Theo danh sách chính thức hiện nay có 25 ngôn ngữ các dân tộc thiểu số ở Việt Nam thuộc nhánh Mon-Khmer, họ Nam Á với số người sử dụng tổng cộng là 2.620.371 người (1989). Địa bàn cư trú của cư dân sử dụng các ngôn ngữ này trải từ Nam ra Bắc trên khắp lãnh thổ Việt Nam. Chính vì vậy, có thể coi họ ngôn ngữ Nam Á (cụ thể hơn là nhánh Mon-Khmer) là một họ ngôn ngữ quan trọng hiện diện ở địa bàn nước ta.
1. Nhóm Khmer
Ở Việt Nam, nhóm này có hai ngôn ngữ thuộc các dân tộc thiểu số là:
Tiếng Khmer (Nam Bộ)
Tiếng Rơmăm (Sa Thầy – Kon Tum)
Cả hai tiếng này cũng có mặt ở Campuchia và Lào
2. Nhóm Bahnar
Đây là nhóm ngôn ngữ thuộc nhánh Mon-Khmer có nhiều ngôn ngữ thành phần nhất ở Việt Nam. Ngôn ngữ các dân tộc thiểu số ở Việt Nam thuộc nhóm Bahnar được chia thành hai tiểu nhóm là:
2.1. Tiểu nhóm Bahnar Nam, gồm:
1. Tiếng Kơ Ho 3. Tiếng Xtiêng
2. Tiếng Mnông 4. Tiếng Mạ 5. Tiếng Chơ Ro
Cư dân nói các tiếng này cư trú ở các tỉnh Nam cao nguyên Trung Bộ và vùng Đông Nam Bộ, và họ cũng có mặt ở lãnh thổ Campuchia. Lãnh thổ của tiểu nhóm này bị lãnh thổ của các cư dân nói tiếng Nam Đảo xen kẽ khiến nó tách rời với lãnh thổ của tiểu nhóm Bahnar Bắc.
2.2. Tiểu nhóm Bahnar Bắc, gồm:
1. Tiếng Ba Na 3. Tiếng Hrê 5. Tiếng Co
2. Tiếng Xơ Đăng 4. Tiếng Gié Triêng 6. Tiếng Brâu
Các ngôn ngữ này phân bố trên lãnh thổ các tỉnh phía Bắc cao nguyên Trung Bộ, Lào và Campuchia. Trong các ngôn ngữ này, tiếng Ba Na có số người nói đông nhất (136.859 người – năm 1989), và tiếng Brâu có số người nói ít nhất (231 người).
3. Nhóm Katu
Ở về phía Bắc nhóm Bahnar, nhóm Katu có các ngôn ngữ sau là ngôn ngữ các dân tộc thiểu số ở Việt Nam:
1. Tiếng Bru-Vân Kiều 2. Tiếng Cơ Tu 3. Tiếng Tà Ôi
4. Nhóm Việt Mường
Ngoài tiếng Việt, nhóm này còn có các ngôn ngữ sau:
1. Tiếng Mường 2. Tiếng Thổ 3. Tiếng Chứt
Tuy nhiên, trong tình hình nghiên cứu hiện nay, tiếng Thổ có thể ba gồm: tiếng Cuối, tiếng Poọng; và tiếng Chứt có thể bao gồm: tiếng Chứt, tiếng Arem, tiếng Mã Liềng.
5. Nhóm Khmú
Các ngôn ngữ thành viên của nhóm này ở Việt Nam cư trú chủ yếu ở Thanh Hoá, Nghệ An và Tây Bắc Bắc Bộ. Bao gồm:
1. Tiếng Khơ Mú 2. Tiếng Xinh Mun
3. Tiếng Kháng 4. Tiếng Mảng 5. Tiếng Ơ Đu
So với các ngôn ngữ thuộc nhánh Mon-Khmer ở Việt Nam, các ngôn ngữ thuộc nhóm Khmú cư trú về phía Bắc hơn cả. Địa bàn cư trú của các ngôn ngữ thuộc nhóm này lại đan xen với các ngôn ngữ không cùng họ hàng.
Nguồn: e-tiengviet.com
1. Nhóm Khmer
Ở Việt Nam, nhóm này có hai ngôn ngữ thuộc các dân tộc thiểu số là:
Tiếng Khmer (Nam Bộ)
Tiếng Rơmăm (Sa Thầy – Kon Tum)
Cả hai tiếng này cũng có mặt ở Campuchia và Lào
2. Nhóm Bahnar
Đây là nhóm ngôn ngữ thuộc nhánh Mon-Khmer có nhiều ngôn ngữ thành phần nhất ở Việt Nam. Ngôn ngữ các dân tộc thiểu số ở Việt Nam thuộc nhóm Bahnar được chia thành hai tiểu nhóm là:
2.1. Tiểu nhóm Bahnar Nam, gồm:
1. Tiếng Kơ Ho 3. Tiếng Xtiêng
2. Tiếng Mnông 4. Tiếng Mạ 5. Tiếng Chơ Ro
Cư dân nói các tiếng này cư trú ở các tỉnh Nam cao nguyên Trung Bộ và vùng Đông Nam Bộ, và họ cũng có mặt ở lãnh thổ Campuchia. Lãnh thổ của tiểu nhóm này bị lãnh thổ của các cư dân nói tiếng Nam Đảo xen kẽ khiến nó tách rời với lãnh thổ của tiểu nhóm Bahnar Bắc.
2.2. Tiểu nhóm Bahnar Bắc, gồm:
1. Tiếng Ba Na 3. Tiếng Hrê 5. Tiếng Co
2. Tiếng Xơ Đăng 4. Tiếng Gié Triêng 6. Tiếng Brâu
Các ngôn ngữ này phân bố trên lãnh thổ các tỉnh phía Bắc cao nguyên Trung Bộ, Lào và Campuchia. Trong các ngôn ngữ này, tiếng Ba Na có số người nói đông nhất (136.859 người – năm 1989), và tiếng Brâu có số người nói ít nhất (231 người).
3. Nhóm Katu
Ở về phía Bắc nhóm Bahnar, nhóm Katu có các ngôn ngữ sau là ngôn ngữ các dân tộc thiểu số ở Việt Nam:
1. Tiếng Bru-Vân Kiều 2. Tiếng Cơ Tu 3. Tiếng Tà Ôi
4. Nhóm Việt Mường
Ngoài tiếng Việt, nhóm này còn có các ngôn ngữ sau:
1. Tiếng Mường 2. Tiếng Thổ 3. Tiếng Chứt
Tuy nhiên, trong tình hình nghiên cứu hiện nay, tiếng Thổ có thể ba gồm: tiếng Cuối, tiếng Poọng; và tiếng Chứt có thể bao gồm: tiếng Chứt, tiếng Arem, tiếng Mã Liềng.
5. Nhóm Khmú
Các ngôn ngữ thành viên của nhóm này ở Việt Nam cư trú chủ yếu ở Thanh Hoá, Nghệ An và Tây Bắc Bắc Bộ. Bao gồm:
1. Tiếng Khơ Mú 2. Tiếng Xinh Mun
3. Tiếng Kháng 4. Tiếng Mảng 5. Tiếng Ơ Đu
So với các ngôn ngữ thuộc nhánh Mon-Khmer ở Việt Nam, các ngôn ngữ thuộc nhóm Khmú cư trú về phía Bắc hơn cả. Địa bàn cư trú của các ngôn ngữ thuộc nhóm này lại đan xen với các ngôn ngữ không cùng họ hàng.
Nguồn: e-tiengviet.com