởi nghĩa nông dân nói lên sự khủng hoảng của triều đình phong kiến. Những sự kiện được liệt kê có tác động trực tiếp đến phong trào nông dân. Nó không chỉ phản ánh sự suy thoái của xã hội phong kiến mà còn là một trong những nguyên nhân khiến cho khởi nghĩa nông dân nổ ra.

NGUỒN :DIENDDANKIENTHUC.NET*
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top