Đóng góp của trường phái luật Glossator là đi trình bày, làm rõ đối tượng, phương pháp nghiên cứu, mục đích, hệ quả..Cùng với luật La Mã, luật glossator đã góp phần vào sự hình thành hệ thống luật chung châu Âu. Sau đây là một số gợi ý
Thế hệ I: trường phái Glossator – bình chú dân luật, hình thành từ thế kỉ XI đến thế kỉ XIII ở Belogne (Ý).
- Đối tượng nghiên cứu: tập hợp các quan điểm, tập trung sự nhiên cứu vào việc giải thích các chế định pháp luật La Mã theo nghĩa gốc nguyên thủy của nó trong Corpus Juris civilis
- Phương pháp nghiên cứu: cơ cấu lại, đưa thêm lời chú giải
- Mục đích: làm rõ, giúp hiểu hơn về các quy phạm pháp luật
Trong giai đoạn này, một số văn bản luật La Mã đã bị bãi bỏ như các chế định về chế độ nô lệ, một số lĩnh vực quan hệ xã hội lúc này được diều chỉnh bởi luật giáo hội (canon law) như cac vấn đề về hôn nhân và thừa kế. Trường phái Glossator đã đạt được những thành tựu to lướn vào giữa thé kỉ XIII với tác phẩm đồ sộ của Accursius (1182 – 1236).
Trong công trình Great Gloss của Accursius có đến 960000 lời chú giải về luật La Mã cổ đại.
Thế hệ II: Trường phái bình luận luật (Post – Glossator), xuất hiện vào khoảng cuối thế kỉ XIII. Đây cũng là trường phái pháp luật của Italia.
- Đối tượng nghiên cứu: digest + luật giáo hội
- Phương pháp nghiên cứu: kế thừa và phát triển phương pháp nghiên cứu của trường phái bình chú luật. Ở giai đoạn sau, nâng cao tính thích ứng của luật La Mã và luật giáo hội với hoàn cảnh đương thời.
Bartolus De Sassoferatto (1314 – 1357) là đại diện của trường phái này. Tiến xa hơn trường phái chú giải, trường phái bình luận tìm cách giải thích cac quy định của luật La Mã phù hợp với những điều kiện mới. Việc nghiên cứu pháp luật lúc này không chỉ tập trung vào Corpus Juris Civilis mà còn cả luật giáo hội, không chỉ nghiên cứu lí thuyết mà còn cả phương diện áp dụng pháp luật, đặc biệt là trong các lĩnh vực luật thương mại và xung đột pháp luật
Có thể nói, Glossator là trường phái có nhiều ảnh hưởng trong việc phát triển khoa học pháp lí ở châu Âu.