rubi_mos2002
New member
- Xu
- 0
Tham khảo
Should Leaders Show Emotion?
The Trouble with Angry Birds in Politics
Published on August 30, 2012 by Mark van Vugt, Ph.D. in Naturally Selected
Các nhà lãnh đạo có nên bộc lộ cảm xúc của họ trước công chúng?
Khi nghĩ về cảm xúc và khả năng lãnh đạo, mọi người nhớ đến những giọt nước mắt mà Hillary Clinton khóc khi vận động tranh cử cho đảng Cộng hòa. Chúng ta nhớ đến tiếng hát và nụ cười của Obama. Và cơn giận bùng nổ gần đây của nghị viên bang Illinois, Mike Bost, đã trở thành 1 hit trên YouTube. Bộc lộ sự buồn bã hoặc tức giận của bạn trước công chúng khi bạn đang là 1 lãnh đạo có phải là 1 ý tưởng hay?
Câu trả lời ngắn gọn: nó không phải là 1 ý tưởng hay. Các nhà tâm lý đã nghiên cứu 1 loạt nét tính cách gắn liền với phong cách lãnh đạo hiệu quả, bao gồm 5 nét tính cách lớn. 1 trong số chúng là “Tâm lý bất ổn” (Neuroticism) được định nghĩa là “1 nét tính cách được đặc trưng bởi những sự bùng nổ cảm xúc, lo lắng, xung hấn”. Tất cả các nghiên cứu cho thấy nét tính cách này làm cho con người không đủ tư cách trở thành 1 nhà lãnh đạo giỏi [1]. Dù điều này không nhất thiết có nghĩa là họ không có được những công việc hàng đầu trong kinh doanh và chính trị.
Đối lập với “Tâm lý bất ổn” là sự ổn định cảm xúc (emotional stability) hóa ra là 1 trong những yếu tố dự đoán tốt nhất về khả năng lãnh đạo hiệu quả. Điều này không thực sự đáng ngạc nhiên. Chúng ta thường nhìn vào các vị lãnh đạo của chúng ta để đem lại cho chúng ta sự đảm bảo và tự tin trong những thời kỳ khủng hoảng. Do đó khi Hillary Clinton khóc trong suốt 1 bài phát biểu tranh cử tổng thống năm 2008, cảm giác chung đó là nó không giúp cho bà đạt mục tiêu.
Nỗi buồn không làm tăng sự quyến rũ của bạn như 1 nhà lãnh đạo. Còn sự tức giận thì sao? Nhìn chung, các chính trị gia bộc lộ sự tức giận cho thấy họ thiếu khả năng kiểm soát bản thân và có xu hướng bạo lực. Những người bầu cử có thể không muốn 1 người như vậy đứng đầu đất nước của họ, chắc chắn là không phải trong thời bình. Nhưng dường như có 1 nhóm những người đi theo đáp ứng tích cực trước 1 nhà lãnh đạo giận dữ. [2] Đó là những người có tính dễ chịu (agreeableness) thấp. Người tức giận bầu cho các chính trị gia tức giận.
Còn những cảm xúc tích cực thì sao? Liệu các nhà lãnh đạo có nên bộc lộ niềm vui, sự hài lòng và hạnh phúc trước công chúng? Các nhà nghiên cứu phát hiện thấy những nhà lãnh đạo bộc lộ niềm hạnh phúc làm tăng tính dễ thương, tính thân thiện của các nhà lãnh đạo và nó có thể làm tăng sự thu hút của họ đối với quần chúng (charisma). Trong 1 nghiên cứu cổ điển, các nhà khoa học chính trị đã thâu băng video những bài phát biểu từ những ứng cử viên tổng thống, bao gồm tổng thống Ronald Reagan trong những cuộc tranh cử năm 1984 [3]. Mọi người xem những đoạn băng mã hóa những biểu lộ cảm xúc của các ứng viên theo 3 cảm xúc khác biệt: (1) hạnh phúc/làm yên tâm, (2) sợ hãi/lảng tránh, và (3) tức giận/đe dọa. Các kết quả cho thấy những ứng viên nhận được sự ủng hộ nhiều hơn khi họ bộc lộ nhiều hạnh phúc/làm yên tâm. Hiệu ứng này mạnh mẽ đối với Reagan hơn Mondale. Thật thú vị, hiệu ứng này xuất hiện bất kể mọi người theo đảng chính trị nào và không quan trọng là các chính trị gia nói gì vì những băng video không có tiếng.
Vì vậy, nếu bạn muốn được xem như 1 nhà lãnh đạo hiệu quả, hãy kiểm soát những cảm xúc của bạn trước công chúng. Nếu bạn muốn bộc lộ bất kì cảm xúc bào – hãy đảm bảo rằng những người bầu cử không nhầm lẫn bạn với 1 con robot – hãy tích cực và hạnh phúc vì điều này sẽ làm tăng sự thu hút của bạn với quần chúng. Tránh những cảm xúc tiêu cực như buồn hoặc tức giận (trừ khi bạn muốn thu hút 1 đám đông tức giận). Cuối cùng, tránh bộc lộ 1 cảm xúc giả vì khán giả sẽ phát hiện được. Không gì tệ hơn là có 1 vị lãnh đạo không đáng tin – người cười khi không có điều gì thực sự đáng cười.
Tham khảo
1. Judge, T. et al. (2002). Personality and Leadership. Journal of Applied Psychology, 87, 765-780.
2. Van Kleef, G. et al. (2010). On angry leaders and agreeable followers. Psychological Science, 21, 1827-1834.
3. Sullivan, D. and Masters, R. (1988). Happy warriors. American Journal of Political Science, 32, 345-368.
Nguồn: PsychologyToday
Should Leaders Show Emotion?
The Trouble with Angry Birds in Politics
Published on August 30, 2012 by Mark van Vugt, Ph.D. in Naturally Selected
Các nhà lãnh đạo có nên bộc lộ cảm xúc của họ trước công chúng?
Khi nghĩ về cảm xúc và khả năng lãnh đạo, mọi người nhớ đến những giọt nước mắt mà Hillary Clinton khóc khi vận động tranh cử cho đảng Cộng hòa. Chúng ta nhớ đến tiếng hát và nụ cười của Obama. Và cơn giận bùng nổ gần đây của nghị viên bang Illinois, Mike Bost, đã trở thành 1 hit trên YouTube. Bộc lộ sự buồn bã hoặc tức giận của bạn trước công chúng khi bạn đang là 1 lãnh đạo có phải là 1 ý tưởng hay?
Câu trả lời ngắn gọn: nó không phải là 1 ý tưởng hay. Các nhà tâm lý đã nghiên cứu 1 loạt nét tính cách gắn liền với phong cách lãnh đạo hiệu quả, bao gồm 5 nét tính cách lớn. 1 trong số chúng là “Tâm lý bất ổn” (Neuroticism) được định nghĩa là “1 nét tính cách được đặc trưng bởi những sự bùng nổ cảm xúc, lo lắng, xung hấn”. Tất cả các nghiên cứu cho thấy nét tính cách này làm cho con người không đủ tư cách trở thành 1 nhà lãnh đạo giỏi [1]. Dù điều này không nhất thiết có nghĩa là họ không có được những công việc hàng đầu trong kinh doanh và chính trị.
Đối lập với “Tâm lý bất ổn” là sự ổn định cảm xúc (emotional stability) hóa ra là 1 trong những yếu tố dự đoán tốt nhất về khả năng lãnh đạo hiệu quả. Điều này không thực sự đáng ngạc nhiên. Chúng ta thường nhìn vào các vị lãnh đạo của chúng ta để đem lại cho chúng ta sự đảm bảo và tự tin trong những thời kỳ khủng hoảng. Do đó khi Hillary Clinton khóc trong suốt 1 bài phát biểu tranh cử tổng thống năm 2008, cảm giác chung đó là nó không giúp cho bà đạt mục tiêu.
Nỗi buồn không làm tăng sự quyến rũ của bạn như 1 nhà lãnh đạo. Còn sự tức giận thì sao? Nhìn chung, các chính trị gia bộc lộ sự tức giận cho thấy họ thiếu khả năng kiểm soát bản thân và có xu hướng bạo lực. Những người bầu cử có thể không muốn 1 người như vậy đứng đầu đất nước của họ, chắc chắn là không phải trong thời bình. Nhưng dường như có 1 nhóm những người đi theo đáp ứng tích cực trước 1 nhà lãnh đạo giận dữ. [2] Đó là những người có tính dễ chịu (agreeableness) thấp. Người tức giận bầu cho các chính trị gia tức giận.
Còn những cảm xúc tích cực thì sao? Liệu các nhà lãnh đạo có nên bộc lộ niềm vui, sự hài lòng và hạnh phúc trước công chúng? Các nhà nghiên cứu phát hiện thấy những nhà lãnh đạo bộc lộ niềm hạnh phúc làm tăng tính dễ thương, tính thân thiện của các nhà lãnh đạo và nó có thể làm tăng sự thu hút của họ đối với quần chúng (charisma). Trong 1 nghiên cứu cổ điển, các nhà khoa học chính trị đã thâu băng video những bài phát biểu từ những ứng cử viên tổng thống, bao gồm tổng thống Ronald Reagan trong những cuộc tranh cử năm 1984 [3]. Mọi người xem những đoạn băng mã hóa những biểu lộ cảm xúc của các ứng viên theo 3 cảm xúc khác biệt: (1) hạnh phúc/làm yên tâm, (2) sợ hãi/lảng tránh, và (3) tức giận/đe dọa. Các kết quả cho thấy những ứng viên nhận được sự ủng hộ nhiều hơn khi họ bộc lộ nhiều hạnh phúc/làm yên tâm. Hiệu ứng này mạnh mẽ đối với Reagan hơn Mondale. Thật thú vị, hiệu ứng này xuất hiện bất kể mọi người theo đảng chính trị nào và không quan trọng là các chính trị gia nói gì vì những băng video không có tiếng.
Vì vậy, nếu bạn muốn được xem như 1 nhà lãnh đạo hiệu quả, hãy kiểm soát những cảm xúc của bạn trước công chúng. Nếu bạn muốn bộc lộ bất kì cảm xúc bào – hãy đảm bảo rằng những người bầu cử không nhầm lẫn bạn với 1 con robot – hãy tích cực và hạnh phúc vì điều này sẽ làm tăng sự thu hút của bạn với quần chúng. Tránh những cảm xúc tiêu cực như buồn hoặc tức giận (trừ khi bạn muốn thu hút 1 đám đông tức giận). Cuối cùng, tránh bộc lộ 1 cảm xúc giả vì khán giả sẽ phát hiện được. Không gì tệ hơn là có 1 vị lãnh đạo không đáng tin – người cười khi không có điều gì thực sự đáng cười.
Tham khảo
1. Judge, T. et al. (2002). Personality and Leadership. Journal of Applied Psychology, 87, 765-780.
2. Van Kleef, G. et al. (2010). On angry leaders and agreeable followers. Psychological Science, 21, 1827-1834.
3. Sullivan, D. and Masters, R. (1988). Happy warriors. American Journal of Political Science, 32, 345-368.
Nguồn: PsychologyToday