• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Các nhà thiên văn

Tala_Ruri

New member
Xu
0
ARISTARCHUS

Aristarchus là một nhà thiên văn học Hy Lạp nổi tiếng. Ông đã công nhận rằng Trái Đất tự quay quanh trục và quay quanh Mặt Trời (điều này trái ngược hoàn toàn với quan niệm của gần như toàn bộ các nhà thiên văn khi đó coi Trái Đất là tâm cố định của vũ trụ).

Mô hình nhật tâm của ông về Vũ trụ được ông phát biểu dựa vào những quan sát Mặt Trời, chuyển động của Trái Đất, các vì sao. Tuy nhiên công trình duy nhất mà người ta còn lưu giữ được của ông là Độ sáng biểu kiến khoảng cách từ Mặt Trăng tới Mặt Trời. Tên của ông cũng được đặt cho một ngọn núi lửa trên mặt trăng.

Thuyết nhật tâm là mô hình của hệ Mặt Trời, trong đó nói là Mặt Trời là trung tâm, các hành tinh chuyển động xung quanh với quỹ đạo tròn - hình dạng quỹ đạo phụ thuộc vào khoảng cách. Giả thuyết đó được đưa ra lần đầu tiên bởi Aristarchus trong công trình nghiên cứu của ông có tên là Sự xoay vòng của các hành tinh trong không gian, sau này mới được Nicolas Copernics (1473-1543) đưa ra những chứng minh đầu tiên. Mô hình nhật tâm đưa ra đã chống lại mô hình địa tâm mà từ lâu con người ta đã công nhận - Trái Đất là trung tâm vũ trụ.

---------------------------------------
TYCHO BRAHE

Tycho Brahe sinh ngày 14/12/1546 tại Đan Mạch trong 1 gia đình quí tộc.
Có thể nói, Brahe là một trong những nhà Thiên văn có nhiều đóng góp nhất trong lịch sử Thiên văn học.
Từ nhỏ, Brahe đã tỏ ra rất yêu thích Thiên Văn và bắt đầu quan sát Thiên Văn vào năm 1563, 1 năm sau khi vào học tại đại học Leipsig.
Tháng 11 năm 1572, Brahe quan sát một sao mới trong chòm Cassiopeia (Thiên Hậu) và phát hiện đay là một sao siêu mới (super nova) ở rất xa trong Thiên hà của chúng ta.
Năm 1575, Brahe cho xây dựng đài Thiên văn Uraniborg. Trong 20 năm liền làm việc tại đài Thiên văn này, ông đã quan sát Mặt Trăng, các hành tinh và các sao chổi.
Những quan sát của Brahe đã giúp ông lập được danh mục 788 sao với tọa độ tương đối chính xác, lập bảng khúc xạ của ánh sáng trong khí quyển và ảnh hưởng của sự khúc xạ tới vị trí các ngôi sao.
Trong nhiều năm cuối đời, Brahe quan sát nhiều về chuyển động của sao Hỏa và các hành tinh, chính các quan sát này của ông đã mở đường cho người giúp việc của ông là Johanne Kepler tìm ra 3 định luật chuyển động thiên thể.
Tycho Brahe Mất ngày 26/10/1601.

-------------------------------------------------
GIOVANNI DOMENICO CASSINI

Giovanni Domenico Cassini là một nhà thiên văn học người Italia người đã gắn tên tuổi mình với phát mình nổi tiếng nhất nhất "Vùng Cassini", là những lỗ hổng trong Vành sáng sao Thổ (Cassini Division, the main gap in the ring of Starun). Cassini là một nhà quan sát tài giỏi người đã khám phá ra 4 vệ tinh của sao Thổ, và đã đành 15 năm để quan sát 4 vệ tinh Galilei của sao Mộc là Io, Europa, Ganymede và Callisto. Ông cũng tạo ra phép đo khoảng cách tự sao Hỏa toi Trái đất, điều đó cũng có nghĩa là những khoảng cách khác trong hệ Mật Trời cũng có thể được tính toán một cách chính xác.
- Cassini sinh ngày 8 tháng 6 năm 1625 tại Perinaldo gan Nice, một phần cuộc đời sống ở Italia những phần lớn cuộc đời con lại sống ở Pháp. Ông sớm được bước vào giáo dục ở Vallenbone va Genoa ở Italia, ở đó, ông đã thế hiện tại năng đặc biệt trong thiên văn học và toán học.
- 1644: Ông trở thành người hỗ trợ kỹ thuật cho đài quan sát thien vẫn ở Panzona, gan Bologna, Italia.
- 1650: Trở thành giáo sư trường đại học Bologna.
- 1652: Cassini bắt đầu loạt quan sát sao Mộc và 4 vệ tinh Galilean của nó. Trong 15 năm đó ông đã đưa ra được lịch quan sát kha chính xác và đáng tin cậy.
- 1662: Xuất bản những ý kiến của ông về sự quan sát Mặt Trời.
- 1664-1667: Thời gian chủ yếu của ông là quan sát sao Kim, sao Hỏa và sao Mộc trong sự cố gắng đưa ra chu kỳ tự quay của chúng (là khoảng thời gian cần thiết để một hành tính từ quay quanh nó, hiện giờ ước lượng là 243. 01 ngay doi voi sao Kim, 24h37' doi voi sao Hoả va 9h55' đối với sao Mộc.
- 1669: Được bầu tôi hiệp hội khoa học Hoàng gia và được nhà vua Pháp là Louis XIV mời tới Paris. Ông trở thành nhà lãnh đạo đầu tiên của tổ chức quan sát Paris (ông làm việc ở đây cho tôi lúc mất). Ông trở thành công dân Pháp và không quay lại Italia nữa.
- 1671: Phát hiện ra vệ tinh của sao Thổ và sau đó đặt tên là Iapetus.
- 1672: Thời gian quan sát sao Hỏa giúp ông phát xác định được khoảng cách từ sao Hỏa đến Mặt Trời. Cassini quan sát từ Paris, và nhà thiên văn cộng sự quan sát từ Cayenne, Pháp và Guiana, Nam Mỹ. Khoảng cách tự sao Hỏa tới Trái đất của ông cũng giúp cho ông suy luận ra những khoảng cách khác trong hệ Mặt Trời. Ông cũng phát hiện ra vệ tinh của sao Mộc, đặt tên là Rhea (theo thần thoại là Mẹ của thần Zeus).
- 1975: Phát hiện ra một lỗ hổng lớn Vành sáng sao Mộc, hiện giờ được biết đến như "Vùng Cassini". Ông cũng đưa ra giả thuyết rằng chuỗi sao mộc được tạo ra bởi một số lượng lớn nhưng vệ tinh nhỏ xung quanh.
- 1679: 8 năm quan sát bề mặt Mật Trăng đã được tạo thành một bản khác bề mặt Mặt Trăng và đuoc trưng bày ở Viện Nghiên cứu Pháp.
- 1683: quan sát ánh sáng hoàng đạo ( là vết sang chói không xác định ở trên quỹ đạo của trái đất tạo bởi ánh sáng mặt trời phân xạ lên đám bụi còn lại của những sự va chạm của các vì sao.
- 1684: Phát hiện thêm hai vệ tinh của sao Mộc, đặt tên là Tethys (tên một nữ thần biển trong thần thoại Hy Lạp)
- 1710: Sức khoẻ của ông bị giảm sút, ông bị mù
*Cassini mất vào ngày 14 tháng 9 năm 1712

-----------------
NICOLAS COPERNICS

Nicolas Copernics (1473 - 1543) là một nhà thiên văn học xuất sắc người Ba Lan.
Copernics sinh ra tại Torun và từ năm 1491 đến năm 1494 ông học tại đại học Krakov và sau đó sang Italia học tiếp.
Năm 1504, Copernics về nước và sau đó ở tại cung điện giáo chủ ở Lidzbarc, sau đó chuyên về ở hẳn tại Fronborc.
Copernics sớm nghi ngờ mô hình địa tâm của Ptolemy sau khi nghiên cứu chi tiết thiên văn học cổ. Ông nhận thấy mô hình địa tâm của Ptolemy tuy mô tả tương đối chi tiết nhưng còn nhiều điểm vô lí và chưa được tổng quát. bằng tư duy của bản thân, Copernics đưa ra mô hình nhật tâm mang tên ông.
Trong mô hình nhật tâm của Copernics, Mặt Trời nằm tại trung tâm của vũ trụ, các hành tinh trong đó có Trái Đất chuyển động xung quanh Mặt Trời, mặt Trăng thì chuyển động quanh Trái Đất, còn các sao rất xa cố định tren Thiên Cầu.

Những nghiên cứu này của Copernics được tập hợp trong tác phẩm thiên văn học lớn nhất của ông "Về sự tự quay của Thiên cầu". Tuy nhiên do những đe dọa từ phía nhà thờ tôn giáo nên Copernics chỉ dám công bố công trình của mình vào năm 1543, năm cuối cùng của đời mình.

Ngay sau khi công bố, công trình của Copernics đã nhận được sự phản đôivà bôi nhọ của nhà thờ và nhiều tín đồ cuồng tín. Trong nhiều năm liền, mô hình nhật tâm không được thừa nhận vì những lí do này (thời gian này tại châu Âu, nhà thờ có quyền lực gần như tuyệt đối). Nhưng nghiên cứu của Copernics chỉ được xem xét và thừa nhận vào thời điểm cơ học cổ điển Newton ra đời và phát triển ở thế kỉ 17 và 18.

Những nghiên cứu của Copernics được đánh giá là những khám phá hết sức quan trọng, góp phần thay đổi nhận thức nhân loại vào thời kì đó. Đưa nhận thức của cả nhân loại thoát khỏi thời kì "đêm trường trung cổ" kéo dài 1500 năm từ thời của Aristotle và Ptolemy.
Năm 1973, nhân loại tổ chức kỉ niệm 500 năm ngày sinh Copernics và cùng năm đó, hội Thiên văn thế giới đã tổ chức đại hội lần thứ 15 tại Ba Lan để ghi nhận các cống hiến của ông cho lịch sử khoa học nhân loại.



------------------------------------------
ARTHUR STANLY EDDINGTON


Arthur Stanly Eddington sinh ngày 28/12/1882 và mất ngày 22/11/1944, được coi là một trong các nhà Thiên văn vĩ đại nhất của thế kỉ 20.
Eddington sinh tại Kendal (Anh) và tốt nghiệp đại học Cambridge năm 1905.
Từ năm 1906 đến năm 1913, ông làm trợ lí ở đài thiên văn Greenwick.
Từ năm 1913 ông nhận chức giáo sư môn Thiên văn học và làm giám đốc trung tâm Thiên văn của đại học Cambridge.
Từ năm 1921 đến năm 1923, Eddington là chủ tịch hội thiên văn Hoàng gia London, từ năm 1930 đến năm 1932 là chủ tịch hội vật lí London. Từ năm 1938 đến khi qua đời vào năm 1944, ông là chủ tịch hội Thiên văn Quốc tế, ngoài ra còn nhiều chức vụ và là thành viên của nhiều tổ chức khoa học trên thế giới.
Eddington có nhiều đóng góp trong ngành Thiên văn học với nhiều nghiên cứu như : cấu tạo bên trong các sao, khí quyển các sao, vật chất giữa các sao và chuyển động tương đối của các sao trong Thiền hà.
Ông đã sáng tạo ra lí thuyết ma trận để biểu diễn các hàm sóng
Eddington là một trong những người đầu tiên trên thế giới nhận thức được chi tiết nội dung, tính chất cũng như tầm quan trọng của Thuyết tương đối Einstein.
Lí thuyết tương đối rộng của Einstein đã tiên đoán rằng trường hấp dẫn quanh một vật thể lớn (ví dụ điển hình là một ngôi sao) sẽ làm cong không - thời gian xung quanh nó và sẽ làm ánh sáng khi đi qua bị lệch về phía trong ngôi sao.
Năm 1919, Eddington đã dẫn đầu một đoàn thám hiểm đến đảo Principe để kiểm chứng sự kiện này qua việc hiẹn tượng nhật thực toàn phần xảy ra và thấy rõ nhất ở địa điểm này. Các quan sát của Eddington đã cho ra các kết quả hoàn toàn phù hợp với các tính toán trên lí thuyết của Einstein. Đây là một bằng chứng quan trong, góp phần rất lớn cho việc chứng minh sự đúng đắn của lí thuyết tương đối.
Eddington mất năm 1944, hội thiên văn Hoàng gia London đã lấy tên ông để đặt tên cho huy chương tặng thưởng hàng năm cho các công trình về Thiên văn, vật lí.

-------------------------------
ALBERT EINSTEIN

Albert Einstein sinh ngày 14/3/1879. Einstein là một trong những nhà vật lí lí thuyết xuất sắc nhất của mọi thời đại, người góp phần thay đổi phần lớn hoàn toàn nhận thức của nhân loại về không gian, thời gian và về chuyển động.
Einstein sinh ra tại Đức, năm 1900 ông tốt nghiệp đại học bách khoa Zurich (Thụy Sĩ)
Từ năm 1902 đến 1909, Einstein làm việc tại phòng cấp bằng sáng chế tại Bern. Đây chính là khoảng thời gian thành công nhất trong sự nghiệp nghiên cứu của Einstein. Trong năm 1905, ông đồng thời công bố các công trình của mình về thuyết tương đối hẹp, lí thuyết lượng tử của ánh sáng và lí thuyết về chuyển động Brown.
Nhờ những công trình này, năm 1909, Einstein được mời làm giáo sư tại trường bách khoa Zurich.
Từ năm 1914 đến năm 1933, ông là giáo sư tại đại học bách khoa Berlin và là giám đốc viện vật lí ở đây.
Chính tronmg thời gian đầu làm việc tại bách khoa Berlin, Einstein đã hoàn thành những nghiên cứu của mình về lí thuyết tương đối tổng quát (thuyết tương đối rộng)
Năm 1921, Einstein nhận giải Nobel về các nghiên cứu ấcc định luật quang điện.

Chủ nghĩa phát xít lên nắm quyền và dại chiến lần 2 bùng nổ, Einstein sang Mĩ làm việc và là giáo sư tại viện nghiên cứu Princeton. Trong thời gian này ông tiếp tục nghiên cứu về trường hấp dẫn và việc thống nhất hấp dẫn và các tương tác khác vào một dạng trường tổng quát. Tuy nhiên đến khi ông qua đời vào năm 1955 thì những nghiên cứu này vẫn chưa có kết quả cụ thể.

Đóng góp lớn nhất của Einstein cho Vật lí hiện đại chính là việc đưa ra lí thuyết tương đối, mở đường cho ngành cơ học tương đối tính, một ngành mũi nhọn của vật lí và Thiên văn học hiện đại. Lí thuyết tương đối ra đời đã thay đổi gần như toàn bộ nhận thức của nhân loại về chuyển động, không gian và thời gian.
Lí thuyết này cho biết rằng thời gian cũng chỉ là một trục tọa độ không gian, do đó nó cũng có tính tương đối. Và vì thế nên "mọi định luật vật lí đều như nhau với mọi người quan sát chuyển động trong mọi hệ qui chiếu bất kì"
Một hệ quả của lí thuyết này là phương trình liên hệ giữa năng lượng và khối lượng cho biết khối lượng bất kì đều có thể chuyển hóa thành năng lượng và ngược lại, chính hệ thức này đã dẫn đến sự ra đời và thử nghiệm lần đầu tiên của bom nguyên tử vào cuối đại chiến 2.

Einstein mất ngày 18/4/1955. Ông được coi là bộ não vĩ đại nhất của thế kỉ 20.

----------------------------------------
GALILEO GALILEI


Galileo Galilei sinh ngày 15/2/1564 tại Italia.
Galilei là một nhà vật lí , thiên văn xuất sắc, một trong những người có công lớn nhất trong sự phát triển của khoa học.
Ông là một trong nhưng người đầu tiên dũng cảm bảo vệ cho mô hình nhật tâm của Copernics.
Không chỉ có thế, Galilei còn là người sáng tạo ra khoa học thực nghiệm. Ngành vật lí trước Galilei và Newton được gọi là vật lí Aristotle, trong đó mọi thứ do thương đế sắp đặt, mọi vật đều là tĩnh, các định luật chỉ được phép diễn ra trên cái tĩnh đó. Do đó mà cái gì không có lực tác dụng sẽ không thể chuyển động, thả hòn đá trên con tàu đang chạy thì nó sẽ rơi lệch do trong khi nó rơi thì tàu đã chạy được một đoạn rồi.
Với Galilei thì tất cả những điều này là không hợp lí, ông đã tự mình sáng tạo ra phương pháp nghiên cứu mới như sau: "dựa trên các số liệu thực nghiệm đã được loại trừ các nhân tố phụ, cố gắng thiết lập các hệ thức toán học chính xác có tính chất định lượng giữa các tham số đặc trưng cho hiện tượng nghiên cứu, và từ đó thiết lập định luật vật lí"
Từ đó mà vật lí thực nghiệm ra đời. Cũng bằng những lập luận này mà Galilei đã đưa ra được các tiên đề mà sau này được Newton hoàn thiện trở thành định luật quán tính "mọi vật không chịu lực tác dụng sẽ bảo toàn chuyển động của mình".
Năm 1610, Galilei là người đầu tiên sáng tạo ra chiếc kính thiên văn. Nhờ có chiếc kính này, Galilei đã phát hiện ra 4 vệ tinh lớn của sao Mộc mà ngày nay chúng ta gọi là các vệ tinh Galilei. Ông cũng giải thích được sự xuất hiện của các Super Nova và tìm ra qui luật của các vết đen Mặt Trời.

Vì những nghiên cứu của mình, Galilei phải ra trước tòa án giáo hội La Mã và thề không bao giờ tiếp tục tuyên truyền các lí thuyết "chống lại Chúa" đó nữa. Tuy nhiên trong những năm cuối cuộc đời, Galilei vẫn tiếp tục các quan sát của mình, đôi mắt của ông đã lòa đi do quan sát mặt Trời quá nhiều nhưng ngay cả khi đó thì các nghiên cứu của ông vẫn không chấm dứt.

Ngày 8/1/1642, Galileo Galilei, nhà vật lí thiên văn huyền thoại vĩnh biệt biệt cuộc sống trong cảnh mù lòa và đau ốm. Nhưng những lí thuyết và những khám phá tuyệt vời của ông vẫn còn mãi được giữ lại cho nhân loại và nửa thế kỉ sau, vinh quang của những lí thuyết đó đã được biết đến nhờ một nhà vật lí ra đời đúng vào năm mất của Galilei - Isaac Newton.

-----------------------------------------
GORGE ANTONOVICH GAMOV

Gorge Antonovich Gamov là một người đóng vai trò quan trọng trong trong việc phát triển học thuyết vụ nổ BigBang, học thuyết nói về sự hình thành Vũ trụ từ một vụ nổ lớn không thể tưởng tượng được.
Gamow là một trong những người đầu tiên ủng hộ học thuyết BigBang, ông đã đưa ra những mô hình mới về sự bùng nổ khí Heli trong những giây phút đầu tiên của Vũ trụ. Ông là người đầu tiên đưa ra giả thuyết về loại sóng bước sóng cực ngắn tồn tại từ vụ nổ Big-Bang (tên gọi Background radiation), sau này đã được nhận ra bởi 2 nhà thiên văn Arno Penzias và Robert Wilson. Gamow luôn quan tâm tới sự hình thành những vì sao và năng lượng mà chúng phát ra.
Tiểu sử:
-Georgy Antonovich Gamov sinh ngày 4/3/1904 tại Ukraine, thuộc Nga. Ông đã trở lên thích thú với Thiên văn khi được tặng một chiếc kính viễn vọng vào lần sinh nhật thứ 13.
- 1922: Học Quang học và Vũ trụ tại đại học Leningrad, Nga.
- 1928: Đoạt bằng Tiến sĩ triết học (Doctor of Philosophy - PhD) và vào làm việc ở đại học Gottingen, Đức; Copenhagen ở Đan Mạch và sau là đại học Cambrihge ở Anh.
- 1931: Được bổ nhiệm làm Thạc sỹ Nghiên cứu của Viện khoa học ở Leningrad.
- 1933: Ra khỏi Liên Bang Xô-viết trong một hội nghị ở Brusels.
- 1934: Trở thành giáo sư Vật lý ở đại học George Washington, Mỹ.
- 1936: Xuất bản cuốn Tomkins ở xứ sở thần tiên. Sau Chiến tranh thế giới thứ II, ông được nhận vào làm ở UNESCO (Liên hiệp các quốc gia về vấn đề Giáo dục, Khoa học và Văn hoá - United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization).
- 1946: Ủng hộ học thuyết Big-Bang về nguồn gốc Vũ trụ.
- 1948: Cùng 2 nhà thiên văn học là Ralph Alpher (1921-) và Hans Beth (1906-) đưa ra những tính toán về lượng vật chất trong vụ nổ Big-Bang.
- 1956: Trở thành giáo sư Vật lý ở đại học Colorado, Mỹ.
- 1968: 20 tháng tám, Gamow mất tại Boulder, Colorado.

-------------------------------------------------
EDMOND HALLEY

Edmond Halley là một nhà khoa học Anh, người rất quen thuộc với chúng ta trong lĩnh vực sao chổi. Khi còn trẻ, Halley học về quỹ đạo các hành tinh và công việc đã hướng ông được nhìn thấy quỹ đạo của 24 sao chổi. Sử dụng những học thuyết mới của Isaac Newon (1643-1727), Halley đã dự đoán chính xác sao chổi xuất hiện vào 1531, 1607, 1682, 1758.
Halley sinh ngày 8 tháng 11 năm 1656 tại London. Sau đó học ở trường St. Paul's.
-Năm 1673: Vào học ở trường Queen, thuộc đại học Oxford, nhưng ông đã rời trường trước khi hoàn thành khoá học.
-Năm 1676: Tháng 11, Halley tới đảo St. Helena ở Nam đại tây dương, bắt đầu từ đây ông đã vẽ bản đồ sao của bán cầu Nam, xuất bản thành một catalogue và bản đồ sao sau khi ông thống kê.
-Năm 1678: Quan sát thấy sao chổi trong chuyến đi tới Paris.
-Năm 1682, Halley đặt một trạm quan sát thiên văn đầu tiên của ông tại Islington, Bắc London.
-Năm 1685 Halley trở thành trợ lý thư ký của tổ chức Hoàng gia.
-Năm 1687: Thuyết phục và ngỏ lời khen Isaax Newton về công bố công trình nghiên cứu "Những nguyên tắc toán học trong khoa học tự nhiên". Công trình bao gồm những chi tiết để làm thế nào tính toán quỹ đạo của sao chổi vào năm 1680. Halley đã áp dụng phương pháp của Newton đối với những sao chổi vào năm 1680 và 1682, cuối cùng ông đã tìm ra được 24 quỹ đạo của sao chổi,
-Ngày 8 tháng giêng năm 1704, được phong làm giáo sư hình học tại trường đại học Oxford, và ông ở cương vị này cho tới khi ông mất.
-Năm 1705: Công bố công trình nghiên cứu của ông về sao chổi và những tiên đoán về sự quay trở lại của một ngôi sao chổi vào năm 1758, sau này để tưởng nhớ đến những đóng góp của ông, sao chổi được ông quan sát và dự đoán đã được đặt tên là sao chổi Halley (sao chổi nổi tiếng nhất mà chúng ta từng biết)
*Halley mất tại Greenwich ngày 14 tháng 1 năm 1742

------------------------------------------------
STEPHEN WILLIAM HAWKING

Stephen William Hawking sinh ngày 8 tháng 1 năm 1942 tại tỉnh Oxford Anh quốc. Ông lớn lên trong gia đình trí thức. Cha là nhà vật lý, mẹ ông trong đảng tự do.Lúc 8 tuổi, gia đình ông dọn đến St-Albans, một tỉnh nhỏ cách Luân Ðôn 20 dặm.
Ông học trường St- Albans lúc 11 tuổi và ngay lúc ấy ông đã biết trước ông muốn học Khoa học. Năm 1958 , ông 16 tuổi, đã cùng vài người bạn làm ra máy vi tính nguyên thủy mà bây giờ thực sự dùng được. Năm sau, ông được học bổng Ðại học Oxford.
Tại đây, ông quyết định học Vật lý vì trường chưa có môn toán. Năm 1962 ông được đậu hạng danh dự. Sau đó ông tiếp tục học môn Vũ trụ học tại Ðại học Cambridge nơi đó ông dạy Toán (năm 1974 lúc 32 tuổi, như Newton cách đó 300 năm) và bắt đầu những công trình trên những định luật cai trị Vũ trụ. Ông hướng những công trình của ông vào sự nghiên cứu các Lỗ Ðen. Ông là người đầu tiên giải thích tính chất của Lỗ Ðen.
Ông được bằng tiến sĩ, nhưng bất hạnh thay, năm 21 tuổi, ông cảm nhận những triệu chứng đầu tiên gây ra bởi chứng teo cơ. Sau đó ông mất dần khả năng sử dụng tiếng nói và đồng thời các cơ yếu dần. Các y sĩ tưởng ông chết sớm. Mặc dù dự đoán không được vui vẻ về tuổi thọ của ông, năm nay ông đã 60 tuổi, có 3 con và 1 cháu. Vì ông bị liệt nên liên lạc bằng hệ thống vi tính bằng cách dùng một ngón tay bấm vào những chữ đã soạn sẵn. Một câu của ông là thành quả của sự suy nghĩ. Ông đã in 3 quyển sách rất được phổ biến, A Brief History of Time, là sách bán chạy nhất của ông, Black Holes và Baby Universes. Gần đây năm 2001 có quyển The Universe in a Nutshell.
Mặc dù bị liệt nặng, ông đã cho ra những công trình nghiên cứu và lý thuyết được toàn thế giới công nhận và kính phục.
Với cuốn sách "The Universe in a Nutshell", tháng 6 năm 2002 ông nhận được giải thưởng The Aventis Prize - một trong những giải uy tín nhất thế giới cho các ấn phẩm khoa học. Giải thưởng trị giá 10.000 bảng Anh.

Bạn đọc Việt Nam có lẽ biết nhiều đến Hawking qua 2 cuốn sách Lược sử thời gian (A Brief History of Time) và Vũ trụ trong 1 hạt dẻ (The Universe in a Nutshell) đã được xuất bản trong vài năm gần đây!
-----------------------------------------------
JOHANNE KEPLER

Johanne Kepler (1571 - 1630) là một nhà Thiên văn nổi tiếng người Đức.
Sinh ra trong một gia đình nghèo, tuy nhiên niềm say mê Thiên văn đã dẫn ông đến học tại học viện Tiubinghen.
Năm 1593, Kepler tốt nghiệp học viện loại xuất sắc và trở thành giáo sư trung học về Toán và Triết học.
Từ năm 1594, Kepler bắt đầu giảng về Thiên văn và luôn là người ủng hộ mô hình nhật tâm của Nicolas Copernics.
Năm 1600, Kepler đến Praha làm việc với Tycho Brahe khi đó là một nhà Thiên văn rất nổi tiếng. Năm 1601, Brahe mất và Kepler tiếp tục các nghiên cứu do Brahe để lại.
Các nghiên cứu và quan sát của Brahe về chuyển động của sao Hỏa đã giúp Kepler đưa ra 3 định luật chuyển động hành tinh, đặt nền móng đầu tiên cho môn cơ học Thiên thể.
3 định luật của Kepler được ra đời vào các khoảng thời gian khác nhau, tạm được phát biểu như sau:
1- Các hành tinh chuyển động trên các quĩ đạo elip mà Mặt Trời nằm tại 1 trong 2 tiêu điểm của elip đó
2- Bán kính vecto của quĩ đạo hành tinh quét những diện tích bằng nhau trong những khoảng thời gian bằng nhau
3- Bình phương chu kì chuyển động hành tinh tỷ lệ với lập phương của bán trục lớn quĩ đạo.

Các định luật này của Kepler cho phép xác định chính xác chu kì, quĩ đạo và vị trí của hành tinh, có thể coi đây là các định luật cơ bản đặt nền móng cho cơ học Thiên thẻ và Kepler chính là cha đẻ của bộ môn này.

-------------------------------------------
ISAAC NEWTON


Isaac Newton sing ngày 25/12/1642 tại Anh (đúng vào năm mất của nhà thiên văn huyền thoại Galileo Galilei).
Newton được coi là người đặt nhưng nền móng cơ bản cho khoa học tự nhiên.
Ông là người đặt nền móng cho cơ học cổ điển bằng 3 định luật chuyển động mang tên ông.
Newton cũng là người đầu tiên nghiên cứu về hấp dẫn và cho ra đời định luật vạn vật hấp dẫn, nghiên cứu về sự tán sắc của ánh sáng và tìm ra bản chất các màu của ánh sáng.
đồng thời với Leibniz, Newton xây dựng nên phép tính vi phân và tích phân.
Từ năm 1669, Newton đã được cử làm giáo sư Toán tại đại học Cambridge và ông làm chức vụ này đến năm 1701
Năm 1672, ông được dề cử vào hội hoàng gia London và đến năm 1703 thì làm chủ tịch hội này.

Công trình lớn nhát Newton để lại là tác phẩm "Các nguyên lí Toán học của Triết học tự nhiên", thường được gọi là "Các nguyên lí".
Trong tác phẩm này, Newton đưa ra một hệ thống khái niệm và qui tắc toán học cho toàn bộ ngành cơ học cổ điển mang tên ông. Lấy cơ sở chính từ Định luật vạn vật hấp dẫn và 3 định luật chuyển động của mình, Newton đã đặt nền móng cho mọi nguyên lí của cơ học thời kì đó. Cũng trong tác phẩm vật lí này, ông ứng dụng các định luật của mình và lần đầu tiên giải thích chính xác qui luật chuyển động của các hành tinh trong hệ Mặt Trời. Giải thích về chuyển động và chu kì của Mặt Trăng, của các sao chổi.
Để phục vụ các nghiên cứu về Thiên văn, chính Newton đã là người đầu tiên sáng tạo ra chiếc kính thiên văn phản xạ, sử dụng một gương cầu làm vật kính thay cho thấu kính hội tụ như trong kính của Galilei để tăng độ phân giải cho hình ảnh.

Những nghiên cứu và các định luật của Newton về cơ học đã góp phần quan trọng cho thiên văn học hiện đại, trong đó có việc tìm ra 2 hành tinh của Thái Dương hệ là Hải Vương tinh và Diêm Vương tinh.

Newton mất ngày 27/3/1727, trên bia mộ của ông còn lưu lại dòng chữ ghi nhận lại tất cả nhưng gì ông đã đóng góp cho nhân loại:
"Hỡi những người quá cố, hãy vui mừng vì có niềm tự hào của nhân loại sống cùng"

Newton chính là niềm tự hào của nhân loại!

---------------------------------------------
CLAUDIUS PTOLEMY

Claudius Ptolemy (100-175) là một nhà thiên văn học ở Alaxandria, tác giả của tác phẩm kinh điển Almagest.
Almagest là tác phẩm trong đó Ptolemy đưa ra một danh mục gồm nhiều sao do ông tự thống kê, ngoài ra là một danh mục đầu tiên đầy đủ về 48 chòm sao Hi Lạp cổ đại mà ngày nay đó là 48 trong tổng số 88 chòm sao của Thiên văn học hiện đại.
Cũng trong tác phảm Almagest, Ptolemy đưa ra mô hình của mình về mô hình vũ trụ địa tâm trong đó sự chuyển động của các hành tinh được xem như là diễn ra theo đồng luân, tức là chạy theo những đường tròn và tâm của chúng theo chuyển động tròn.
Chuyển động của các hành tinh theo cách mô tả như vậy là rất phức tạp nhưng rất gần với chuyển động biểu kiến của chúng xung quanh Trái Đất. Ý tưởng này chủ yếu là của Hiparchus nhưng người ta thường gọi nó là hệ thống Ptoleme. Nói hệ thống Ptoleme có nghĩa ta hiểu đó là sự hình dung về Vũ trụ với trái đất nằm ở trung tâm, còn mặt Trăng, sao thuỷ sao Kim, Mặt trời, sao Hoả , sao Thổ, sao Mộc, và các định tinh thì quay xung quanh. Hệ thống Ptoleme rất phức tạp và rối ren đến nỗi ngay bản thân nhà Bác học đã tự thú rằng "Tự mình làm chuyển động các hành tinh cong dễ hơn là giải thích sự chuyển động của chúng " Song hệ thống đó đã cho phép ðoán trước vị trí của những hành tinh trên bầu trời. Mặc dầu có những sai lầm. Ptoleme vẫn là một nhà bác học lớn của thời xýa. Về sau hệ thống Ptoleme đã ðược Giáo hội cơ đốc chấp nhận, và nếu ai hoài nghi tính chất thật của hệ thống đó thì sẽ bị trừng phạt. Giáo hội cơ đốc đã chống lại mọi sự tự do tư tưởng. Những giám mục và tu sỹ đều thù ghét khoa học.
Tại sao học thuyết Ptoleme đã làm hài lòng giáo hội ?
Bởi vì học thuyết này có nhiều điểm phù hợp với KINH THÁNH về các câu chuyện về sự sáng tạo thế giới. Riêng về điểm trái đất hình cầu, không phù hợp với giáo hội thì họ ra lệnh cho các tín đồ phải công nhận Trái đất là phẳng. Ròng rã 13 thế kỷ hệ thống Ptoleme được công nhận là đúng. Nhưng vào giữa thế kỷ XVI lý thuyết "Nhật tâm" đã thay thế cho lý thuyết "Địa tâm" của Aristole-Ptoleme.

Dù sao thì với những đóng góp của mình trong quan sát Thiên văn và lập ra danh mục các sao, Ptolemy vẫn là một trong các nhà Thiên văn xuất sắc nhất thời cổ đại. Bản thân hệ thống vũ trụ địa tâm tuy bị lợi dụng nhưng tại thời điêm ra đời, nó cũng mô tả tương đối đúng các chuyển động cơ bản của Thiên cầu và là một mốc quan trọng trong lịch sử Thiên văn học.
Nguồn:https://thienvanvietnam.org
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top