Các Sở GD&ĐT phải báo cáo tình trạng bạo lực học đường
Bộ GD&ĐT vừa có công văn yêu cầu các Sở Giáo dục chỉ đạo các trường phải thống kê cụ thể những vụ bạo lực, kết quả xử lý cũng như công tác phòng ngừa, ngăn chặn từ xa để gửi báo cáo về Bộ trước ngày 15/12.
Thứ trưởng Trần Quang Quý nêu rõ, thời gian qua, tình trạng học sinh phổ thông đánh nhau diễn biến ngày càng phức tạp. Những vụ học sinh dùng hung khí đánh nhau trước cổng trường, trong trường học, nữ sinh đánh bạn hội đồng, làm nhục bạn gây hậu quả nghiêm trọng và bức xúc trong dư luận.
Tình trạng bạo lực học đường ngày càng nghiêm trọng. Ảnh chụp từ clip.
Bên cạnh đó, Bộ Giáo dục cũng yêu cầu các Sở tăng cường công tác giáo dục, tuyên truyền, tổ chức sinh hoạt chuyên đề nhằm nâng cao nhận thức của học sinh trong việc “nói không với hành vi bạo lực”. Các trường phải thống kê cụ thể những vụ bạo lực, kết quả xử lý cũng như công tác phòng ngừa, ngăn chặn từ xa để gửi báo cáo về Bộ trước ngày 15/12.
Tại hội thảo quốc gia phòng chống bạo lực, xâm hại trẻ em do Bộ GD&ĐT phối hợp Bộ LĐTB&XH tổ chức vào tháng 9, đại diện Vụ Công tác học sinh, sinh viên (Bộ GD&ĐT) cho biết, từ đầu năm học 2009-2010 đến nay, toàn quốc xảy ra 1.598 vụ học sinh đánh nhau, trong đó 881 học sinh bị kỷ luật khiển trách, 1.558 em bị cảnh cáo và 735 em bị buộc thôi học có thời hạn. Riêng năm 2009-2010, có 7 vụ việc học sinh đánh nhau dẫn đến chết người.
Theo VnExpress.
Bộ GD&ĐT vừa có công văn yêu cầu các Sở Giáo dục chỉ đạo các trường phải thống kê cụ thể những vụ bạo lực, kết quả xử lý cũng như công tác phòng ngừa, ngăn chặn từ xa để gửi báo cáo về Bộ trước ngày 15/12.
Thứ trưởng Trần Quang Quý nêu rõ, thời gian qua, tình trạng học sinh phổ thông đánh nhau diễn biến ngày càng phức tạp. Những vụ học sinh dùng hung khí đánh nhau trước cổng trường, trong trường học, nữ sinh đánh bạn hội đồng, làm nhục bạn gây hậu quả nghiêm trọng và bức xúc trong dư luận.
Tình trạng bạo lực học đường ngày càng nghiêm trọng. Ảnh chụp từ clip.
Thứ trưởng chỉ đạo các Sở phải chủ động làm việc với cơ quan công an, hội cha mẹ học sinh, đoàn TNCS Hồ Chí Minh, hội phụ nữ, hội cựu chiến binh, hội khuyến học, hội cựu giáo chức... ở địa phương, từ đó xây dựng kế hoạch phối hợp để chỉ đạo các trường và đơn vị liên quan triển khai giải pháp phòng ngừa từ xa. Các trường hợp vi phạm nhất thiết phải xử lý nghiêm khắc.
Tại hội thảo quốc gia phòng chống bạo lực, xâm hại trẻ em do Bộ GD&ĐT phối hợp Bộ LĐTB&XH tổ chức vào tháng 9, đại diện Vụ Công tác học sinh, sinh viên (Bộ GD&ĐT) cho biết, từ đầu năm học 2009-2010 đến nay, toàn quốc xảy ra 1.598 vụ học sinh đánh nhau, trong đó 881 học sinh bị kỷ luật khiển trách, 1.558 em bị cảnh cáo và 735 em bị buộc thôi học có thời hạn. Riêng năm 2009-2010, có 7 vụ việc học sinh đánh nhau dẫn đến chết người.
Theo VnExpress.