Các quan điểm khác nhau về con người trong quản lý (tâm lý học quản lý)

Ngọc Suka

Cộng tác viên
Từ các quan điểm khác nhau về con người trong quản lý. Hãy nêu và phân tích các biện pháp quản lý tương ứng? (Tâm lý học quản lý)
teamwork.jpg

Trả lời:
Con người là tổng hoà cácquan hệxã hội, con người sống trongxã hộivà không thể tách rờixã hộido đóquản lýcon người không thể tách rời xã hội. Có thể nói “Quảncon người một cách có khoa học là phải thiết lập được sự hài hoà,tối ưugiữa những lợi ích, nguyện vọng và sự phát triển của cá nhân, tập thể cũng như phải điều hoà được những yêu cầu của cá nhân, tập thể vàxã hộivới nhau”.

Từ đó, có rất nhiều quan điểm khác nhau về con người trong quản lý:

Quan điểm thứ nhất: Thuyết về hệ thống nhu cầu con người của Maslow. Thuyết này cho rằng, con người có năm nhu cầu cơ bản được xếp theo thứ tự:

1. Nhu cầu cơ thể: ăn, mặc, ở đảm bảo cho con người tồn tại.

2. Nhu cầu an toàn: tính mạng, tài sản.

3. Nhu cầu văn hóa tinh thần, giao lưu tình cảm.

4. Nhu cầu được tôn trọng.

5. Nhu cầu tự khẳng định trong xã hội và cộng đồng.

Dựa vào thuyết này, nhà quản lý phải biết được người dưới quyền mình đang lao động vì nhu cầu nào là nhu cầu nổi trội để có biện pháp quản lý tương ứng.

Quan điểm thứ hai: Thuyết lưỡng phân trong quản lý của Mc Gregor.

Thuyết nàu cho rằng trong thực tế có hai loại người: loại người thứ nhất có bản tính lười lao động, họ luôn tìm cách trốn tránh lao động (kí hiệu là X); loại thứ hai là người chăm chỉ, ham thích công việc, coi công việc là nhu cầu của mình, có tinh thần trách nhiệm trong lao động (kí hiệu là Y).

Dựa vào những phân tích ở trên, nhà quản lý phải có các biện pháp quản lý phù hợ với từng loại người: Người X phải dùng kỉ luật sắt; người Y chủ yếu động viên, khích lệ họ làm việc.

Quan điểm thứ ba: Thuyết sinh học của Elton Mayo.

Thuyết này đã đưa ra những quan điểm như sau:

- Cá nhân dưới quyền những con người khác nhau, có nhu cầu nguyện vọng khác nhau, có mục đích lao động khác nhau. Do đó, phải tôn trọng cái riêng của mỗi con người.

- Cá nhân không sống biệt lập mà có quan hệ với những người khác, mà những mối quan hệ này lại ảnh hưởng đến sức lao động của họ. Do đó, cần quan tâm đúng mức các mối quan hệ này để đảm bảo sức khỏe, công việc của người lao động.

Quan điểm thứ bốn: Thuyết về điều kiện lao động của Heberg.

Theo thuyết này, có hai điều kiện con người chú ý đến khi lao động:

Điều kiện thứ nhất: đảm bảo chế độ lương bổng, điều kiện làm việc cụ thể.

Điều kiện thứ hai: sự thừa nhận, sự tôn trọng của cấp trên, giao cho họ những nhiệm vụ họ ưa thích…

Quan điểm thứ năm: Thuyết về một số quy luật tâm lý của Paplôp.

Thuyết này đã đưa ra một số quan điểm như sau:

- Con người tồn tại và hoạt động trước hết vì nhu cầu, lợi ích khác nhau cùng các cách thức, phương thức thỏa mãn nhu cầu khác nhau.

- Con người có cách ứng xử, hành vi, cử chỉ khác nhau do các thuộc tính tâm lý khác nhau.

- Con người có giới hạn tâm lý nhất định trước cám dỗ, cưỡng bức… nếu quá ngưỡng con người có thể nổi dậy phá phách, suy thoái biến chất…

Đó là năm quan điểm chung về con người trong quản lý, vậy quan điểm quản lý của người Việt Nam về con người có những quan điểm như thế nào?

Đảng Cộng sản Việt Nam quan niệm: con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển kinh tế xã hội. Vì xét về mặt học thuật có thể thấy: Người Việt Nam có nhiều ưu điểm: cần cù, chịu khó, căn cơ và có khả năng thích ứng rất cao với môi trường sống thay đổi; xét về xử lý các công việc nghiêng về tình hơn về lý, giàu lòng nhân ái… Đó là những ưu điểm, tuy nhiên cũng có một số hạn chế nhất định.

Từ những quan điểm trên, các nhà quản lý đã đưa ra một vài phương pháp quản lý con người:

Phương pháp thứ nhất: Phương pháp thuyết phục

Nội dung của phương pháp: là cách thức tác động vào nhận thức của con người bằng lý lẽ làm cho con người nhận thức đúng đắn và tự nguyện thừa nhận các yêu cầu của nhà quản lý. Từ đó có thái độ và hành vi phù hợp với các yêu cầu đó.

Cơ sở của phương pháp: Nhận thức là cơ sở của thái độ và hành vi của con người, nhận thức đúng sẽ có thái độ và hành vi đúng.

Đặc điểm của phương pháp:

- Đây là phương pháp cơ bản để giáo dục con người. Cho nên, nhà quản lý phải dùng lí lẽ của mình để thay đổi nhận thức đối tượng.

- Phương pháp này gắn với tất cả các phương pháp vì nhận thức là bước đầu tiên trong hoạt động của con người.

- Bản chất con người là tốt, không ưa sự cưỡng bức về tư tưởng do đó càn nhẹ nhàng thuyết phục để đối tượng có thể nhận ra đúng, sai.

Cách thực hiện:

- Tiếp cận người dưới quyền bằng thiện chí, tạo cảm giác thoải mái.

- Chính nhà quản lý thuyết phục hoặc người có uy tín thuyết phục.

- Có thể thuyết phục chung đối với tất cả mọi người hoặc thuyết phục riêng khi có vấn đề vướng mắc ở từng cá nhân.

Phương pháp thứ hai: Phương pháp kinh tế

Nội dung của phương pháp: Là cách thức tác động của nhà quản lý đến đối tượng quản lý thông qua các lợi ích kinh tế để kích thích tính tích cưc của đối tượng quản lý.

Cơ sở của phương pháp: Các quy luật kinh tế và quy luật tâ, lý của con người tác động vào các lợi ích kinh tế là tác động vào nhu cầu cơ bản của con người.

Đặc điểm của phương pháp:

- Phương pháp này rất nhạy bén, linh họa vì nó tác động đến lợi ích thiết thân của con người.

- Không hạn chế về quan hệ tổ chức và không phụ thuộc về mặt hành chính.

- Tăng cường được tính chủ động cho cá nhân và tập thể, giảm bớt được sự kiểm tra đôn đốc chi ly của nhà quản lý.

- Phương pháp này là phương pháp đặc trưng cho cơ chế quản lý trong nền kinh tế thị trường và mức độ áp dụng có thể khác nhau.

Cách thức thực hiện:

- Định hướng cho đối tượng bằng nhiệm vụ, kế hoạch, hợp đồng…

- Hướng dẫn hợp đồng với đối tượng bằng chính sách lương, chia lợi nhuận, sử dụng các định mức, các đòn bảy kinh tế.

- Điều chỉnh hoạt động của đối tượng bằng các chế độ thưởng phạt, vật chất, gắn bó trách nhiệm vật chất với các hoạt động của đối tượng.

Phương pháp thứ ba: Phương pháp hành chính – tổ chức

Nội dung của phương pháp: Là cách thức tác động của chủ thể đến đối tượng bằng quan hệ tổ chức và quyền lực hành chính.

Cơ sở của phương pháp: Các quy luật tổ chức; quan hệ tổ chức (quan hệ quyền uy và phục tùng quan hệ cá nhân và tổ chức).

Đặc điểm của phương pháp:

- Đây là phương pháp cưỡng bức đơn phương, một bên ra quyết định, một bên phục tùng.

- Mức độ cưỡng bức tùy theo tính chất của từng bộ máy và tùy theo từng tình huống quản lý.

- Phương pháp này khơi dậy sức mạnh của tổ chức, xác lập trật tự, kỷ cương của bộ máy giúp cho quyết định quản lý được thực thi nhanh chóng và chính xác.

Cách thực hiện:

- Tác động về mặt tổ chức: ban hành các quy định, quy ước để có cơ sở điều chỉnh các hành vi của đối tượng.

- Tác động điều chỉnh bằng các mệnh lệnh khi bộ máy có sự cố.

Phương pháp thứ bốn: Phương pháp tâm lý giáo dục

Nội dung của phương pháp: Là cách thức tác động của chủ thể đến đối tượng quản lý thông qua đời sống tâm lý cá nhân: tâm tư, nguyện vọng…

Cơ sở của phương pháp: Các chức năng và quy luật tâm lý của con người.

Đặc điểm của phương pháp:

- Phương pháp tâm lý giáo dục không có mục tiêu riêng, nó nằm ngay trong các phương pháp khác với ý nghĩa nâng cao hiệu quả của các phương pháp khác và thu phục nhân tâm con người. Qua đó, nâng cao hiệu quả quản lý.

- Đặc trưng cơ bản là tính thuyết phục bằng lý trí, tình cảm của chủ thể quản lý để tạo lòng tin và ý thức vai trò của mỗi cá nhân đề cao nhân cách con người.

- Nhà quản lý thường thành công trong việc sử dụng phương pháp này khi nắm vững và đánh trúng tâm lý đối tượng.

Cách thức thực hiện:

- Quan tâm thỏa đáng đến đời sống vật chất và tinh thần của người lao động, tìm cách khơi dậy họ ở ý thức trách nhiệm và gắn bó với bộ máy.

- Phối hợp với các phương pháp khác nhưng chủ yếu là tác động vào tâm lý con người.

- Hướng giáo dục: kết hợp với thuyết phục để giáo dục đối tượng nhưng không tách rời các lợi ích của cá nhân và tập thể… Chú ý giáo dục bằng lòng nhân ái, dùng tình cảm để cảm hóa con người.

Từ các quan điểm và phương pháp trên, chúng ta có thể thấy rằng: Muốn quản lý có hiệu quả một bộ máy phải biết vận dụng linh hoạt các phương pháp quản lý. Tùy từng tình huống, tùy từng điều kiện cụ thể phải phối hợp đồng bộ các phương pháp quản lý. Không sử dụng một phương pháp duy nhất trong các tình huống quản lý nhưng trong đó phương pháp kinh tế vẫn được coi trọng.
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top